Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Thanh - Thư ngỏ gửi bác Kami về vì sao tôi phải yêu nước lén lút

Thanh

Kính gởi Ban Biên Tập Dân Luận và kính thưa bác Kami,

Trong hơn hai tuần lễ, tôi không biết tại sao mà ở khu nhà tôi, không có cách nào vào được trang Dân Luận, mặc dù tôi đã làm hết cách mà bạn bè chỉ để qua tường lửa. Tôi đi nơi khác thì vào được. Khi vào được, tôi đọc được bài của bác Kami. tôi không biết bác Kami bao nhiêu tuổi, nhưng qua bài viết thì tôi đoán là bác Kami phải lớn tuổi, mới viết được bài hay như vậy, nên tôi xin phép được gọi là bác. Tôi muốn qua mấy dòng này để nói với bác Kami vài lời và xin bác bỏ qua nếu tui có nói điều chi không phải.

Bác Kami thắc mắc là tại sao những người Việt Nam viết HS.TS.VN như tôi lại không dám viết công khai giữa thanh thiên bạch nhật, không dám viết đầy đủ nguyên câu khẩu hiệu "Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" mà chỉ dám viết "trộm" và viết tắt cho nhanh vì sợ bị bắt.

Bác Kami nói sợ bị bắt là đúng một phần. Nhưng cái đáng sợ hơn không phải là bị bắt, mà là bị chiếu tướng suốt đời, suốt kiếp, không sao ngoi lên được. Mà sự chiếu tướng này không chỉ có mình, mà còn những người khác như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em. Đó mới là cái ám ảnh lớn nhất của người Việt Nam mình. Tôi có một trường hợp để kể về cái này. tôi có thằng em bà con. Thằng này học hành đàng hoàng, có bằng cấp và ra đi làm lương cũng cao. Nhưng vào năm 2008, nó như tôi đều tức giận bọn Trung Quốc làm huyện Tam Sa, nó được bạn bè cho cái áo màu đen có vẻ mấy cái còng và hàng chữ "Pekin 2008". Nó nói là để phản đối Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội và tin là mặc áo này không ai dám làm gì nó, vì có vi phạm luật lệ gì đâu. Nhưng sau khi mặc chừng 1 tuần hay 10 ngày gì đó, thì công an khu vực mời nó lên nói với nó là đây là áo của bọn phản động nước ngoài, muốn gây hiềm khích giữa nước ta và Trung Quốc, khuyên nó không nên tiếp tục mặc nữa. Nó nghe vậy cũng sợ, nên lập tức cất luôn cái áo này, không dám nhơn nhơn mặc như lúc trước. Nhưng vậy mà nó có yên đâu. Chừng một tuần sau nữa, thì nó phát giác ra là nó đi đâu cũng có người kè kè theo. Rồi lại có người đến sở làm của nó hỏi về nó đủ điều. Ba má nó ở dưới quê cũng có người đến hỏi về việc làm của nó, quen ai, đi chơi với ai. Rồi chừng vài tuần sau đó, công an thành phố lại mời nó lên nói là để hợp tác làm sáng tỏ một số vụ việc. Làm sáng tỏ vụ việc gì thì không rõ, nhưng sau đó nó như con thằn lằn đứt đuôi, trốn tránh bà con, bạn bè, rồi sở làm cũng cho nó nghỉ và nó phải đi làm nơi khác. Hiện giờ thì nó đã trở lại bình thường, nhưng nó không còn là nó của năm 2008.

Tôi kể dài dòng như vậy là để bác Kami thấy tại sao những người Việt Nam như tôi cứ phải lén lút nói lên lòng yêu nước. Tôi cũng muốn làm công khai lắm chứ. Tôi cũng muốn viết rõ hàng chử "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" chứ. Nhưng bác phải thông cảm cho tôi là sự lo sợ cá nhân bị chiếu tưởng đả đành, còn thân nhân mình nữa và đây mới là sự ám ảnh lớn nhất. Vì vậy mà tôi mới phải làm âm thầm, viết tắt cho nhanh, chứ nếu cà kê viết dài, viết rõ thì chưa làm được bao lâu là bị chiếu tướng rồi. Mặc dù là viết tắt, nhưng tôi tin là người nào xem cũng hiểu. Mới đây, khi tôi làm ở trước cửa trường Chu Văn An ở quận 5. Hai hôm sau trở lại thì thấy chữ "HS.TS.VN" còn nguyên. Tôi lân la nói chuyện với đám học sinh đang đứng ngó mấy chữ này và hỏi là gì, thì có mấy đứa nói liền "thì là Hoàng sa Trường sa Việt nam đó". Tôi thấy tụi nó không có vẻ ngạc nhiên, hình như là đã biết mấy chữ viết tắt này từ trước. Người Việt nam chúng ta nhạy lắm. Chỉ nhá một cái là họ hiểu liền. Do đó, xin bác Kami đừng trách sao tôi viết tắt, mà nên khuyến khích càng nhiều người viết trên tường, trên sách báo, trên mọi phương tiện, thì càng tốt. Vì không lẽ chính quyền chiếu tướng hết cả nước sao, nếu cả nước cùng viết?

Tôi tuy vẫn sợ, nhưng vẫn muốn tiếp tục làm. Tôi xin gởi ban biên tâp mấy tấm hình chụp hành động yêu nước lén lút của tôi trong hơn 2 tuần qua. Viết tới đây, tôi muốn khóc. Yêu nước mà lại lén lút sao trời? Nhưng đành vậy chứ sao, vì tôi biết nếu mình có bị gì, thì sẽ không ai giúp được. Thôi đành nuốt hận yêu nước lén lút vậy.
Thanh






Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

Đừng Nghe Những Gì Việt cộng Nói, Mà Hãy Nhìn Kỹ Những Gì Việt cộng Làm

Ngày nay, mỗi năm Việt Nam ngồi không thu lợi:

- 500.000 Việt Kiều về nước & mỗi ngưòi mang theo trung bình 2.000USD = 10 tỷ đô la Mỹ.

- Người Việt hải ngoại gửi về nước 8 tỷ Mỹ kim thống kê được, nếu kể thêm số không thống kê được ít nhất 2 tỷ nữa, chúng ta có con số tròn 10 tỷ Mỹ kim.

- Mỗi năm Việt Nam nhận các khoản viện trợ nước ngoài và LHQ trên 3 tỷ Mỹ kim.

Tổng cộng gần 25 tỷ đô la.

Miền Nam Việt Nam (MNVN) trước 1975, không có sản xuất quan trọng, không mỏ dầu, chỉ nhận trung bình 700 triệu Mỹ kim một năm nuôi 17 triệu người và gồng gánh bộ máy chiến tranh. Trung bình 42USD/người /năm.

Thế nhưng, MNVN là con rồng Đông Nam Á.

Trường học MNVN từ mẫu giáo đến Đại học đều được hưởng quy chế miễn học phí.

Người bệnh vào bệnh viện từ xã phường đến trung ương đều được miễn phí.

Thiên tai năm nào cũng có nhưng cả nước đùm bọc lấy nhau. MNVN không cần ngửa tay xin tiền ngoại quốc.

Ngày nay không cần làm gì mỗi năm Việt Nam vẫn nhận đều khoảng 25 tỷ đô la. Tính trung bình 287USD/người /năm.

Thế nhưng học sinh mẫu giáo đến đại học đều đóng học phí cắt cổ.

Bệnh viện từ xã đến trung ương đều thu lệ phí rất cao. Dù cấp cứu, không tiền không được nhập viện.

Từ 1989 đến nay đã 20 năm nay, VN vẫn lẽo đẽo phía sau các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á.

Tụt hậu 35 năm so với VNCH năm 1975.

Việt Nam ngày nay ở vào thời đại WTO, thời đại mở cửa, không còn là thời đại thời bao cấp, ngăn sông cấm chợ thuở trước 1989. Trước 1989 việc cứu trợ thiên tai tại VN là việc cần. Sau thời đại mở cửa 20 năm nay, VN phát triển vượt bực. Nhũng người về VN đều thấy việc hàng quán đầy đường, người xe kín lối, nhà chọc trời đầy dẫy, tất cả các nhà hàng đều đông nghẹt, khách sạn giá quốc tế, địa ốc ngang tầm hay mắc hơn cả Tokyo, Sydney, Whasington DC, ....

Mọi người đều biết triệu phú USD ở Việt Nam nhiều hơn triệu phú trong Cộng đồng người Việt Hải ngoại..

Số tiền trong nước đổ ra nước ngoài mỗi năm rất lớn đều tuông vào các ngân hàng và các trương mục tư bản đỏ.



Do vậy việc cứu trợ và từ thiện Việt Nam đã đến lúc cần được xét lại một cách đúng mức.

Giúp đỡ thương phế binh VNCH bị bỏ rơi tại VN là cần.

Giúp đỡ những cơn bệnh hiểm nghèo VN không có phương tiện chữa trị là không thể bỏ.

Giúp đỡ những trường hợp cá biệt là cần.

Giúp đỡ những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân và dân quyền là không thể thiếu.



Tuy nhiên việc tổ chức thành những phong trào rầm rộ dưới hình thức từ thiện mang tiền về nước cống nạp cho CSVN là chuyện phải chống vì vi phạm luật lệ VN và không phục vụ lợi ích đích thực của cộng đồng hải ngoại. Luật lệ CHXHVN ghi rõ không tổ chức nào trong nước và ngoài được phân phối tiền cứu trợ tại Việt Nam ngoại trừ cơ quan Cứu trợ có thẩm quyền từ Trung Ương tới địa phương do Mặt Trận Tổ quốc lãnh đạo

(Thông tư số 72/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính & Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 của Chính phủ).

Những tổ chức vận động lạc quyên hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn mà nói rằng có thể mang về mua quà cứu trợ trao tận tay nạn nhân hết số tiền này, đó là vấn đề cần đưọc các tổ chức khác nhau trong Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại nghiên cứu và tìm hiểu thích đáng.

Thay vì mang tiền về! Chúng ta chỉ giải quyết ngọn mà không giải quyết gốc.

Tại sao chúng ta không vận động chính phủ, vận động các nhà hảo tâm, vận động các nhà tư bản đỏ trong nước để họ tự đùm bọc giúp đỡ nhau?

Tại sao không vận động chính phủ tổ chức cứu trợ đúng mức cho nạn nhân trong nước?

Việc cứu trợ có thể giải quyết thỏa đáng bằng quy hoạch của chính phủ chứ không bằng các vận động ồn ào bòn rút của cải hải ngoại. VN trước 1975 không cần xin hải ngoại như hiện nay để giải quyết thiên tai, thế nhưng người dân vẫn no ấm và “phồn vinh giả tạo”.

