Vì thế cho nên cái mà tập đoàn mafia đỏ Hồ chí Minh gọi là “Vụ án xét lại chống đảng, làm gián điệp” không phải như sau này bị một số người diễn dịch thành “những người đòi hỏi dân chủ”.
Xin nhớ rằng, cái thời của những năm 60 đó, ngay những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản còn mơ hồ về khái niệm dân chủ. Còn những kẻ đã ở trong tổ chức mafia đỏ thì chúng chỉ hiểu và tranh nhau làm chủ dân mà thôi. Có kẻ thích mô hình “Nga-xô”, có kẻ muốn mô hình “Trung cộng”. Thích mô hình nào thì tìm chỗ dựa ở quan thầy đó. Dù là mô hình Nga-xô hay mô hình Trung cộng, thì cũng rất xa lạ với dân chủ hay đúng hơn là tuyệt đối không có dân chủ!
Và, ngay thời kỳ đó mà xét thì chỗ họ đã đứng và đang đứng vẫn là chống lại dân chủ. Và, nếu như họ có đưa ra yêu sách dân chủ thì cũng chỉ là cái cớ lật nhau, dành chỗ đứng cao ráo, béo bở hơn trong thang quan lại thực dân đỏ. Có vậy thôi!!!
Việc này được nêu ra là nhằm không muốn thế hệ con cháu chúng ta, cũng như một bộ phận không nhỏ nhân dân Việt Nam trong nước và ngoài nước lại bị quả lừa không cần thiết. Xin nhấn mạnh rằng mấy nhân vật tìm chỗ dựa ở Nga-xô khi đó để hy vọng ở thang bậc làm chủ dân cao hơn chứ không bao giờ bọn họ có ý niệm về xã hội công dân hoặc chế độ dân chủ đa nguyên như hiện nay. Bọn họ đều đổ nhiều công sức tâm huyết cho cái chế độ mafia đỏ đó và phần lớn đều vấy máu người Việt Nam nói chung, người Việt Nam yêu nước và yêu dân chủ nói riêng. Nhưng khi chia phần họ bị thiệt thòi nên bọn họ tìm chỗ dựa Nga-xô vì quyền lợi bản thân chứ không vì dân.
Cần phải minh bạch chuyện này để nhân dân Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai khỏi mang ơn những vị trời ơi đất hỡi vì bị thiếu thông tin.
Sau 1954, nhiều nhân vật mafia đỏ ở miền Nam ra Hà-nội, tưởng rằng với thành tích tiêu diệt những người không chấp nhận chế độ cộng sản (tức thực dân đỏ), đàn áp và tàn sát các giáo phái v.v… chắc sẽ được những địa vị quan trọng. Đó là: Trần văn Giàu, Nguyễn văn Trấn, Dương bạch Mai v.v… Vì Dương bạch Mai tuy được là ủy viên trung ương chính thức của mafia đỏ nhưng chỉ được phân công là ủy viên thường vụ của quốc hội ngụy quyền Hà-nội, mà trong đó đã có Trường Chinh, Hoàng văn Hoan là các ủy viên chính trị bộ, lại thêm những bộ mặt có nanh có mỏ như Hoàng quốc Việt, Chu văn Tấn, Nguyễn thị Thập v.v… Mà, tức nhất là ngay Tôn quang Phiệt (dự khuyết trung ương mafia đỏ thôi) cũng ngồi cao hơn Dương bạch Mai một bậc, vì Phiệt là tổng thư ký của ủy ban thường vụ quốc hội mafia đỏ. Cho nên Dương bạch Mai, với tư cách chủ tịch hội Việt-Xô, hết sức phát triển hội cũng như kết thân với Serbakov, đại sứ Nga-xô khi ấy. Qua sinh hoạt hội Việt-Xô, Mai tụ tập được một số “bất mãn” vì thấy hạ phong so với những người “thành tích” mafia đỏ “còn kém mình”, và số khác bị kỷ luật, kiểu như Ung văn Khiêm, vì chuyện ồn ào đánh ghen ở đường Trần Quốc Toản (Hà-nội) cũng như đang giữ ghế bộ trưởng ngoại giao mà lúc quá chén lại bốc đồng khen lập luận đảng toàn dân của Khrút-xốp. Hay như Bùi công Trừng, một người tự coi là nhà lý luận mác-xít, là trí thức có hạng, vậy mà chỉ là ủy viên dự khuyết mafia đỏ kiêm phó chủ nhiệm ủy ban khoa học nhà nước (ngụy quyền), thua xa lắc so với Tố Hữu. Cho nên Bùi cộng Trừng đã viết trên báo Nhân dân (Hà-nội) ca ngợi rằng chủ nghĩa Mác là một khoa học nên là người có học mới hiểu chủ nghĩa Mác. Và, thế là Lê Duẩn viết bài đập lại (cũng trên báo Nhân dân) ý rằng phải cần có lập trường vô sản thì mới hiểu nổi chủ nghĩa Mác!!! Bùi công Trừng bị điểm mặt từ đó.
Đại loại mọi việc như thế, chứ đâu nghĩ gì dân chủ!!!
Tụi mafia đỏ tự đội đảng mafia của chúng là đỉnh cao của trí tuệ. Mỗi tên mafia đỏ cũng đều tự tôn mình thành “siêu công dân”. Chính sự tự bơm đó đã làm chúng không biết chúng đang là “con cóc hay con bò” của Lafontaine.
Thằng nào viết sách cũng khuếch đại cái tôi lên vạn lần.
Bởi không đánh giá đúng bản thân nên bọn chúng rất chủ quan. Lại thêm cái máu Việt gian đậm màu thêm cùng với thời gian hoạt động cho mafia đỏ, nên chúng miệng nói “nhân dân là vô tận v.v…” nhưng chúng chỉ đi tìm chỗ dựa ở ngoại bang, vì chỉ có cấu kết với ngoại bang thì mới dễ đạt mục đích làm chủ của dân.
Thiếu tướng Đặng kim Giang (xuất thân cốt cán hệt như tướng Chu huy Mân, chủ tịch nhà nước ngụy quyền Hà-nội trước cả Lê đức Anh) cùng được phong tướng với những tướng ngụy khác như Đỗ Mười, Phan trọng Tuệ, Nguyễn thanh Bình, Lê hiến Mai v.v… Trong khi Đỗ Mười thì leo lên tới phó thủ tướng; Phan trọng Tuệ cũng phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giao thông và bưu điện; Nguyễn thanh Bình là bộ trưởng bộ nội thương; Lê hiến Mai là phó chủ nhiệm tổng cục chính trị, núp dưới bí danh Dương quốc Chính còn là bộ trưởng đại diện chính phủ ở khu bốn. Ngay các đại tá thôi, như Hà kế Tấn cũng là bộ trưởng thủy lợi; đại tá Đàm quang Trung, tư lệnh khu bốn; đại tá Phùng thế Tài, phó tổng tham mưu trưởng kiêm tư lệnh và chính ủy bộ tư lệnh phòng không và không quân; đại tá Lê Hiền, tư lệnh bộ tư lệnh thủ đô Hà-nội; đại tá Vũ văn Cẩn, bộ trưởng bộ y tế. Và, cù lần như đại tá Nguyễn văn Quặn cũng giữ ghế phó chủ nhiệm ủy ban thể dục thể thao (trung tướng Hoàng văn Thái là chủ nhiệm). Thế mà tướng Đặng kim Giang chỉ được cái ghế thứ trưởng bộ nông trường!!!
Ông Vũ đình Huỳnh, thân phụ nhà văn Vũ thư Hiên, từ một người công giáo toàn tòng đã tham gia cộng sản từ rất sớm, khi bị giải lên nhà tù Sơn-la, cùng chung một còng với tên lang băm Xuân Thủy (sau 1954, Thủy được Hồ cho chức bí thư trung ương mafia đỏ). Năm 1945, khi Hồ được Võ nguyên Giáp mang trung đội vũ trang hộ tống về Hà-nội, Nguyễn lương Bằng (tức Sao Đỏ) được cử làm lái xe hơi kiêm đầu bếp của Hồ thì ông Vũ đình Huỳnh được cử là một trong những thư ký riêng của Hồ (vì Hồ có nhiều thư ký lắm kể cả Phạm huy Thông, khi Hồ qua Pháp mới tuyển dụng). Những người không u mê thì nghĩ rằng Hồ chọn một người công giáo toàn tòng làm thư ký riêng, nghĩa là loại tin cẩn, chỉ là một thủ đoạn chính trị, nhằm yên lòng giáo dân và đặc biệt để Hồ dễ ăn nói, gặp gỡ một nhân vật mà Hồ rất e ngại, kiêng nể là Đức cha Lê hữu Từ. Khi thủ đoạn đó xong, lên Việt-Bắc ông Vũ đình Huỳnh chỉ giữ chức vụ trưởng vụ lễ tân bộ ngoại giao cho đến ngày bị bắt. Hàm vụ trưởng đâu phải là một chức to tát gì đâu, cụ thể là chưa có tiêu chuẩn mua hàng ở cửa hàng Tôn Đản, mà chỉ mua ở cửa hàng Vân Hồ (nơi vợ tướng Trần Độ làm cửa hàng trưởng), hoặc ở Nhà Thờ, hoặc ở Nguyễn cảnh Chân, là 3 cửa hàng dành cho cán bộ mafia đỏ từ bậc chuyên viên 2, bậc thiếu tá, trung tá của lực lượng vũ trang và các cục, vụ trưởng. Trong khi đó, “lái xe” Nguyễn lương Bằng vừa được là ủy viên trung ương chính thức của mafia đỏ lại còn kiêm trưởng ban kiểm tra trung ương mafia đỏ, rồi còn lên phó chủ tịch nhà nước ngụy quyền Hà-nội. Và, ngay Phạm huy Thông, dù can tội tặng tướng Võ nguyên Giáp một cặp sừng dê mà cũng là viện trưởng viện khảo cổ (cấp viện trưởng là ngang thứ trưởng) và có thẻ mua hàng ở Tôn Đản! Cho nên nói cho chính xác thì ông Vũ đình Huỳnh chỉ là một người tham gia tổ chức mafia đỏ của Hồ ở bậc cố cựu chứ chưa bao giờ được giữ chức vụ gì quan trọng cả, còn thua xa tên Tạ quang Chiến là lái xe kiêm dắt gái cho Hồ, sau ra làm tổng cục trưởng tổng cục thể dục thể thao.