35 năm qua chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào ruột thịt của mình tại hải ngoại và cho tổ quốc mới của chúng ta.

Đừng nên quá ôm đồm.

Cộng đồng VN hải ngoại còn nhiều người “mù vi tính”. VN sắp sang giai đoạn xoá mù vi tính.

Cộng đồng VN hải ngoại chưa dám mơ mọi người tốt nghiệp cử nhân. VN đã tính chuyện mọi nhân viên Bộ Sở trung ương từ quét dọn trở lên phải đạt bằng Tiến Sĩ.

Cộng đồng VN hải ngoại đang trên đà tụt hậu so với sự tiến bộ vượt bực trong nước.


Chúng ta đã giúp VN từ 1975 đến nay.

35 năm cũng đã quá tròn tình nghĩa đối với người đã đưa tiễn chúng ta khi ra đi bằng đại liên trực xạ và trìu mến gọi ta bằng “ngụy quân, ngụy quyền, ham mê bơ thừa sữa cặn của đế quốc, chây lười lao động, vượt biên phản quốc, ...”

Đã qua thời 20 năm mở cửa (1989 – 2010).

Chúng ta đã làm đủ mọi thứ cho Việt Nam .

Xây cầu. Cất trường. Nuôi dạy trẻ mồ côi. Nuôi dưỡng người tàn tật. Giúp đỡ người nghèo, người bệnh. Xây chùa, nhà thờ, ...

Thời gian 35 năm qua Bộ Thương Binh Xã hội VN đã báo cáo nhiều thành tích tốt mà không cần động đến móng tay và không cần quan tâm chăm sóc phúc lợi người dân trong nước vì ... mọi thứ đã có “bò sữa” hải ngoại chăm lo. Thời gian qua đảng Cộng Sản Việt Nam bồi dưỡng sức mình tung Nghị Quyết 36, cán bộ, đảng viên, tu sĩ vào Cộng đồng hải ngoại (CĐHN) để rồi ngày nay CĐHN đang dần dần tan ra từng mảnh. Đổi khách thành chủ. CSVN đang dần nắm ưu thế trong nhiều lãnh vực tại căn cứ địa vững chắc của chúng ta.

Nếu không khéo, chỉ mươi năm sau, chúng ta không còn con đường để vượt biên lần thứ hai!

Nhìn chung, theo quan điểm những nhà “pro-VietNam” hiện chúng ta còn hai việc lớn chúng ta chưa làm.

Một là dồn sức hải ngoại về VN, mỗi ngày hốt rác từ Bắc vào Nam để tư bản đỏ và cán bộ đảng viên mỗi chiều bia rượu cho thơm miệng.

Hai là tiếp tay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dâng nốt mảnh đất còn lại cho Hán triều để tổ quốc Việt Nam thêm một lần nữa nghìn năm nô lệ giặc Tàu.


o0o

35 năm qua đã đủ dài để chúng ta nên nhìn lại, phản tỉnh.

Chúng ta không nên ôm đồm làm thay mà cần nên giao trách nhiệm chăm sóc phúc lợi xã hội trong nước cho Đảng và Chính phủ “bách chiến bách thắng” của Việt Nam làm tròn sứ mạng của mình đối với đất nước và dân tộc mà họ muốn dành độc quyền cai trị.

Chúng ta cần làm tốt hơn vai trò đòn bẩy để giúp VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường mở cửa, hội nhập WTO và hội nhập trào lưu tự do - dân chủ - nhân quyền đang rộ nở trên mọi ngỏ ngách của địa cầu ngõ hầu cứu thoát Việt Nam một tai họa nghìn năm bắc thuộc lần thứ hai và chúng ta cũng không phải vượt biên thêm một lần nữa từ hải ngoại.


*****

Những tổ chức từ thiện muốn giúp đỡ thiên tai tại VN cần đọc



Bây giờ, chỉ cần ngồi vài hôm ở những quán cà phê hộp và lê la một số vũ trường thuộc loại “top” của thành phố, không khó gì để tìm “cậu ấm, cô chiêu”. Dấu hiệu dễ nhận ra họ nhất là những chiếc xe đời mới mắc tiền…

Thấy tôi chạy chiếc Wave “Tàu” mà lại mang biển số tỉnh đến tìm Vũ, người quản gia của một căn biệt thự ở Thảo Điền quận 2 nghi ngờ: “Tìm cậu Vũ làm gì? Mà tôi đâu thấy cậu trong nhóm bạn của cậu Vũ hay đến đây chơi!”. Vừa may, Vũ từ trong nhà bước ra. Dẹp chiếc Wave “Tàu” của tôi vào một góc khuất trong ga ra, Vũ mời tôi lên chiếc Mercedes C180K Classic…





Chiếc xe lướt êm ái qua cầu Sài Gòn, thẳng đến quán cà phê M.T.V ở đường Võ Văn Tần. Phía lề đường đã có một chiếc “bi”, một chiếc “cam” và một dãy Honda ...

Bên ly cà phê sóng sánh bọt vàng, Vũ cho biết: “Dân chơi nửa vời là những “cậu” chạy Dylan… Còn dân chơi thứ thiệt phải chơi “mẹc” là xe Mercedes, “bi” là xe BMW, “cam” là Camry để… sáng uống cà phê, tối vũ trường hoặc “bay đêm”.



Ngồi ở bàn kế bên là chủ nhân của chiếc BMW, một thanh niên khá trẻ, trang phục cũng khá đơn giản: quần jeans hiệu Levis và chiếc áo thun Polo… , chưa tính đôi giày thể thao Nike không đụng hàng. Chiếc xe đậu ngoài kia là của bà mẹ tặng cho khi bước qua tuổi 22. Vũ và người thanh niên này cũng chẳng mấy xa lạ nhau, hai người đã có vài lần “thử xe” Sài Gòn-Vũng Tàu trong những ngày cuối tuần, ai thua thì chịu tất cả chi phí cho chuyến vui chơi hai ngày một đêm của cả nhóm, gồm tiền khách sạn, ăn hải sản, uống rượu Tây và vào vũ trường “đập phá” cho đúng hiệu dân Sài Gòn ra chơi.



Nhiều lần theo chân Vũ ngồi các quán cà phê, bar… tôi nhận thấy các quý tử chơi ô tô giá bạc tỷ luôn nhận được sự ngưỡng mộ từ các “cậu ấm, cô chiêu” chuyên “ngồi đồng” ở quán cà phê và mấy cô gái phục vụ.

Em là... của chung


Tiền không thiếu, chi toàn “vé” (tờ 100 USD), xe loại đắt tiền hàng đầu, lại là “tỷ phú thời gian”… thế nhưng với các quý tử, tìm một cô gái để thương yêu thật lòng là việc mệt mỏi nhất… Vì vậy, họ chọn “tình cho không, biếu không” cho khỏe chuyện.



Nhưng trước hết, để “lấy lòng” mấy em, quý tử phải thể hiện đẳng cấp qua cách “mua và uống” rượu. Như tại vũ trường P.Đ vào tối cuối tuần vừa qua, dân chơi cứ ngớ người ra khi có một “cậu ấm” vào chìa ra ba thẻ giữ rượu, nhìn qua thấy tất cả là phiếu giữ rượu loại Johnnie Walker loại Blue label. Ba chai này trong vũ trường ngốn gần chục triệu đồng để mời bạn bè.

Người thanh niên sở hữu những chai rượu này chứng tỏ sự sành điệu: “Chưa đến “chục vé”, có gì đâu mà nghĩ ngợi…!”. Có vé rượu gởi ở vũ trường, quán bar… mới là cách chơi của quý tử, và rượu gởi phải là cỡ Johnnie Walker Blue label, X.O Camus… chứ vào mà gọi ly để uống thì chỉ dành cho những “tay chơi”… thường ...


Một quý tử nhà ở quận 5, là con trai của một gia đình mấy đời buôn bán vàng trong khu Chợ Lớn, lý luận: “Cua” mấy em nhà lành mệt lắm ông à, các cô lại không thể bay đêm, ngủ ngày như mình; lại phải xin trước, hẹn sau mỗi khi đi đâu đó… đó là chưa kể đến “tác phong” quá nghiêm túc trong ăn mặc, đi đứng. Cho nên muốn vui “tới bến” thì tránh mấy em này ra là khỏe nhất.

Song với các quý tử, cuộc chơi mà không có vài em theo cùng thì đã như mất đi một phần của “hương vị”, cho nên “điểm nhắm” của các quý tử là những cô gái mê xe xịn, “vé xanh”…, là những cô gái làm phục vụ, tiếp tân ở các quán bar, vũ trường. N., một cô gái ở quán bar N.O, cho biết: “Thích thì đi chơi, không thích thì đi với người khác. Không có chuyện ghen tuông, hờn giận… chỉ có “nhiệm vụ” hết mình với cuộc chơi, hồi kết lại có thêm được một hai “vé”. Cho nên, không ít cô gái làm tiếp viên, phục vụ ở các quán bar, vũ trường, cà phê hộp… còn có thêm “nghề” đi chơi với các quý tử.



Trong các cuộc chơi phù phiếm này, chiến thắng thuộc về kẻ mạnh. Mạnh ở đây là quý tử nào có nhiều “vé xanh”, có xe đẹp và hào phóng “boa” khi kết thúc cuộc chơi. Cho nên mới có chuyện tranh nhau đổi xe, khoe tiền của các quý tử khi giới này đụng độ nhau. Trước đây, trong giới quý tử còn có phong trào đổi “bồ” cho nhau, đổi bằng hình thức đánh bạc, ai thắng thì được quyền chọn “bồ” của kẻ thua. Khi kết thúc một cuộc chơi, ai lại về nhà nấy như chưa có chuyện gì xảy ra. Cho nên trong giới “quý tộc” mới có câu “Em là… của chung”.



Sáng Sài Gỏn - Chiều Hà Nội

Trung, quý tử chạy chiếc BMW mà chúng tôi đã gặp trong cà phê M.T.V, tâm sự: “Chơi riết một nơi rồi cũng chán. Sài Gòn không có mùa thu như Hà Nội. Tôi mới vừa làm một chuyến sáng Sài Gòn, chiều Hà Nội”. Hôm đó, lúc Trung đang ngồi uống cà phê quán Papa Hồ Con Rùa với một cô gái mới quen, nghe cô nàng thì thầm “Hà Nội mùa này đẹp lắm…, hay mình đi chơi đi!”. Thế là Trung mua ngay vé máy bay… dông thẳng ra Hà Nội cùng người đẹp. Chuyến đó, hai ngày một đêm tốn gần chục “vé”.