Qua cái việc đề bạt nhân sự này, một lần nữa là bằng chứng cụ thể rằng Hồ luôn luôn là kẻ nắm quyền thực sự, chẳng ai khống chế được hắn.
Như đã trình bày ở trên, rằng cái hội Việt-Xô của Dương bạch Mai tỏa rễ rộng khắp mọi cơ sở hoạt động của xã hội miền Bắc khi đó, cho nên thành phần chống nghị quyết 9 cũng đa dạng, trong đó có thể có nhiều người chỉ muốn chống lại việc xích lại gần Ba Tàu cộng chứ không nghĩ đến hoặc không dám nghĩ đến việc chống Hồ. Nhưng, cái xuất thân của Dương bạch Mai cũng như quá trình hoạt động cho mafia đỏ với nhiều thành tích, rõ ràng có sáng giá hơn bọn Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm văn Đồng v.v…. đặc biệt là “thành tích” lừa đảo trong vụ tháng 8 năm 1945, cướp công của các tổ chức, nhân sỹ yêu nước, ở miền Nam Việt Nam, cũng như nhanh tay tiêu diệt các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo. Và, tham vọng lớn của Dương bạch Mai, nên hắn muốn thừa gió bẻ măng định làm đảo chính cung đình giống kiểu Khrút-xốp ở Nga-xô. Và, Dương bạch Mai đã tìm chỗ dựa Nga-xô, trực tiếp qua tên Serbakov.
Vì quá ham địa vị, lại tự hào về kiến thức và thành tích, Dương bạch Mai đã mờ mắt không nhận ra được vị trí quân cờ Hồ chí Minh trong thế chiến lược của Nga-xô. Vì thế mà Hồ được thông báo ngầm toàn bộ kế hoạch của Dương bạch Mai, trong đó sẽ lợi dụng họp quốc hội ngụy quyền Hà-nội, để làm cái việc như Khrút-xốp đã làm trong đại hội 20 của Nga-xô. Nghĩa là Dương bạch Mai sẽ tố giác “tệ sùng bái cá nhân Hồ” cũng như các tội ác của Hồ trong “cải cách ruộng đất”, “chỉnh đốn tổ chức”, “nhân văn – giai phẩm”, “cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh” v.v…
Và, ngày 4-4-1964, tại cuộc họp quốc hội ngụy quyền Hồ chí Minh ở Ba-đình (Hà-nội), theo lịch trình thì sau giải lao giữa giờ là lời phát biểu của ủy viên thường vụ quốc hội Dương bạch Mai. Nhưng chuyện đó đã và sẽ chẳng bao giờ xảy ra, vì đang giải lao thì “chú” Dương bạch Mai được “bác” Hồ niềm nở mời uống ly nước và vài câu chuyện mưa nắng v.v… Rồi “chú” Dương bạch Mai đã gục chết trên ghế “đại biểu quốc hội”, nghe đoán là “chắc” bị ngộp tim, nhưng có mặt ở đó một loạt đại biểu có nghề bác sỹ như bác sỹ Trần duy Hưng, giáo sư bác sỹ Tôn thất Tùng, giáo sư bác sỹ Trần hữu Tước, bác sỹ Nguyễn tấn Di Trọng v.v…, nhưng chẳng ai muốn “bỏ nhiệm vụ đại biểu quốc hội” để làm “lương y như từ mẫu”. Và, sau đó là các đòn linh hoạt của me-xừ “sáu búa” Lê đức Thọ, người được Hồ giao cái việc “trông nom lũ gọi là cán bộ”! Mọi chuyện bắt bớ, tra hỏi, bỏ tù, đã có nhiều vị viết sách kể lể, hư cấu quá đầy đủ, cho đến tận bây giờ thì từ cái nội dung “chống nghị quyết 9” (tức thân Trung cộng), đã đổi màu thành đấu tranh đòi dân chủ!!! Sợ không, vì cái thời điểm đó ngay tại mẫu quốc đỏ là Nga-xô, sau cái gọi là đại hội 20 của Nga-xô, thì dân chủ vẫn là hai tiếng cấm kỵ, vậy mà mấy anh dân thuộc địa đỏ dám nói đến, trách nào chú Cuội cứ ở lỳ trên cung trăng, sợ xuống Bắc Việt Nam không có đất sống!!!
Chỉ có miền Nam Việt Nam, trước tháng 4-1975, mới có mầm mống và hơi hướng dân chủ mà thôi. Và vì thế, khi ngụy quyền mafia đỏ Hà-nội vũ trang xâm lăng miền Nam xong, nụ cười chiến thắng trên môi chưa kịp tắt thì đã lung túng với cái tinh thần dân chủ của miền Nam Việt Nam, tuy còn non trẻ. Để rồi, sau này, khi những người miền Nam Việt Nam kiến lập được một cộng đồng người Việt hùng hậu ở nước ngoài, thì mới bắt đầu gọi là có “đấu tranh đòi dân chủ”, vì có chỗ dựa là cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Những người như ông Nguyễn Hộ, nhà thơ Bùi minh Quốc, nhà văn Dương thu Hương, Bảo Ninh, các linh mục Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan, rồi bác sỹ Nguyễn đan Quế v.v… mới không bị ngụy quyền mafia đỏ Hà-nội nghiền nát thành “tương cự đà”. Và, rồi cũng từ lúc ấy, nhờ cộng đồng người Việt ở hải ngoại mà tập thơ “Hoa địa ngục” của Nguyễn chí Thiện cho đến “Thiên đường mù”, “Bên kia bờ ảo vọng” của Dương thu Hương; “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh; “Gửi mẹ và quốc hội” của Nguyễn văn Trấn, Đoàn viết Hoạt v.v… và v.v… mới được thế giới biết đến để cho cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Việt Nam bén rễ, nẩy lộc như hiện nay, đang được biết bao tầng lớp người dân Việt Nam tham gia ngày càng ngoan cường. Cuộc đấu tranh đó là của người dân chứ không phải là của những người đương chức đương quyền dù nhỏ hay lớn trong bộ máy quan lại của ngụy quyền mafia đỏ Hà-nội.
Cũng chính cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã điểm trúng huyệt “bách hội” của tập đoàn mafia đỏ Hà-nội. Đó là bằng công trình nghiên cứu khoa học của giáo sư Lê Hữu Mục, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã vạch mặt tên đạo văn Hồ chí Minh, khiến mấy me-xừ quan liêu ở cơ quan UNESCO phải rút lại cái danh hiệu “danh nhân văn hóa thế giới”, chút xíu vì lẩm cẩm đã tặng cho Hồ.
Nhờ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, cái cộng đồng được hình thành vì bị mafia đỏ Hà-nội vũ trang xâm lược, tàn sát nên phải đi lưu vong, trong đó công lao góp cho mafia đỏ gieo rắc tai họa cho cộng đồng này không phải là ít, như ông Trần Độ chẳng hạn, nhưng mọi người vẫn đánh giá đứng mức những gì ông đang đóng góp hiện nay, khi ông bị “cách quan” để làm dân và đang hiểu phần nào thân phận người dân dưới sự cai trị của mafia đỏ (bởi ông Trần Độ vẫn chưa thấy cái sai trong việc theo lệnh Hồ, xâm lăng và tàn sát nhân dân miền Nam Việt Nam).