Chơi kiểu “sáng Sài Gòn, chiều Hà Nội” phải kể đến Dũng “lùn” ở quận 6. Lần sinh nhật thứ 23 của Dũng lùn được tổ chức khá “xôm” vào lúc 11 giờ trưa ở một quán bar trên đường Trần Hưng Đạo, dự định đến 3 giờ chiều sẽ kéo ra thành phố dầu khí tắm biển, tối vui chơi ở đó. Nhưng trong hội có những cậu ấm “không phục” vì chơi như vậy quá thường. Vài lời qua lại, Dũng lùn liền chạy về nhà… xin hai chục “vé xanh”, nói là để “chạy” vì đụng xe. Nhóm quý tử lập tức vãn tuồng ở quán bar, tất cả cùng ra sân bay… vi vút đến Hà Nội… Chơi kiểu như Trung, Dũng lùn đang trở thành mốt trong giới quý tử.



Đất Hà thành gì cũng có miễn có tiền, nói gì đến chuyện thuê xe hơi. Cho nên với các quý tử sành điệu, ở Sài Gòn ra sao thì ra Hà Nội cũng phải vậy. Chuyện này làm tôi nhớ đến lời của Trung: “Ở đây chạy BMW quen nên ra đó chạy xe khác khó chịu lắm. Trước khi ra tôi phải gọi điện đặt thuê xe trước. Giá cả tùy theo ngày, thời điểm nhưng mất một hai “vé” cho vài ngày thì có “nghĩa địa” gì đâu mà lo”.



Sau những ngày “vi vu” trong thế giới của những quý tử, tôi lại leo lên lưng con Wave “Tàu” hòa vào dòng người chạy xe máy, xe đạp… chen nhau cho cuộc mưu sinh với nhiều điều nghĩ ngợi: Những quý tử “ăn thoải mái, chơi bạt mạng”… nhưng khó nói đó là sự vi phạm pháp luật. Chỉ còn cách mong gia đình có “quý tử” nhìn trước ngó sau với con em họ mà thôi. Còn về phía xã hội, làm gì để nâng cao nhận thức trong lớp trẻ về lối sống, chuẩn mực quả là việc rất cần làm. Các quý tử có biết, chỉ một cuộc ăn chơi của họ thôi cũng đã bằng công sức của người lao động quần quật trong nhiều năm liền…?


Dân chơi trẻ tuổi siêu giàu ở Sài Gòn


Cường đô la tên thật là Nguyễn Quốc Cường , Tổng giám đốc Công ty Phát triển nhà Quốc Cường (TPHCM) , nổi lên như một công tử ăn chơi thuộc loại bậc nhất ở Sài Gòn . Cường là chủ sở hữu hàng chục chiếc xe sang trọng bậc nhất mà đại gia Sài Gòn cũng chưa dám mơ như Mercedes Benz S55 AMG hay những chiếc xe thể thao 2 cửa khác hiện “nằm vùng” tại biệt thự Thảo Điền, Q.2.

Bên cạnh những chiếc siêu xe đắt tiền , Cường đô la còn sánh bước với rất nhiều người đẹp , Cường nổi tiếng với tuyên bố "hầu như tất cả người mẫu tại Sài Gòn đều đã thử qua" Sau thời gian mặn nồng với Tăng Thanh Hà , giới dân chơi đồn thổi hiện nay Cường cũng cặp người tên Hà khác , đó là ca sỹ Hồ Ngọc Hà ....(Đã có thông tin xác nhận mối quan hệ này ).



Cường đô la và Tăng Thanh Hà



Cường đô la bên chiếc Lamborghini Gallardo



Cường đô la (áo hồng)và bạn

Bạn thân của Cường đô la , Chí Vi , hay còn gọi là Cu Way cũng thuộc hàng dân chơi nổi tiếng Top Ten ở Sài Thành. Cu Way sinh năm 1985, gia đình là chủ công ty nhựa Hiệp Thành ở quận 5, hiện mới chuyển về quận 7. Cu Way là chủ sở hữu 5 chiếc siêu xe như : Lamborghini Murielago LP 640, Ferrari F430 coupe màu đỏ, Rolls Royce trắng, BMW X5 4.8, Mercesdes S550. Cu Way là người yêu cũ của Yến Nhi - nhóm Mây Trắng. Hiện giờ cu Way đang quen bé Mèo, 1 hot girl tương đối nổi tiếng ở TPHCM.



MeoMeo và Cu Way . Nhìn ngoại hình thì Cu Way "lép" hơn MeoMeo nhiều. Nhưng... có tiền là có tất cả! Nhìn hộ xem 2 túi xách MeoMeo cầm là hiệu gì vậy???



Túi xách "chà neo", Hermes, có cái trị giá chỉ co........vài chục ngàn USD.......



Cu Way chi chỉ co......5 tỉ cho MeoMeo đi shoping?....Đây là thành quả 1 ngày shoping..... ....cực khổ của MeoMeo...... .










Nhà xe của Cu Way và những con xe........cà tàng...



Họ là những đại gia chịu chơi.

Khuấy đảo thị trường đồ ảo trong Võ Lâm Truyền Kỳ 1 phải nhắc đến phiên đấu giá đầu tiên của M4G tại Hà Nội. Lúc đó đại gia Excarvator, một nhân viên văn phòng, đã làm cho giới game thủ tá hỏa, xì xào bàn luận khắp nơi vì đã mua chiếc nhẫn cộng 2 skill kỹ năng trong game với giá 251 triệu đồng. Một con số thuộc loại kỷ lục về giá đồ ảo lúc đó. Và cũng chính từ đây một cuộc chạy đua đồ ảo chính thức được khởi động trong các đại gia chơi game.

Người tiếp bước Excarvator, đó chính là đại gia Hắc Điểu, chủ một doanh nghiệp ở miền Nam . Hắc Điểu cũng làm cho Võ Lâm dậy sóng khi là người đầu tiên sở hữu cặp nhẫn Vô Danh Giới Chỉ trong võ lâm, mà lúc đó tính ra tiền Việt tương đương 180 triệu đồng. Bên cạnh đó nhân vật của đại gia này còn sở hữu các món đồ “khủng” có giá hàng chục triệu đồng như cập chùy 2 skill kỹ năng, đồ Hoàng Kim Môn Phái (HKMP),… Nhưng chưa hết, Hắc Điểu còn làm cho giới võ lâm phải nể phục mình khi mua lại nhân vật Nga My truyền kỳ moami với giá 1,2 tỷ đồng. Mặc dù nhiều ý kiến đình chính là vụ mua bán này không có thật chỉ là định giá đồ nhân vật. Nhưng trong giới game thủ ai cũng biết đó là sự thật 100% và hiện tại nó vẫn đang được đại gia này sở hữu.

Cặp nhẫn Vô Danh Giới Chỉ có giá trên 100 triệu đồng tiền Việt
Đến giải đấu Thiên Hạ Đệ Nhất Bang 2, một nhân vật khác lại làm mưa làm gió trong giới Võ Lâm đó là CuWay, cũng là một doanh nhân nổi tiếng ở miền Nam. Tại phiên đấu giá về giải thưởng của giải đấu này được tổ chức im lìm ở TP.HCM, vị đại gia này đã mua chiếc ngọc bội Lăng Nhạc của Võ Đang với giá 280 triệu đồng và nhiều món đồ khác. Và sau đó chiếc mũ HKMP cái bang cũng thuộc về chủ nhân này ở một cuộc mua bán khác có giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Được biết chủ nhân này còn là người đang sở hữu 2 cặp vô danh giới chỉ, 3 cây vũ khí 2 skill kỹ năng và nhiều món đồ giá trị khác. Tính tất cả các nhân vật mà đại gia này đang chơi có giá khoảng vài tỷ đồng, một số tiền khổng lồ trong xã hội thật.
Áo HKMP Ngũ độc có giá 65 triệu đồng.



Bên cạnh các doanh nhân thì có một ca sỹ cũng là một đại gia lớn trong Võ Lâm. Đó chính là ca sỹ Ư.H.P.., hiện đang sở hữu nhân vật võ đang với cặp nhẫn vô danh, vũ khí 2 skill, lăng nhạc vip và một nhân vật nga my cũng thuộc vào hạng top. Được biết ca sỹ này cũng đã bỏ hàng trăm triệu để chơi game này trong việc sắm đồ cho nhân vật và đầu tư cho anh em bang hội tham dự giải đấu THĐNB.

Mới đây nhất THĐNB III xong M4G lại tổ chức đấu giá và Excarvator lại gây chú ý khi bỏ ra 124 triệu đồng để mua các món đồ ảo trong game này.


Tiêu tiền có quá phung phí

Nhiều người đã đưa ra dấu hỏi liệu các đại gia này tiêu tiền như trên vào thế giới ảo có quá phung phí. Khi mà những món hàng đó hoàn toàn không được bảo hộ cũng như công nhận từ nhà phát hành game lẫn người bán nó. Người kinh doanh mặt hàng này thì chưa được cấp phép hoạt động vì cơ quan quản lý chưa công nhận nó. Còn nhà phát hành họ chỉ mua bản quyền chứ không mua code của game thì làm sao có thể bảo hộ tài sản “ảo” được. Bên cạnh đó vấn đề nhân văn cũng được đặt ra trong việc vất tiền qua cửa sổ của các đại gia này. Nhiều người đã thắc mắc thay vì bỏ nhiều tiền mua đồ ảo đó sao họ không đem ra để làm từ thiện giúp những người dân nghèo. Trong khi có những người thu nhập hàng ngày chỉ có 2000đ đến 5000đ, họ phải ăn cháo thay vì ăn cơm, thậm chí có người còn không có cháo để ăn. Vậy mà có những người vẫn vô tư vất cả trăm triệu vào một cái ảo ảnh quyền lực trong game.



Tuy nhiên, vẫn có câu “người có tiền thì có quyền” cho nên họ có quyền dùng tiền của họ làm những việc mình thích vì cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Một đại gia cũng tự hào tuyên bố: “Đó chỉ là giải trí và mình thích thì mua chơi vậy thôi. Tiền mình làm ra thì mình có quyền làm gì mình muốn, có quyền hưởng thụ chứ”.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2010

Đàn cá trong ao Bác Hồ và những chó của Pavlov

Đại hội Việt kiều, Hà Nội 2009: "Như có bác hồ trong ngày vui đại thắng"!
- Ảnh: Vietnamnet

Kể về bản thân là chuyện nên kỵ. Nói về cái dở thì không sao, nhưng nói cái hay, dễ bị coi là khoe mẽ. Vì thế, tôi thỉnh cầu trước một sự châm chước.