Đối với các ông như Hoàng minh Chính, Lê Giản, Hoàng hữu Nhân, Lê hồng Hà v.v…, cũng phải sau tháng 4-1975 nhiều năm, các ông đó mới thấy nhu cầu dân chủ cho đất nước, nghĩa là khi đã bị làm dân; còn nhận ra muộn hơn nhà văn Dương thu Hương, vợ chồng Lưu quang Vũ, nhà thơ Bùi minh Quốc v.v… và không sâu sắc như ông Nguyễn Hộ và Hà sỹ Phu (Nguyễn xuân Tụ). Còn một số khác thì cho đến chết vẫn nặng mùi cơ hội như bác sỹ Nguyễn khắc Viện hay giáo sư Trần đức Thảo, nhà thơ Vũ Cận v.v…
Vì lòng nhân ái, nhưng chủ yếu là thiếu thông tin, nên nhân dân Việt Nam cả trong và ngoài nước dễ bị lầm – nhất là cộng đồng người Việt ở hải ngoại – nên cần cân nhắc cẩn thận khi đề cập đến một ai đó. Nghe nhưng phải kiểm tra, phải phân tích, đối chiếu. Tổ tiên ta đã căn dặn: “Yêu củ ấu cũng tròn, ghét bồ hòn cũng ngọt” là vậy, cũng như “nói vậy mà không phải vậy”! Không quên công lao những người đã và đang đấu tranh với ngụy quyền Hồ chí Minh, nhưng không thể không xem xét động cơ đấu tranh của họ là vì dân hay vì mình!
Dù là vì dân hay vì mình mà đấu tranh chống mafia đỏ Việt Nam hiện nay đều đáng được ủng hộ mọi mặt, nhưng phải xem xét động cơ đấu tranh thì mới khỏi bị lặp lại cảnh “tránh vỏ dưa dẫm phải vỏ dừa” (như chuyện ủng hộ việc chống thực dân Pháp trước đây vậy).
Như thế sẽ có thể có câu hỏi đặt ra là: Những ý kiến của ông Nguyễn trung Thành về vấn đề này là thế nào?
Xin thưa rằng, ông Nguyễn trung Thành, trưởng ban bảo vệ đảng, từng là một cán bộ có giá dưới quyền Lê đức Thọ, và được giao giải quyết vụ này. Mấy năm gần đây, ông Nguyễn trung Thành có ý kiến đề nghị minh oan cho nhóm “chống nghị quyết 9” rằng họ vô tội, không có chuyện phản đảng và cũng không có chuyện làm gián điệp cho nước ngoài như cáo buộc trước kia. Ông Nguyễn trung Thành phải công khai hóa chuyện này vì cả mấy đời “tổng bí thư” đều không giải quyết. Không những thế, ông còn bị Đỗ Mười (từng bị điên) gọi ông lên nhắc khéo rằng ông đã đến tuổi “về hưu”. Nghĩa là chưa tiện nói hai tiếng “lẩm cẩm”, vì Mười còn hơn tuổi ông Nguyễn trung Thành.
Tại sao những người nắm quyền lực chính của mafia đỏ cứ lúng túng về chuyện này, trong lúc họ dám “chê trách” Lê Duẩn và Lê đức Thọ ở nhiều vụ việc khác, kể cả việc “cho Hồ ra rìa” như Lữ Phương trích ý của Vũ Kỳ – thư ký của Hồ – viết trên tờ Văn nghệ, hay “sửa di chúc của Hồ” và thay đổi cả ngày giờ ngủm củ tỏi của Hồ.
Chẳng có gì khó hiểu cả, vì tất cả các vụ việc đó đều do lệnh miệng của Hồ, nghĩa là Hồ bảo Lê Duẩn và Lê đức Thọ trừng phạt những ai dám đòi khôn hơn Hồ cản trở nước cờ đu dây của Hồ giữa Nga-xô và Trung cộng, đặc biệt dám đấu Hồ. Vì thế mà từ Trường Chinh cho đến Nguyễn văn Linh, rồi Đỗ Mười, Lê khả Phiêu, và Nông đức Mạnh, đứa nào cũng cứ như “chó ăn vụng bột” mở mỏ nói không được. Vì nếu giải quyết vụ “án xét lại” có nghĩa là phải kết án Hồ, tức là tự tay đập nát cái thần tượng mà chúng đang núp sau để lừa thiên hạ.
Việc đơn giản như vậy mà các vị “xét lại” không nhìn ra vì hai tay các vị dù nhiều dù ít đã nhúng chàm “mafia đỏ”, nên có dám mở mắt để nhìn vào cái bản mặt Việt gian của Hồ chí Minh đâu, cho nên cứ chạy theo me-xừ “kiến đi kiện củ khoai”. Điều này càng chứng minh thêm sự tai hại ghê gớm của việc nhiều “ngòi bút chống đối” hiện nay ở trong nước vẫn u mê dựng ra “chủ nghĩa Hồ chí Minh” để chống tập đoàn đầu lãnh mafia đỏ hiện nay mà chúng lại chính là sản phẩm đúng nhãn họ Hồ.
Bất cứ ai, đã nhiễm virus HIV mafia đỏ dương tính, thì dù có cả trăm bồ kiến thức như Trần văn Giàu, Dương bạch Mai, Bùi công Trừng, bác sỹ Nguyễn khắc Viện, thạc sỹ Trần đức Thảo v.v… hay cả ông Hoàng minh Chính, ông Trần Độ, ông Trần Khuê v.v… cũng chỉ nhìn được “một nửa sự thật”, hệt như mấy vị đã thoát hiểm ra nước ngoài, dù viết cả gần chục cuốn sách hay cả ngàn trang mà nhiều vấn đề vẫn chỉ càng thêm mơ hồ, thêm khó hiểu. Ngay như Lữ Phương, một cây bút được cả trong và ngoài nước cho là “có trình độ lý luận” mà cũng có lối giải thích rất ấu trĩ. Lữ Phương nâng Hồ lên “… là nhân vật quan trọng trong phong trào cộng sản quốc tế và giải phóng dân tộc thuộc thế kỷ 20”. Nào là Hồ đã: “Tổ chức cuộc chiến đấu bền bỉ, chống lại các thế lực thực dân hiện đại, đã hoàn thành độc lập, thống nhất, tạo cơ sở quyền lực để thiết lập chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở Việt Nam”. Nghĩa là Lữ Phương thừa nhận:
1- Hồ là người tổ chức cuộc chiến đấu chống cả thực dân Pháp lẫn cả Mỹ (theo lối nói của mafia đỏ gọi Mỹ là thực dân mới);
2- Hồ đã lãnh đạo để “hoàn thành độc lập, thống nhất” tức là sau khi Hồ chết (9-1969), cái gọi là “độc lập, thống nhất” được thực hiện vào 30-4-1975 cũng là công lao của Hồ, có nghĩa là Hồ chết rồi, nhưng bọn Lê Duẩn vẫn làm theo lệnh của Hồ từ trước đó;
3- Hồ cũng là người “thiết lập chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở Việt Nam”. Như thế có nghĩa là theo ý Lữ Phương thì không chỉ với phía Bắc Việt Nam mà ngay miền Nam Việt Nam bị khoác cho cái gông “chủ nghĩa xã hội hiện thực” cũng là công của Hồ.
Vơ tất cả mọi công lao cho Hồ, vinh danh Hồ đến tột cùng như thế mà Lữ Phương lại dám “đau xót cho Hồ là bị cho ra rìa”. Chỉ tính từ nghị quyết 9, có nghĩa từ năm 1963, theo Lữ Phương, Hồ đã bị “cho ra rìa” rồi thì làm sao Hồ có thể tổ chức chiến đấu chống Mỹ mà hoàn thành độc lập, thống nhất để thiết lập chế độ XHCN hiện thực ở Việt Nam là chuyện của 4-1975!!! Học hành lý luận kiểu đó, trách nào mà chẳng “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” để đến nỗi “canh bạc chính trị” trốn ra bưng năm 1968 (là năm ngụy quân Hồ chí Minh gây ra vụ thảm sát ở Huế) vẫn đánh cây bài “chính phủ lâm thời”, đến nỗi cháy túi, mà bây giờ vẫn còn chưa tỉnh!!!
Thôi thì cất bút cho rồi
Càng lý luận, càng lòi đuôi: nịnh thần!!!”
Cái gọi là “vụ án xét lại chống đảng” của những năm 1960 không có tiếng vang trong nhân dân miền Bắc Việt Nam khi ấy, vì nó chỉ là phản ứng trong nội bộ mafia đỏ của một thiểu số thân Nga-xô, hoàn toàn không phải là phong trào của nhân dân và khởi xuất từ nguyện vọng của nhân dân. Cho nên không được đa số nhân dân là nông dân biết đến và ủng hộ, vì thế nó như hoa phù dung, “sớm nở tối tàn”.