Tôi có ý định lấy chính mình làm điểm xuất phát để bàn về một chuyện khác. Về những cay đắng của một con người. Như một ví dụ. Chẳng phải để dạy dỗ ai (làm gì dám cho mình ghê thế!). Cũng chẳng khoác cái áo “dân chủ, nhân quyền” gì ráo trọi. Càng không nhân danh trí thức. Đơn giản chỉ là những nghĩ suy. Một kinh nghiệm.

Khi mới ở tuổi lên mười tôi đã đạt danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”. Năm 1967 tôi được Hồ Chí Minh trao phần thưởng cho kết quả học tập xuất sắc với tất cả 14 môn học đạt điểm cao nhất. Đấy là một cuốn sổ tay kích thước khoảng 20 x 15cm, giấy trắng tinh, bìa cứng láng bóng, màu xanh dương, có in hình Hồ Chí Minh chụp thẳng và dòng chữ phía dưới: “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”. Với tôi, gia đình, trường học và chính quyền địa phương, giải thưởng này là một vinh dự, vì không phải tỉnh, thành phố nào cũng có thưởng, và nếu có thì chỉ có một hoặc hai người. Buổi trao giải thưởng được tổ chức hào hứng trên sân kho của hợp tác xã, dưới ánh trăng (vì lúc bấy giờ máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc dữ dội, học sinh đi sơ tán ở thôn quê, ban đêm không dám nổi lửa, thắp đèn). Bà con làng xóm tụ hội rất đông. Ba tôi cảm động đến phát khóc. Tôi nâng niu cuốn sổ tay đến mức không dám xài, lâu lâu lấy ra ngắm nghía! Tuy nhiên cũng chưa tức cười thảm hại bằng thằng bạn. Năm 1968, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn thăm trường, tặng cho mỗi đứa được cử đi gặp một cục kẹo Hải Châu (thứ cao cấp, hiếm hoi, xa xỉ với lũ học sinh nghèo trong những ngày chiến tranh). Thằng bạn thèm rỏ dãi nhưng trân trọng quá, không dám ăn, để dành làm kỷ niệm. Trời nóng, chỉ vài hôm cục kẹo chảy nhão nhoẹt dính bê bết với giấy bọc, phải vứt đi. Hắn đi Đông Đức, về nước giảng dạy ở Bách khoa Hà Nội, cho đến giờ. Tôi tin chắc hắn không quên chuyện này!
Tôi sang Ba Lan năm 1969. Cả đoàn du học sinh chúng tôi phải vào nằm viện để bác sĩ khám, tẩy giun sán trước khi được sống chung với người ta tại Trung tâm học tiếng Ba Lan dành cho người nước ngoài. Trong bệnh viện, được báo tin Hồ Chí Minh từ trần, chúng tôi khóc thảm thiết! Mấy cô y tá Ba Lan ngơ ngác, lúng túng chẳng biết chuyện gì xảy ra!

Chúng tôi đã yêu Đảng, yêu Bác Hồ đến thế! Đã một thời ngây thơ, ngây ngô như thế!
Đến năm 1994, Kim Nhật Thành chết, xem TV thấy dân Bắc Triều Tiên đứng đông nghẹt hai bên đường ôm nhau gào khóc. Lúc này thì tôi đã bật cười! Cười cả chính mình! Tôi cũng đã y chang vậy ngày nào, bị ngu hoá, bị lừa gạt mà không biết.

Phải thừa nhận các chế độ cộng sản đạt mức siêu đẳng về chuyện nuôi trồng con người theo ý đồ của mình.

Thế hệ tôi và cả xã hội miền Bắc, mỗi một con người được nhào nặn, rèn luyện, nhồi nhét tư tưởng vào trí não, để không còn là mình nữa, chỉ biết suy nghĩ và hành động theo những lời dạy dỗ của Đảng và Bác, đi theo con đường mà Bác và Đảng vạch ra, như con rối, như cái máy. Cái bóng Đảng, Bác bao trùm lên đời sống.

Phản ứng của chúng tôi chẳng khác gì những con cá trong ao của ông Hồ ở Phủ Chủ Tịch. Không hơn, không kém.

Vào năm 1958, theo yêu cầu của ông Hồ, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh đã thiết kế cho ông ngôi nhà sàn theo kiểu của người miền núi, cùng với vườn cây, ao cá.

Ngôi nhà sàn có hai tầng, tầng trên ông Hồ dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc trong mùa đông, tầng dưới là nơi ông làm việc vào mùa hè, họp Bộ Chính trị. Ngôi nhà sàn xây dựng xong vào ngày 1/05/1958, bằng gỗ loại bình thường, chiểu theo căn dặn của ông – báo chí viết như thế.
Tuy nhiên, trong thực tế, mãi sau này tôi mới biết, gỗ được sử dụng để làm ngôi nhà sàn “giản dị” thuộc loại tốt. Ngoài ra, sự giản dị này cũng đáng bàn. Bởi vì, ngôi nhà tọa lạc giữa phong cảnh hữu tình, đầy cây cỏ, hoa lá xanh tươi, chim bay, cá lượn bốn mùa. Bác ngồi thư giãn, hút thuốc lá 555 hay xì-gà của Fidel Castro gửi tặng thì còn gì bằng! Đấy là chưa nói đến chuyện có các nàng tới hầu hạ (như cô Nông Thị Xuân chẳng hạn)! Ngay giữa thủ đô chật hẹp, ồn ào, bụi bặm mà hưởng thụ một dinh cơ tao nhã, thanh bạch như vầy, thì khác gì cuộc sống của Tiên ông dưới trần, quả là chưa có tiền lệ.




Nhà sàn Bác Hồ, toàn cảnh - Ảnh: OnTheNet



Nhà sàn bác hồ, tầng trệt - Ảnh: OnTheNet


Vào thời buổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lắm đại gia tư bản đỏ chơi độc theo gương ông Hồ, cũng xây những dinh thự to rầm theo kiểu nhà sàn bằng toàn gỗ quý, vườn tược được trồng nhiều loại cây kiểng mà một chậu trị giá hàng chục ngàn đôla. Cũng ngay trong lòng Hà Nội.


Hồi nhỏ tôi được nghe nhiều huyền thoại về ông Hồ. Với chúng tôi, tên Hồ Chí Minh đồng nghĩa với đấng siêu nhân, thánh thiện và lòng tôn kính. Ở Nghệ An, có bài đồng giao xem ông Hồ, Tướng Giáp sinh ra như là tất yếu của Trời Đất: “Đụn Sơn phân dái / Hòn Đái thất thanh / Nam Đàn sinh Thánh / Đông Thành sinh Tướng”…

Mỗi lần nghe ai kể về đời sống của Bác, nói đến đàn cá trong ao của Bác, lũ trẻ chúng tôi xuýt xoa, phục lăn. Số là đàn cá đông đúc được ông Hồ luyện công phu. Sau một thời gian nhử mồi cám dỗ, ông đã thành công. Khi cho cá ăn, ông chỉ cầm cái que gõ gõ vào cái hộp đựng mồi hay thành bờ ao gì đó là cả đàn lúc nhúc bơi lại.

Lên cấp 2, bắt đầu học vật lý, tôi không còn phục cao kiến luyện cá của ông Hồ nữa, mà chỉ phục ông ở tính kiên nhẫn. Tôi cúc cục mãi mới tập gọi được đàn gà. Còn dạy cá đâu phải giỡn! Té ra ông Hồ chỉ thực hành lý thuyết từ xửa xưa của nhà khoa học người Nga Ivan Pavlov, Giải thưởng Nobel Y học năm 1904.


Ivan Pavlov nổi danh từ việc thí nghiệm phản ứng tiêu hoá trên cơ thể chó. Qua nghiên cứu sinh lý học của nước bọt, ông khẳng định rằng, nước bọt không chỉ tiết ra lúc ăn, mà cả trong phản ứng trước bữa ăn. Thức ăn gây chảy nước bọt được gọi là “kích thích ban đầu”, còn tiếng chuông gõ hoặc ánh sáng của cái đèn xuất hiện trước bữa ăn, gọi là loại “thức ăn phụ trợ”. Kích thích chó liên tục một thời gian dài bằng “thức ăn phụ trợ”, cùng lúc với “kích thích ban đầu” để tạo thói quen, ông đã làm chó tiết nước bọt chỉ còn qua sự kích thích thứ cấp. Hiện tượng này được gọi là phản xạ có điều kiện của Pavlov, trái ngược với sự chảy nước bọt bẩm sinh, là phản xạ vô điều kiện.



Con chó của Pavlov - Ảnh: Age-of-The-Sage. org

Thì ra, những con cá của ông Hồ chỉ là một phiên bản nhỏ từ con chó của Pavlov.
Phiên bản lớn mới thật hãi hùng.


Người ta nói Việt Nam là một nhà tù lớn, hay cả quốc gia đang bị nhốt trong cái cũi.
Trong cái cũi này, giống như đàn cá trong ao, ông Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã áp dụng muôn vàn “thức ăn phụ trợ” để “trồng người” vì “hạnh phúc trăm năm” của… Đảng.
Bằng quản lý trong tay sổ hộ khẩu, sổ gạo, sổ dầu, phiếu thực phẩm, phiếu vải, học đại học; nay thêm sổ đỏ, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chủ quyền xe, v.v… – ông Hồ và Đảng từ lúc cầm quyền đến nay đã biến đất nước thành một phòng thực nghiệm vĩ đại của “phản xạ có điều kiện”, biến dân tộc thành một bầy đàn ngoan ngoãn. Hàng chục triệu người Việt đã, đang và tiếp tục trở thành những con cá trong ao hay là những con chó của Pavlov.


Ngoài ra, còn một “thức ăn phụ trợ” khác công hiệu. Đó là bộ máy tuyên truyền khổng lồ, chằng chịt từ trung ương xuống thôn xã, bản làng, liên tục đập vào não trạng con người ngay từ thưở thiếu thời. Bất kỳ nguồn thông tin nào bất lợi cho sự độc quyền cai trị của Đảng đều bị ngăn chặn. Những mầm mống phản kháng ngay lập tức bị đè bẹp, đời sống của gia đình, người thân bị phong toả đến bần cùng…


Cho nên, lúc còn là học sinh, tay còn vương mực tím, khi ông Hồ chết, tôi và các bạn tôi cùng thời đã chảy dài nước mắt, cũng không có gì là lạ. Đúng ra, chúng tôi nên được chia sẻ, được thương hại, tội nghiệp

.
Nhưng nhờ Trời, ngay trong năm thứ nhất học đại học tôi đã nhanh chóng nhận ra lẽ thường phải có ở đời, sự bất công và bất nhân của chế độ cộng sản. Nó tước đi của con người đời sống riêng tư, cá tính và những quyền tự do tối thiểu nhất. Chúng tôi bị Toà đại sứ Việt Nam tại Ba Lan cấm không được yêu đương, không được mặc quần jeans ra ngoài đường, không được khiêu vũ, không được đến thăm nhà người bản xứ, không được đi lao động kiếm thêm tiền trong dịp nghỉ Hè, v.v… Một ngàn lẻ một thứ cấm! Hàng tuần họp chi đoàn, viết bản tự kiểm. Lơ mơ là bị trục xuất về nước!
Và tôi lơ mơ, xé rào nên bị trục xuất thật. Vừa đặt chân tới ga xe lửa Hàng Cỏ, Hà Nội, chưa kịp xuống tàu, hai công an đã xông lên chỗ ngồi và áp tải tôi vào trại giam, sau đó lãnh án tù hai năm về tội yêu và trốn ở lại nước ngoài. Ra tù, lận đận mãi tôi mới xoay được việc làm và quay lại Ba Lan năm 1989, đúng lúc chế độ cộng sản Ba Lan sụp đổ. Làm nhân chứng của 20 năm xây dựng thể chế dân chủ ở Ba Lan với muôn vàn khó khăn nhưng thành quả phát triển giành được thấy rõ qua từng năm tháng, nhãn quan chính trị của tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi được tỉnh ngộ qua liệu pháp điện áp của thực tế một xã hội từ chế độ cộng sản chuyển sang dân chủ tự do, cho mình cơ hội nhìn nhận, phân biệt Ác và Thiện. Quy trình tiến hoá bình thường của tôi được tái hiện, từ “con cá của Bác Hồ”, “con chó của Pavlov” lên làm người. Tôi lột xác cùng với những thăng trầm của tiến trình dân chủ hoá ở Ba Lan và Đông Âu.

Ba Lan tự do đã đưa sự thật lịch sử ra ánh sáng và công lý. Quá khứ đã chứng minh không thể chối cãi rằng, chế độ cộng sản tồn tại thực chất nhờ dối trá và bạo lực. Những người cộng sản không thèm nghe ai khi thấy phương hại đến độc quyền lãnh đạo của họ, cho dù những lời khuyên đó có mang lại lợi ích cho đất nước đến đâu. Chỉ khi bị áp lực tranh đấu mạnh mẽ của quần chúng, bị thất bại, bị dồn vào thế cùng họ mới làm ra vẻ hướng thiện hoặc nhượng bộ. Nhưng khi có sức mạnh và nhất là lúc thành công, họ tự mãn, cao ngạo, và độc ác gấp bội. Bản chất lưu manh, cướp giật của họ, theo thời gian càng ngày càng lộ liễu. Họ biến thù thành bạn, biến bạn thành thù tuỳ theo tình huống có lợi cho sự bảo đảm quyền lực. Họ là bậc thầy của sự tráo trở, lật lọng và bội bạc. Quan điểm phải hợp tác với cộng sản để cải tạo cộng sản, có cách nói cho cộng sản nghe, đã chứng tỏ tính chất xuẩn ngốc của nó qua hậu quả việc làm của rất nhiều người từ hàng chục năm nay. Chưa có vị “quân sư” nào làm cộng sản thay đổi được bản chất, ngược lại, họ thường bị phản phé, ngược đãi và chịu chung một bi kịch giống nhau. Rốt cuộc họ chỉ là những kẻ bị phấn khích hoặc có tâm thức bất bình thường, thích đi theo vết xe đổ.


Thiếu tự do và thông tin với bên ngoài, con người không thể nào có đủ kiến thức để nhìn nhận, so sánh các mô hình sinh hoạt xã hội khác, cho nên đại bộ phận người Việt trong chế độ cộng sản, nhất là nông dân, cứ tưởng rằng, cái ao, cái cũi mà trong đó mình đang được Đảng ban phát là “đỉnh cao chói lọi” rồi.


Mẹ kiếp! Nhốt người ta lại, bưng tai, bịt mắt, chỉ mở cho nhìn, cho nghe những gì mình muốn áp đặt, cùng với sự đe doạ mạng sống thường trực – rồi bảo “dân trí thấp”, “dân tộc chưa trưởng thành”. Nói thế có khác gì trói chân, buộc tay thằng bé, cho ăn uống nhỏ giọt, cách ly với sông nước, rồi phán nó chậm lớn, không có khả năng biết bơi. Đểu giả, mất dạy cỡ này là cùng!
Vậy mà, lạ lùng thay, có những người không sinh ra trong chế độ ấy, đầu đã hai thứ tóc, mà giờ đây bắt đầu muốn yêu Bác Hồ như thế hệ chúng tôi mấy chục năm trước đây!


Lạ lùng nữa, vì những người ấy đã tháo thân chạy khỏi chế độ cộng sản và được lớn lên, ăn học, trở thành kỹ sư, giáo sư, tiến sĩ ở các quốc gia dân chủ, tự do.


Lạ lùng hơn, vì những người ấy, được gọi là trí thức, không thể không biết đến tội ác mà chủ nghĩa cộng sản toàn trị đã gây ra cho nhân loại nói chung và đối với dân tộc Việt Nam nói riêng trong suốt gần một thế kỷ.


Lạ lùng đến kinh ngạc, vì những bi kịch Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn Giai Phẩm, vụ Xét lại Chống Đảng, Thảm sát Tết Mậu Thân Huế 1968, Cải tạo Tư bản, Tư thương miền Nam sau 1975, Chiến dịch bán bãi thu vàng, các vụ án Minh Phụng-Epco, Năm Cam, PMU 18, PCI, vân vân và vân vân… – chẳng mang đến cho họ một chút ý thức gì về dã tâm khủng khiếp và ghê tởm của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.

Không biết bị ám bởi phản xạ có điều kiện nào qua “thức ăn phụ trợ” của thời “đổi mới”, “tăng trưởng”, “phát triển”, “vươn ra biển lớn”, mà giữa lòng Hà Nội xuất hiện một sự đảo ngược tiến trình tiến hoá của loài người. Cả ngàn con người đang no cơm ấm cật, xiêm áo chỉnh tề, bỗng dưng biến thành đàn cá Bác Hồ, bầy chó của Pavlov, “hân hoan”, “hồn nhiên” hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Và rồi sau khi kết thúc thắng lợi ra về, cùng nhau đồng ca điệp khúc: “dân trí Việt Nam còn thấp”, “dân tộc ta chưa trưởng thành” nên chưa thể vươn tới tiến trình dân chủ hoá.


Bệnh này coi bộ hết phương cứu chữa! ■


Warsaw, Ba Lan 20/12/2009

Nguồn: http://ledienduc. wordpress. com

Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh

Công hay tội, xin để lịch sử phán xét
Duơng v Minh quả có công lớn trong việc giúp đỡ vc cưỡng chiếm Miền Nam








Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh
Tài liệu mật của CSVN

18.2.10

+ Thân thế và gia đình

- Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 ở tỉnh Mỹ Thọ Cha là ông Dương Văn Huề, khi đi học mướn lấy tên là Dương Văn Mau (tên của người bà con), làm thầy giáo, sau làm tri phủ, rồi đốc phủ sứ (hàm)

Ông Dương Văn Huề (gốc Hoa) và bà Nguyễn Thị Kỹ có bảy người con: bốn trai, ba gáị Ông Minh là con cả. Dương Thanh Nhựt là con trai kế, có tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng
tháng Tám (năm 1944) và suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là đại tá Quân đội nhân dân VN . Dương Thanh Sơn, em trai thứ năm, là sĩ quan chế độ cũ.

Gia đình ông Minh theo đạo Phật, lễ giáo, nề nếp.

- Năm 1940, Dương Văn Minh học trường đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan dự bị của Pháp. Năm 1942 vào quân đội Pháp.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Dương Văn Minh tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống Pháp xâm lược. Pháp trở lại, gia đình ông Minh tản cư về Chợ Đệm (Tân An). Lần đó, ông về thăm nhà, đơn vị rút đi, ông bị kẹt lại chưa tìm được đơn vị thì bị Tây bắt, buộc ông trở lại làm việc cho quân đội Pháp. Năm 1946, Dương Văn Minh là thiếu úy, đại đội phó quân đội Pháp.
Lần lượt lên đến cấp tá, rồi qua Pháp học trường võ bị, là một trong những sĩ quan đầu tiên của quân đội “VNCH”.

Ông Minh cũng theo đạo Phật, nhân từ, thương ngườị Sợ sát sinh, sợ phải giết ngườị Thấy ai bị nạn thì ra tay cứu như can thiệp cho em trai bà Bùi Thị Mè (1)là thiếu tá chế độ cũ bị tình nghi hoạt động cho “VC” được thả ra; giúp ông Nguyễn Minh Triết (Bảy Trung), cán bộ của ta và là em bạn dì ruột bị địch bắt giam ở nhà lao Phú Lợi, được ra tù...

- Ông Minh là người rất tự trọng. Sau ngày 30.4.1975, ôngđược về nhà (98 đường Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3) sống với tư cách một “công dân của một nước độc lập” (2). Đời sống khó khăn, ông lại bị bệnh tiểu đường, bị đau dạ dàỵ Có lúc lãnh đạo Thành phố (đồng chí Võ Văn Kiệt) nhờ bà Bùi Thị Mè gợi ý khéo là đảng và chính quyền thành phố muốn hỗ trợ ông trong cuộc sống. Nhưng ông Minh từ chối với lý do: “Các anh các chị sống được thì tôi cũng sống được nếu chưa quen thì phải tập lại cho quen”.

Năm 1983, ông Minh được Chính phủ ta chấp thuận để ông sang Pháp trị bệnh và thăm con. Toà Tổng Lãnh sự Pháp ở Saigon đề nghị Bộ Ngoại giao Pháp giúp ông Minh vé máy bay và tiền gửi hành lý nhưng ông Minh từ chối, nói rằng “đã có Chính phủ VN lo rồi”. Khi đi, ông Minh chỉ xin mang theo một ít đồ cổ trong nhà. Sang Pháp, ông không nhờ vả gì Chính phủ Pháp, không xin trợ cấp xã hội Pháp.

+ Quá trình binh địch vận đối với Tướng Dương Văn Minh

Công tác binh địch vận đối với tướng Dương Văn Minh bắt đầu từ năm 1962, với nhiều lực lượng, nhiều ban ngành tham gia: Binh vận Trung Ương Cục, Tình báo, An ninh T4 (Saigon - Gia Định),
Trí vận...

1. Ban binh vận Trung Ương Cục miền Nam

năm 1960, theo yêu cầu của Ban binh vận Xứ ủy Nam bộ (sau này là Trung Ương Cục miền Nam), đồng chí Võ Văn Thời, Cục trưởng Cục địch vận Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân VN đề nghị và được cấp trên đồng ý điều động đồng chí Dương Thanh Nhựt (3) về Cục để giao nhiệm vụ về miền Nam vận động Dương Văn Minh. Đồng chí Nhựt được đặt bí danh là Mười Tỵ Cuối tháng 12.1960, đồng chí Mười Ty lên đường.

Tháng 8.1962, đồng chí Mười Ty móc được với gia đình, trước hết là với ông Nguyễn Văn Di, cậu ruột; qua cậu, móc vợ là Sử Thị Hương, nhắn vợ về thăm mẹ và tìm hiểu thái độ của anh hai Dương Văn Minh. Sau đó Mười Ty thăm em trai là Dương Thanh Sơn, sĩ quan quân đội Saigon và em thứ tám là Dương Thu Vân.

Thấy tình hình thuận lợi, đồng chí Mười Ty hướng dẫn cán bộ mật đem ý kiến của lãnh đạo trao đổi với Dương Văn Minh về việc đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong lúc Tướng Minh đang bực tức Ngô Đình Diệm độc tài, gia đình trị, phủ nhận công lao của mình (tảo thanh Bình Xuyên và các giáo phái Hoà Hảo). Tướng Minh hứa sẽ tìm cách làm.

Ngày 01.01.1963, Trung tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm và lên làm Quốc trưởng VNCH lần thứ nhất. Đồng chí Mười Ty nắm được ý định Tướng Minh chuẩn bị đảo chính Diệm và có báo cáo về Ban binh vận Trung Ương Cục.

Sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm một thời gian, đồng chí Mười Ty có vào nhà Dương Văn Minh (98 Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), sau đó qua nhà em là Dương Thanh Sơn ở mười ngàỵ Qua nhiều lần gặp và trao đổi với Dương Văn Minh, đồng chí Mười Ty cho rằng Tướng Minh trước đây mơ hồ về Mỹ là tên xâm lược, nay thì hết tranh cãi về điều này, nhưng vẫn còn cho là Mỹ có giúp đỡ miền Nam. Tướng Minh hứa hủy bỏ ấp chiến lược, cho nhân dân về nhà cũ với ruộng vườn, mồ mả ông bà.

Trong thời gian làm Quốc trưởng lần thứ nhất. Dương Văn Minh có một số hành động tiến bộ có lợi cho cách mạng:

+ Quyết định hủy bỏ 16.000 ấp chiến lược. Đại sứ Mỹ Cabot Lodge hỏi Dương Văn Minh vì sao làm thế? Ông trả lời, đại ý: Người VN có phong tục tập quán riêng, không người nào muốn xa rời mảnh đất đã gắn bó đời mình và mồ mả ông chạ Dồn dân vào ấp chiến lược là chủ trương sai, vì lẽ đó tôi giải tán ấp chiến lược để người dân trở về quê cũ của mình.

+ Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara và Tướng Harkin yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh để cho Hoa Kỳ ném bom ra miền Bắc, không ném ồ ạt mà ném bom nổ chậm trên đê sông Hồng. Miền Bắc sẽ bị lũ lụt mất mùa, người dân sẽ đói... Dương Văn Minh lắc đầu từ chốị

Tháng 1.1964, Đại sứ Cabot Lodge yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh nghiên cứu, chuẩn y và thực hiện kế hoạch 34A (hoạt động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc). Dương Văn Minh không trả lờị

+ Theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (4) Dương Văn Minh tỏ ý muốn thương lượng để tuyển cử tự do, thực hiện một chế độ trung lập, lập Chính phủ liên hiệp. Nhưng Mỹ cự tuyệt hòa đàm, chống mọi xu hướng trung lập.

- Do những chủ trương và hành động của Dương Văn Minh không theo đúng ý đồ “Bắc tiến” của Mỹ, theo chỉ thị của Tổng thống Mỹ Johnson, cuối tháng 01.1964, chính quyền Mỹ đã đưa Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ Cộng Hòa VN bằng một cuộc đảo chính. Nguyễn Khánh tuyên bố: “Tôi đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất nước này khỏi rơi vào tay CS”. Mỹ thấy Dương Văn Minh có hậu thuẫn ở miền Nam, nhưng khó điều khiển nên chỉ thị cho Chính quyền Saigon phong Dương Văn Minh làm đại tướng và cử làm đại sứ lưu động ở Đài Loan. Mỹ mời ông Minh qua Mỹ một thời gian rồi cho lưu vong ở Thái Lan (từ đầu năm 1965) có sự giám sát của CIA, làm con bài dự trữ.

Cuối năm 1967, theo chỉ đạo của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung Ương Cục miền Nam) và Ban binh vận Trung Ương Cục, đồng chí Mười Ty có chuyến qua Pháp, ở nhà em rể là Charlot để móc người em gái thứ 8 là Dương Thu Vân qua Pháp. Có thời gian Mười Ty ở nhà Dương Minh Đức (con trai Dương Văn Minh). Được biết, khi người em gái thứ 6 Dương Thu Hà bị ung thư chết, Dương Văn Minh có qua Pháp dự đám tang em gái, sau đó ở lại Pháp hơi lâu, có ý chờ tin của Mười Tỵ Nhưng vì bọn CIA bảo trung tá Đẩu (sĩ quan tùy viên của Tướng Minh) kêu ông Minh về Thái Lan, nên không ở lâu hơn được nữa.

Khi chị Dương Thu Vân qua Paris gặp Mười Ty cho hay là ông Minh không thể qua Pháp được nữa, thì Mười Ty mới chuyển kế hoạch qua em (Dương Thu Vân) và cháu (Dương Minh Đức) truyền đạt ý kiến của cấp trên cho Dương Văn Minh. Sau đó Đức báo lại ý kiến của cha anh với Mười Ty như sau: “Lập Chính phủ ba thành phần là khó lắm, cần đánh cho văng Thiệu, Mỹ phải rút đi là hết chiến tranh. Tôi có ra làm chính phủ ba thành phần khi bầu cử thì ông Thọ (Luật sư Nguyễn Hữu Thọ) cũng thắng cử, tôi có thất cử cũng không nghĩa lý gì, miễn có lợi cho đất nước
là hơn”. Dương Minh Đức nói thêm: Ba cháu không còn lực lượng, không biết làm chính trị, không giỏi bằng ông Thọ; ra ngoài (ra khu) lúc này là không có lợi, ở trong này khi cần có lợi hơn...

Sau đó, đồng chí Mười Ty về Hà Nội, được đồng chí Lê Duẩn gặp và mời cơm (với đồng chí Võ Văn Thời). Sau khi nghe đồng chí Mười Ty báo cáo đầy đủ chuyến đi công tác ở Pháp, đồng chí Lê Duẩn khen và nói: “Dương Văn Minh trả lời như vậy là thành thật, nói như vậy là làm được, chứ hứa hết có khi không làm được...”

Cuối năm 1970,... theo chỉ đạo của Trung Ương và Trung Ương Cục miền Nam, Ban binh vận Trung Ương Cục tìm một người khác, để tiếp cận vận động Dương Văn Minh. Đó là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cơ sở của ta trong sĩ quan là bạn bè và thầy trò có thể tiếp cận được với Dương Văn Minh. Đồng chí Nguyễn Tấn Thành (tức Tám Vô Tư), bác của Nguyễn Hữu Hạnh, được Ban binh vận Trung Ương Cục giao nhiệm vụ trực tiếp nắm và bồi dưỡng cho Nguyễn Hữu Ha.nh.

Tháng 3 và 4.1975, đồng chí Tám Vô Tư thường gặp ông Nguyễn Hữu Ha.nh. Sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đồng chí Tám Vô Tư gợi ý ông Hạnh nên tiếp cận và vận động Dương Văn Minh
nếu lên làm Tổng thống thì tìm cách kết thúc cuộc chiến có lợi cho nhân dân. Khi được tin ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống, ngày 28.4.1975, từ Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Hạnh bằng mọi cách, vượt mọi khó khăn lên Saigon gặp Dương Văn Minh và được ông giao làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng, thay Tổng tham mưu trưởng ở bên cạnh ông, sau đó là Quyền Tổng tham mưu trưởng. Với các cương vị này, ông Hạnh đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh làm cho quân đội Saigon “án binh bất động”, tan rã tại chỗ, không nổ súng và thúc đẩy Chính phủ Dương Văn Minh sớm bàn giao chính quyền cho cách ma.ng.

2. Thâm nhập vào “nhóm Dương Văn Minh”

Tháng 9.1972, Ban An ninh T4 (Thành phố Saigon - Gia Định) thành lập Cụm điệp báo mới, bí số là A10, với nhiệm vụ xây dựng lực lượng điệp báo bí mật trong một số đối tượng, trong đó có
lực lượng thứ ba, đặc biệt là “nhóm Dương Văn Minh”... (các thành viên bộ tham mưu nhóm Dương Văn Minh, ban biên tập bản tin nội bộ nhóm Dương Văn Minh, thư ký tòa soạn báo Điện Tín, báo Đại dân tộc...).

Đầu năm 1975, đồng chí Trần Quốc Hương (Mười Hương), Trưởng Ban Anninh T4, chỉ đạo A10 tìm cách thâm nhập vào lực lượng thứ ba và nhóm Dương Văn Minhđể tác động, vận động lực lượng này chống đối, cô lập, chia rẽ chính quyền Nguyễn Văn Thiệụ

Thời gian này, Cụm điệp báo A10 tiếp cận, bám sát “nhóm Dương Văn Minh”, có lúc họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành) ở luôn trong nhà Dương Văn Minh; tham gia viết và in tuyên cáo “chống Chính phủ Thiệu không có Thiệu”, đòi Trần Văn Hương từ chức (Tổng thống).

Ngày 01.3 và cuối tháng 3.1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành (lần sau có thêm các đồng chí Trần Thiếu Bảo, Huỳnh Huề...) vào căn cứ báo cáo với đồng chí Mai Chí Thọ (Bí thư thành ủy), Trần Thanh Vân (Phó trưởng Ban An ninh T4). Đồng chí Mai Chí Thọ chỉ đạo: “...Phải bằng mọi cách để Dương Văn Minh thay Nguyễn Văn Thiệu, rồi giao chính quyền cho cách ma.ng. Đó là chủ trương của đảng nhằm tránh đổ máu, tránh tổn thất cho nhân dân”.

3. Tác động vào Chính phủ Dương Văn Minh

Cụm điệp báo VĐ2 thuộc phòng tình báo chiến lược M22, cục tham mưu Miền cũng có chỉ đạo vận động tác động nội các Dương Văn Minh đầu hàng thông qua kỹ sư Tô Văn Cang trong những ngày
cuối cùng của chế độ Saigon. Theo ông Tô Văn Cang, sáng ngày 28.4.1975, ông Cang đến gặp Đại tá Nguyễn Văn Khiêm (Sáu Trí) ở nhà ông Ba Lễ (cơ sở tình báo) hẻm đường Triệu Đà, Saigon,
để báo ý kiến của ông Nguyễn Văn Diệp (trong Chính phủ Dương Văn Minh) muốn tìm gặp đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam để xin ý kiến xử trí tình hình Saigon. Đồng
chí Sáu Trí phân tích tình hình và “khuyên Chính phủ Dương Văn Minh chấp nhận đầu hàng vô điều kiện”. Ý kiến này được ông Cang phản ánh lại cho ông Diệp và sau đó ông Diệp có báo cáo lại cho bộ ba Dương Văn Minh - Nguyễn Văn Huyền - Vũ Văn Mẫụ

4. Xây dựng lực lượng thứ ba ở đô thị

Sau hiệp định Paris (1973), Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung Ương (tháng 7.1973) đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng thứ ba ở đô thị”; “mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc Giải phóng gồm mọi giai cấp, tôn giáo, lực lượng hòa bình, độc lập, dân chủ ở miền Nam và Việt kiều ở nước ngoài”.

Năm 1974, theo chỉ đạo của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh), Phó Bí thư Trung Ương Cục miền Nam, đồng chí QuốcHương (Mười Hương), Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban An ninh T4 đã chọn một số thanh niên, sinh viên cài vào hoạt động trong lực lượng thứ ba.


Trên thực tế thì lực lượng ta đã hình thành trước khi có hiệp định Paris qua tổ chức “Lực lượng quốc gia tiến bộ” do luật sư Trần Ngọc Liễng và nhà tư sản dân tộc (ngành vật liệu xây dựng) Phan Văn Mỹ thành lập tháng 6.1969 với mục tiêu là: đòi các lực lượng ngoại nhập (Mỹ và đồng minh) phải rút khỏi miền Nam, thành lập chính phủ hòa giảidân tộc. Sau đó, lợi dụng lúc Thiệu đi nước ngoài, luâ.tsư Trần Ngọc Liễng lập “Lực lượng hoà giải dân tộc”. Sau hiệp định Paris, tháng 02.1974, nhóm luật sư Trần Ngo.cLiễng lập “Tổ chức nhân dân đòi thi hành hiệp định Paris”, xác định mình là lực lượng thứ ba, mục tiêu chính là đòi thi hành hiệp định Paris, Mỹ rút quân, thành
lập Chính phủ hoà giải dân tộc.

Thành viên của “nhóm Dương Văn Minh” gồm một số trí thức, dân biểu đối lập, ký giả, tướng lĩnh[1]. Hằng tuần, nhóm họp bàn về tình hình thời sự chính trị (lúc tình hình sôi động mỗi tuần họp hai lần). Cạnh tướng Dương Văn Minh có Văn phòng báo chí. Lúc báo Điện tín bị đóng cửa, “nhóm Dương Văn Minh” ra bản tin bán công khai để phát cho các tổ chức, đoàn thể, báo chí trong và ngoài nước.

-Theo ông Lý Quý Chung (Hồi ký), tuần lễ đầu tháng 4.1975, tướng Dương Văn Minh và “nhóm Dương Văn Minh” đã họp tại Dinh Hoa Lan (nhà ông Minh) bàn và quyết định công bố ý định thay thế Nguyễn Văn Thiệu để góp phần chấm dứt chiến tranh.

5. Phối hợp phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Saigon

Với các khẩu hiệu “đuổi Mỹ, lật Thiệu”, đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đòi thi hình hiệp định Paris, hòa bình, chấm dứt chiến tranh, đòi dân chủ, cải thiện dân sinh... các cuộc xuống đường diễn ra liên tục, mạnh mẽ thu hút hàng ngàn, hàng vạn ngườị Như cuộc xuống đường của 200 ký giả Saigon ngày 10.10.1974, ngày “ký giả đi ăn mày” lôi cuốn gần hai vạn quần chúng tham gia đã có tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. Cuộc tuần hành ngày 20.4.1974 của hàng vạn công nhân lao động, sinh viên, học sinh, trí thức, thương phế binh... đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đòi thi hành hiệp định Paris, đòi hòa bình, cơm áo, chống sa thải, chống thuế VAT..., là cuộc đấu tranh lớn nhất từ sau hiệp định Paris.

+ Mỹ, Pháp với tướng Dương Văn Minh

* Mỹ: Năm 1971, Mỹ yêu cầu Dương Văn Minh ra tranh cử Tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu để tỏ ra chế độ Cộng hòa miền Nam có dân chủ, nhưng phải thất cử để trở thành lãnh tụ của phe đối
lập trong nghị viện. Tướng Dương Văn Minh từ chốị Đại sứ Mỹ Bunker còn trắng trợn hỏi ông Minh cần bao nhiêu đô-la cho cuộc tranh cử. Ông Minh cố nén giận, nhưng giữ lịch sự, đưa tay chỉ
đại sứ Mỹ về phía cửa phòng (không tiếp đại sứ Mỹ nữa). Cuộc bầu cử đó, Tướng Dương Văn Minh có ra ứng cử, nhưng đến giờ chót quyết định rút lui, chỉ còn Nguyễn Văn Thiệu trở thành ứng cử viên Tổng thống “độc diễn”, làm bẽ mặt Mỹ - Thiệụ

Sau khi Thiệu từ chức, Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay tổng thống, tuyên bố “cương quyết tử thủ dù phải hi sinh đến nắm xương tàn”, đã bị nhân dân và báo chí Saigon đấu tranh đòi
Chính phủ Trần Văn Hương từ chức ngay lập tức. Trần Văn Hương trì hoãn việc giao quyền cho Dương Văn Minh, mãi đến ngày 26.4.1975, lưỡng viện Saigon đã bầu Dương Văn Minh làm Tổng thống VN Cộng hòa với 147.151 phiếụ

* Pháp: Theo đồng chí Phan Nhẫn, ngày 27 (hoặc 28.4.1975), Bộ Ngoại giao Pháp gặp đồng chí Phạm Văn Ba (Giám đốc Trung tâm thông tin Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam) gợi ý Chính phủ Cách mạng lâm thời nên đi vào đàm phán. Lúc đó, Pháp hi vọng “giải pháp Dương Văn Minh” và khả năng thương lượng với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam .

Theo chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và ông Lý Quý Chung, sáng ngày 30.4.1975, tướng tình báo Pháp Vanuxem đến Phủ thủ tướng (số 7 Thống Nhất, nay là đường Lê Duẩn) gặp Tổng thống Dương Văn Minh, gợi ý ông Minh nên kêu gọi Tàu can thiệp để cứu miền Nam không rơi vào tay CS Bắc Việt. Ông Minh từ chối, nói rằng: “Tôi đã từng làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ, đã quá đủ rồị Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Tàu”.

+ Tướng Dương Văn MInh với 3 ngày làm tổng thống

15 giờ chiều ngày 28.4.1975, Tướng Minh làm lễ nhậm chức Tổng thống, cử Nguyễn Văn Huyền làm Phó tổng thống, Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.

Tổng thống Dương Văn Minh cử một số Bộ trưởng và người phụ trách quân đội, cảnh sát, trong đó có đảng viên và cơ sở của ta là: Luật sư Triệu Quốc Mạnh, Giám đốc Nha cảnh sát đô thành, và chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng tham mưu trưởng sau là quyền Tổng tham mưu trưởng.

Về Bộ quốc phòng, Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định Giáo sư Bùi Tường Huân, Giáo sư Đại học Huế (không phải tướng tá) làm Bộ trưởng. (Theo ông Lý Quý Chung, việc Tổng thống Dương Văn
Minh chỉ định ông Bùi Tường Huân làm Bộ trưởng quốc phòng để chứng tỏ chính phủ này không muốn chiến tranh).

17 giờ ngày 28.4.1975, phi đội 5 chiếc A37 của Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo ông Hồ Ngọc Nhuận (Hồi ký), tối hôm đó, Tướng Minh giao cho ông chuẩn bị chiếm đài phát thanh (đề phòng Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chính).

Đêm 28.4, Tướng Dương Văn Minh và gia đình dời đến ở nhà một người bạn của tướng Mai Hữu Xuân ở đường Phùng Khắc Khoan do sợ Nguyễn Cao Kỳ ném bom dinh Hoa Lan (nhà ông Minh).

Theo cựu dân biểu Dương Văn Ba (Hồi ký), đêm 28.4.1975, hai đại tá phi công lái hai máy bay trực thăng phục vụ tổng thống đậu trên nóc dinh Độc Lập, gặp Tổng thống Dương Văn Minh đề nghị đưa Tổng thống và tất cả những người trong bộ tham mưu tổng thống và gia đình bay ra Đệ Thất Hạm Độị Ông Minh trả lời: “Hai em có thể yên lòng lái máy bay ra Đệ Thất Hạm Đội, bất cứ ai có mặt ở đây muốn đi theo thì có thể ra đị Phần tôi, tôi nhất quyết không đào ngũ bỏ chạy; không thể nào bỏ dân chúng Saigon, không thể nào bỏ miền Nam như con rắn mất đầu”.

Tướng Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại đài phát thanh Saigon trưa ngày 30.4.1975

+ Ngày 29.4.1975

Tổng thống Dương Văn Minh, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu bàn và ra lệnh cho Giám đốc Nha cảnh sát đô thành Triệu Quốc Mạnh thả tù binh chính trị; gửi công văn yêu cầu Đại sứ Mỹ Martin cho cơ quan Viện trợ quân sự Mỹ (DAO) rời khỏi VN trong vòng 24 giờ để giải quyết hòa bình ở VN.

Đến 16 giờ chiều ngày 29.4, đã thực hiện xong việc trả tù binh chính trị (trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm). Chỉ huy các ban và cảnh sát 18 quận, huyện đã tan rã (trừ bộ phận biệt phái).

Tổng thống Dương Văn Minh chỉ thị không được di chuyển quân, không được phá cầụ Dựa vào chỉ thị trên, chiều ngày 29.4.1975, phụ tá Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh đã ra lệnh cho các đơn vị không được phá cầụ Đơn vị nào muốn phá cầu phải có lệnh của Bộ Tổng tham mưụ

Sau đó, khoảng 15 giờ, phái đoàn do Luật sư Trần Ngọc Liễng cầm đầu có Linh mục Chân Tín, Giáo sư Châu Tâm Luân vào Trại David, được đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng phái đoàn ta tiếp. Ông Liễng đã thông báo với phái đoàn ta về chủ trương “không chống cự” của Tổng thống Dương Văn Minh, mà ông coi là niềm vui sướng nhất trong đời ông, vì đã thông báo cho bên trong biết “Saigon không chống cự” vào giờ chót của cuộc chiến tranh. Theo Luật sư Liễng, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng từ buổi trưa hôm đó (ngày 29.4.1975).

Từ chiều và tối ngày 29.4, cũng có một số người tác động Tổng thống Dương Văn Minh hướng “Thành phố để ngỏ”, đầu hàng. Như ông Lý Quý Chung, họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành). Thông qua
ông Phan Xuân Huy và ông Đoàn Mai, thượng tọa Thích Trí Quang nói điện thoại trực tiếp với Tổng thống Dương Văn Minh: “còn chờ gì nữa mà không đầu hàng”[2].

Ngày 30.4.1975

- 6 giờ, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng tham mưu trưởng (tướng Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu trưởng đã chuồn) và tướng Nguyễn Hữu Có đến báo cáo với Tổng thống Dương Văn
Minh về toàn bộ tình hình quân sư.. Sau đó, ông Minh (cùng các ông Hạnh và Có) đến Phủ Thủ tướng (số 7 Thống nhất, nay là đường Lê Duẩn).

Tổng thống Dương Văn Minh họp với Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và một số người trong nội các “nhóm Dương Văn Minh”, bàn và quyết định không nổ súng và giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam. Thủ tướng Vũ Văn Mẫu soạn bản thảo tuyên bố nàỵ

- 9 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm.

Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị và được Tổng thống Dương Văn Minh đồng ý có nhật lệnh cho quân độị Ông Hạnh soạn thảo nhật lệnh nàỵ Đồng thời tướng Nguyễn Hữu Hạnh gọi điện thoại cho tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu cố gắng thi hành lệnh của Tổng thống trên đài phát thanh.

9 giờ 30: Đài phát thanh phát tuyên bố của Tổng thống Dương Văn Minh: “Đường lối của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc”; “yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Cộng Hòa ngưng nổ súng, và ở đâu thì ở đó”; “Chúng tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam VN để thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào”. Sau đó, cả các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu cùng nội các đến Dinh Độc Lập để chờ bàn giao chính quyền cho cách ma.ng.

Sau khi đọc tuyên bố “đầu hàng” xong, Tướng Dương Văn Minh nói với mọi người (trong Chính phủ): “Mọi việc coi như đã xong. Bây giờ ai muốn đi hay ở thì tùy”.

11 giờ 30, xe tăng quân giải phóng vào Đinh Độc Lập. Xe quân giải phóng đưa ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập tối
ngày 2.5.1975

+ Kết luận

1. Tướng Dương Văn Minh là người có tinh thần dân tộc, yêu nước. Từ chỗ lúc đầu còn mơ hồ về việc Mỹ xâm lược miền Nam, cho rằng Mỹ có giúp đỡ miền Nam, dần dần tỏ thái độ chống Mỹ: chống Mỹ đưa quân viễn chinh Mỹ và đồng minh vào miền Nam, kéo dài và mở rộng chiến tranh, muốn có hòa bình, độc lập và hòa hợp dân tộc.

2. Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh và ông Lý Quý Chung, Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống không có ý để thương thuyết với cách mạng vì đã thấy không còn khả năng thương thuyết; cũng không có ý để tiếp tục chiến tranh vì lâu nay ông Minh chủ trương hoà bình, chấm dứt chiến tranh. Điều này thể hiện rõ ở Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định hai cơ sở của ta (chuẩn tướng
Nguyễn Hữu Hạnh và luật sư Triệu Quốc Mạnh) nắm hai lực lượng vũ trang: quân đội và cảnh sát; cử một người dân sự (giáo sư Bùi Tường Huân) làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chưa đầy một ngày sau khi nhậm chức thì ngày 29.4.1975, đã ra lệnh thả tù chính trị, đuổi phái đoàn DAO của Mỹ; không di chuyển quân, không phá cầu v.v..

3. Trong điều kiện cuộc tổng tiến công quân sự của các binh đoàn chủ lực kết hợp với cuộc tiến công và nổi dậy của các lực lượng vũ trang và quần chúng ở thành phố Saigon - Gia Định đã tạo sức ép quân sự lớn; công tác vận động, binh địch vận của nhiều lực lượng ta với Tướng Dương Văn Minh;
được sự đồng tình, tác động tích cực của những người chủ yếu trong nội các, lực lượng thứ ba và “nhóm Dương Văn Minh”; Tổng thống Dương Văn Minh đã quyết định “không chống cự”,
tuyên bố “ngưng nổ súng và ở đâu ở đó vào 9g30 (sau đó tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” vào 11g30) ngày 30.4.1975 là hành động thức thời, làm giảm ý chí đề kháng của đại bộ phận
quân đội Saigon vào những giờ chót của cuộc chiến tranh, tạo thuận lợi cho quân giải phóng tiến nhanh vào giải phóng hoàn toàn thành phố Saigon còn nguyên vẹn và không đổ máụ Nhiều thành
phố và thị xã khác cũng được giải phóng nguyên vẹn, ít tổn thất. Chúng ta biết rõ giành được thắng lợi to lớn này, cuộc tổng tiến công của các quân đoàn kết hợp với các cuộc tiến công và nổi dậy của lực lượng vũ trang và quần chúng địa phương đóng vai trò quyết đi.nh. Tuy nhiên, công bằng mà nói, hành động thức thời của Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của ông đã góp phần làm cuộc chiến kết thúc sớm, tránh đổ nhiều xương máu của binh sĩ và nhân dân, thành phố Saigon và nhiều đô thị còn nguyên vẹn. Đó là nghĩa cử yêu nước, thương dân của ông Dương Văn Minh.

Chú thích :
(1) Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - xã hội - thương binh Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam .

(2) Phát biểu của ông Dương Văn Minh trong cuộc Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban quân quản Saigon tuyên bố trả quyền công dân cho toàn bộ viên chức Chính phủ “VNCH”.

(3) Bộ đội Nam bộ tập kết ra Bắc, ở Sư đoàn 330. Sau đó chuyển ra nông trường quân độị

(4) Sách “Gởi người đang sống” (tr 334-335) của Thượng tướng Trần Văn Trà.

PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY BẢN TIN KHẨN CẤP

Tiếp theo bản tin khẩn cấp đề ngày 23-02-2010 về vụ công an khủng bố cuộc niệm Phật tại nhà Bà Nguyễn Thị Tuyết thuộc Xã Tân Quới (Vĩnh Long) trong ngày 23-02-10, Ban Truyền Thông PGHH/TT xin loan báo thêm:

Sau khi đánh đập đoàn người niệm Phật làm ngất xỉu nhiều người, công an dùng bạo lực bắt đi 17 người là Bà Nguyễn Thị Tuyết (chủ nhà), ông Bùi Văn Luốc (Hội Trưởng PGHH/TT Vĩnh Long) Lưu Văn So (70 tuổi), Nguyễn Văn Sáu (54 tuổi), Nguyễn Quốc Trung, vv.. còn 3 người đàn bà bị ngất xỉu CA bỏ lại là Lê Thị Vàng (51 tuổi), Bùi Thị Thảo Lam (21 tuổi), Bùi Thị Cẩm Hằng (18 tuổi).

Số người bị bắt nói trên bị chở trên xe bít bùng (xe chở tù nhân) đem về UBND huyện Bình Tân (Vĩnh Long).

Được báo cáo, cụ Liêm liền cho lịnh anh em PGHH/TT gần khoảng 30 người, lập thành phái đoàn đi đến UBND huyện Bình Tân yêu cầu nơi này cho biết những tín đồ PGHH vửa bị bắt về tội gì? thì được nơi này trả lời rằng: Vì tội phá rối trật tự công cộng. Thật là quái đản, ngồi niệm Phật im lặng trong nhà không một tiếng động là phá rối trật tự ư?

Trước tình hình phản ứng của Phái đoàn PGHH/TT, UBND huyện Bình Tân không còn cách làm gì khác hơn là phải thả 17 người ra về.

Trong số người bị đánh đập, nặng nhất là Bà Nguyễn Thị Tuyết (chủ nhà) bị đánh bể mặt, máu mũi chảy dầm dề, sau khi được thả về phải đi liền đến bịnh viện để cấp cứu, còn năm, bảy người khác nhẹ hơn chỉ điều trị tại nhà.

Một số hình ảnh được ghi nhận:




Số 1: Quang cảnh trang nghiêm lễ niệm Phật tại nhà Bà Tuyết


Số 2: Bà Tuyết bị đánh bể mặt, bể mũi, máu me đầy minh, quần áo tơi tả


Số 3: Cảnh CA đập phá nơi thờ phương tôn nghiêm ở nhà bà Tuyết,
vất liệng bừa bãi kinh sách, có cả ảnh Đức Huỳnh Giáo Chủ


Số 4: Bà Lê Thị Vàng bị đánh ngất xỉu, CA bỏ lại


Số 5: Bùi Thị Thảo Lam bị đánh ngất xỉu, CA bỏ lại


Số 6: Bùi Thị Cẩm Hằng bị đánh ngất xỉu, CA bỏ lại


Số 7: Quang cảnh xung quanh nhà bà Tuyết lúc bị CA bao vây


Kể ra, tại tỉnh Vĩnh Long, chỉ vỏn vẹn có 18 ngày (05/02/10-23/ 02/10) mà CA Vĩnh Long đã khủng bố tàn bạo với khối PGHH/TT đến 3 lần, Giáo Hội Trung Ương PGHH/TT cực lực lên án những hành động “khủng bố trắng” của CA tỉnh Vĩnh Long.

Khối PGHH/TT sẽ làm tất cả những gì, kể cả hy sinh mạng sống để đòi hỏi Công Lý và Tự Do Tôn Giáo cho PGHH.

Việt Nam, ngày 24 tháng 2 năm 2010.
TM. Khối PGHH/TT
Trưởng Ban Truyền Thông

TRƯƠNG THÀNH LONG