Người trung thực phê phán vụ bắt bớ này là ông Nguyễn trung Thành. Việc làm của ông thật đáng kính trọng. Đúng là gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Nhưng, cần phải nhớ rằng sự trung thực của ông Nguyễn trung Thành đã giúp vén bức màn về “vụ án xét lại chống đảng”. Rằng: “Không có bằng chứng đây là một tổ chức, có điều lệ, cương lĩnh và v.v…” Chính nhận xét đó của ông Nguyễn trung Thành đã chứng minh rằng nhóm bị kết án trong “vụ xét lại chống đảng” là một bộ phận quan trọng đầu não của hội Việt-Xô. Ông Nguyễn trung Thành không nhìn ra được rằng hội Việt-Xô là tổ chức của họ và điều lệ của hội Việt-Xô là cương lĩnh của họ. Bởi vì hành động phản đối nghị quyết 9, là nghị quyết thân Trung cộng, có nghĩa là họ bảo vệ Nga-xô như mục đích việc hình thành hội Việt-Xô cũng như điều lệ của hội Việt-Xô vậy. Còn cái gọi là “làm gián điệp cho nước ngoài” là ý nói rằng một số trong bọn họ như Dương bạch Mai, Ung văn Khiêm, Nguyễn văn Vịnh, Bùi công Trừng, Lê Liêm v.v… dự họp trung ương mafia đỏ nên biết những chuyện như Trường Chinh, thay mặt bộ chính trị, tuyên bố rằng: “Đường lối đối nội và đối ngoại của đảng ta (tức mafia đỏ Việt Nam) hoàn toàn thống nhất với đường lối đối nội và đối ngoại của đảng cộng sản Trung quốc”. Cũng như việc bọn Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn chí Thanh và Hoàng văn Hoan qua Trung cộng bàn về việc cho ra đời cái gọi là “quốc tế mới (Mao-ít)”, tất cả đều báo cáo lại cho viên tình báo Serbakov, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nga-xô tại Hà-nội lúc đó. Hơn nữa, cái tội danh “gián điệp” là bổn cũ của Hồ và đồng bọn, cho đến nay là họ Nông, dùng để gán tội cho những ai bất đồng với chúng.
Đứng ở góc độ của người dân miền Bắc Việt Nam khi ấy, thì cuộc đấu đá giữa “xét lại” (thân Nga-xô) và “giáo điều” (thân Trung cộng) đúng như được phản ảnh qua bức hí họa trên tờ Nouvel Observateur, là trên bộ mặt của Mác râu ria xồm xoàm, một mắt bên trái (tức tả khuynh) là đầu Mao trạch Đông và mắt bên phải (tức hữu khuynh) là đầu Brê-giơ-nép đang chửi nhau qua cái sống mũi của Mác. Nghĩa là tụi có quyền dựa vào quan thầy tranh ăn với nhau nhưng cả hai phe đều là con đẻ của cộng sản. Bây giờ có đủ bằng chứng để kết luận rằng cộng sản = mafia đỏ. Còn thân phận người dân vẫn là lao động “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm chủ nhật”, còn vẫn chỉ được ăn “rau muống” như đề nghị của bác sỹ Nguyễn khắc Viện, hoặc “ăn 7kg lá khoai mỳ thay cho 1kg thịt bò” như phổ biến của ủy ban khoa học nhà nước, hoặc “ăn thai nhi và nhau đẻ” như phổ biến của ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, do đích thân Phạm văn Đồng, thủ tướng kiêm chủ nhiệm ủy ban!!! Chưa ai nghe nói rằng cái nhóm đó đòi hỏi chút tự do, chút miếng ăn cho người dân. Có thể là họ còn “để bụng” đến những năm gần đây mới “bật mí” cho dân được sung sướng bất ngờ?(!)
Từ sau 30-4-1975, sau khi mafia đỏ đặt ách thực dân đỏ lên miền Nam Việt Nam, thì lối sinh hoạt và sản xuất của miền Nam Việt Nam; nền văn hóa, văn nghệ hòa hợp với nhân gian của miền Nam Việt Nam; tự do tín ngưỡng, đi lại, lập hội, ra báo của miền Nam Việt Nam trước kia và v.v…, đã đánh thức người dân miền Bắc Việt Nam (trong đó có cả các văn nghệ sỹ và những người trong “vụ án xét lại chống đảng” bị đẩy khỏi cung đình quan lại mafia đỏ Hà-nội để làm dân) khỏi giấc mộng du trong con hẻm bùn lầy XHCN của tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh. Chỉ khi đó người ta mới thấy nhu cầu dân chủ và đấu tranh cho dân chủ, nhất là sau khi hình thành cộng đồng người Việt ở hải ngoại và sự sụp đổ của hệ thống XHCN, đặc biệt là Nga-xô, mẫu quốc đỏ của tập đoàn mafia đỏ Hồ chí Minh.
Cũng xin lưu ý rằng, hiện nay có một số cán bộ lão thành của mafia đỏ Hồ chí Minh lên tiếng vạch mặt bè lũ tham nhũng, đĩ bợm, bán nước trong ngụy quyền cộng sản Hà-nội. Họ hoàn toàn không dính dáng gì đến nhóm những người trong “vụ án xét lại chống đảng”. Thí dụ như các ông Nguyễn văn Đào, Hoàng hữu Nhân, Lê Giản v.v… Đặc biệt là nhóm quá khứ là công an như Lê Giản, Chu định Xương và Hoàng Đạo v.v… đã bị “cho ra rìa” từ trước và sau 1954. Bởi vì những người đó không thích hợp cho bộ máy chuyên chính của họ Hồ sau khi Hồ đã đặt được ách trị lên đầu người dân miền Bắc Việt Nam. Đối với Hồ, họ là quả chanh đã bị vắt kiệt nước thì phải quăng đi. Thí dụ: Lê Giản, Chu định Xương đã dàn dựng vụ án “Ôn như Hầu” năm 1946 ở Hà-nội, để bôi nhọ VNQDĐ. Hay Hoàng Đạo (nguyên trưởng ty công an Thanh-hóa) cùng đệ tử là Nguyễn kim Sơn (anh ruột bác sỹ Nguyễn ngọc Hà, trong tổ chức Việt gian ở Pháp, trước 1975) đã hoàn thành vụ đánh đắm chiếc tàu thủy của Pháp. Những năm 1960, họ vẫn cứ mang cái “mác” công an để ra các quán bia hơi ở Cổ-tân, Quan-thánh v.v… (tất cả đều ở Hà-nội) hù mấy anh chàng xã viên hợp tác xã, có tiền, đễ uống bia gỡ, suốt từ 10 giờ sáng cho đến 6-7 giờ tối. Sau 1975, Hoàng Đạo và Kim Sơn còn mò vào tận Sài-gòn để mang lại cái “mác” công an đi lừa đảo, kiếm ăn cũng khấm khớ. Ngay Kim Sơn, chí ít cũng lừa được 4 cái vi-la: một cho con trai, một cho bản thân, hai cho các em trai.
Ngày nay, đứng ở vị thế “làm dân”, không làm quan đã lâu, nên họ mới ngộ cái nghiệp làm dân mà đứng lên nói được mới một chút sự thật mà thôi, và do khí thế đòi dân chủ, đòi quyền làm người nói chung, họ mới bắt đầu “chống mafia đỏ”!
Xin đừng lẫn lộn với những người như ông Nguyễn Hộ hay những người như các nhà văn Dương thu Hương, Lưu quang Vũ, Phùng gia Lộc, nhà thơ Bùi minh Quốc, phó tiến sỹ Nguyễn xuân Tụ (tức Hà sỹ Phu), ông Vũ cao Quận, đại tá Phạm quế Dương v.v… là những người thực sự tỉnh ngộ cơn ác mộng XHCN và đấu tranh cho dân chủ, tuy ở những mức độ khác nhau.
Còn những loại như bác sỹ Nguyễn khắc Viện là nhân vật cơ hội điển hình và đệ tử ruột là Vũ Cận (dù là có tập thơ “chống chế độ”, khoe là bí mật viết từ lâu). Những ai đọc và biết về hai nhân vật này, đều thấy họ là cái chong chóng, thổi mạnh là quay như đèn cù! Còn thạc sỹ Trần đức Thảo thì vì “luyện học thuyết Mác” mà ăn thịt cóc nên bị “tẩu hỏa nhập ma”, chẳng có ích gì cho dân tộc cũng như bản thân. Cái đáng trách nhất là ông ta đã để mafia đỏ dùng vào việc “đấu” ông Hà sỹ Phu trên báo Nhân dân, cơ quan nói láo của mafia đỏ!!!
Những người đấu tranh cho dân chủ mãnh liệt nhất chính là nông dân, như ở Đồng-nai, Thanh-hóa, Thái-bình v.v… vì họ ở vị trí dân thứ thiệt, chứ không phải là loại “quan bị cách” nên bật lò-xo, hoặc đánh cá độ “phe này phe kia”, và một bộ phận nữa là cộng đồng người Việt ở hải ngoại, nói chung.
Nêu lên những sự thật mắt thấy tai nghe nói trên, người viết chỉ muốn minh bạch mọi việc, để sau này có ai soạn lại lịch sử Việt Nam tránh bị lẫn lộn cảnh “râu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét