Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2008

Sự Tích Con Yêu Râu Xanh (Bài 17)




Sự tích: Con yêu râu xanh ở Việt Nam
* * * * *
Việt Thường

Bài 17

Sân bệnh viện 308 (tức bệnh viện Đồn Thủy cũ) chiếu phim ngoài trời, một thằng nhỏ 10 tuổi bị một bà già đặt ghế ngồi lên trước nó, thế là thằng nhỏ về nhà lấy dao ra đâm bà già chết tươi.

Những chuyện trẻ em trên dưới 10 tuổi đâm chết người xảy ra như cơm bữa ở khắp nông thôn, thành thị miền Bắc Việt Nam vào lúc Hồ chưa ngỏm. Nơi xảy ra khá phổ biến và giết người một cách tàn nhẫn, như sát thủ chuyên nghiệp, lại chính là khu tập thể sỹ quan ngụy cấp tá ở Đống Đa (Hà-nội).

Xin lưu ý rằng chuyện trẻ con giết người ở miền Bắc Việt Nam khi ấy là phổ biến và đều khắp ở mọi địa phương. Và, trẻ con, “những cháu ngoan bác Hồ” trở thành tai họa của xã hội. Chúng đi hàng đoàn, chọc ghẹo các người già; mới trên dưới 10 tuổi mà đã rượt theo bao vây những cô gái đi một mình để bóp vú, cấu mông. Nhiều vụ “hiếp dâm” tập thể của con nít đã xẩy ra (chuyện này nếu cho là “chưa thuyết phục” thì Lữ Phương có thể hỏi ông Kỳ “sữa”, cán bộ cao cấp của ngành du lịch ngụy quyền Hà-nội, xem bản thân ông ta trong một thời gian bao lâu và đã chứng kiến bao nhiêu vụ; hoặc có thể hỏi trung tướng công an mafia đỏ, nguyên tổng cục trưởng tổng cục bảo vệ kinh tế, khi còn là phó giám đốc công an mafia đỏ ở Hà-nội, xem hắn đã thụ lý bao nhiêu vụ, và ngay con trai hắn cũng ngang nhiên “bóp vú” cô giáo ở trường Lương-yên (Hà-nội); hoặc hỏi Hồng Vinh, nay là ủy viên trung ương mafia đỏ, chủ tịch hội nhà báo (láo) của mafia đỏ kiêm phó ban văn hóa tư tưởng (phó cho Nguyễn khoa Điềm), xem ngày hắn từ Hà-tĩnh về làm phóng viên nội chính của báo Nhân dân, hắn đã được đọc bao nhiêu biên bản về con nít giết người, hiếp dâm tập thể; cũng như hắn đã đọc bao nhiêu bản kiểm điểm của gái điếm bị giam ở Phủ-lý, Hoà-bình và Thái-nguyên khai đã được “công an”, cạo đầu mặc áo sư về trụ trì ở các chùa, đưa vào chùa hành lạc như thế nào. Vì tất cả mọi vụ nói trên bị Hồ xếp là “tiêu cực” do hậu quả của “chủ nghĩa thực dân mới” nên không bao giờ được đưa tin trên báo, đài).

Cầm sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 của ngụy quyền Hồ chí Minh biên soạn và phát hành mà hãi hùng. Trong phần học tính cộng, tính trừ cho lứa tuổi lên 6, lên 7 mà được dạy như sau:
- Hôm trước anh “bộ đội giải phóng” bắn chết 3 “thằng lính ngụy”, hôm nay lại bắn chết 5 “thằng” nữa. Hỏi trong 2 ngày anh “bộ đội giết được bao nhiêu”?

Trẻ em, “cháu ngoan bác Hồ”, ở lứa tuổi “đi ỉa còn phải có người lớn rửa đít cho” mà đã bị nhồi nhét toàn chuyện giết người thì hỏi rằng dù có cố tình đến đâu cũng không thể chạy tội cho tên Việt gian Hồ chí Minh về dã tâm của hắn muốn biến nhân dân Việt Nam thành sát thủ binh nô cho chiến lược toàn cầu của mẫu quốc đỏ.

- Nếu ai đó hỏi một đứa bé lớp 1 (tức 6 tuổi) rằng: “Lính ngụy là ai?” thì được nghe trả lời: “Là lính Sài-gòn!!!” Thật là đơn giản mà cũng thật là nguy hiểm và đau lòng cho những ai còn nghĩ đến Việt Nam.

Thật là rõ ràng họ Hồ muốn “trồng” những “con người mới XHCN”, là những con người chỉ có trong đầu một tiếng “giết”, và đối tượng để “giết” là Sài-gòn! (Nghĩa là nhân dân miền Nam). Cho nên chẳng có gì lạ, khi Bùi bình Thi và Đỗ Chu (hai nhà văn ngụy quân cộng sản) trong chuyến đi theo lính ngụy cộng sản xâm lăng miền Nam Việt Nam 1975, chút xíu bị “bắn” tại Tây-ninh, chỉ vì thấy đám lính ngụy cộng sản, tuổi chừng 17 cho đến 20 là cùng đã chôn cơm chúng ăn còn thừa chứ không cho các em nhỏ ở Tây-ninh lạc gia đình bị đói xin ăn, nên “phê bình” chúng. Bọn ngụy quân cộng sản trẻ tuổi đó (lính của tướng Trần Độ) tuyên bố với Bùi bình Thi và Đỗ Chu rằng: “Địt mẹ, cho chết cha nó hết cái giống ngụy đi!!!” (Lữ Phương có thể điện thoại hỏi Bùi bình Thi (ở Hà-nội) và Đỗ Chu (Bắc-ninh) để biết “hư thực ra sao”). Nếu “ông phó chính ủy ngụy quân cộng sản ở miền Nam” không giáo dục quân lính cộng sản vào Nam lòng căm thù ngụy như thế thì “bố tiên sư mấy thằng nhóc lính ngụy cộng sản đó” đâu dám làm tàng mà “tuyên bố” như vậy, mà còn định “bắn” ngay chính 2 nhà văn ngụy quân cộng sản của chúng, chỉ vì muốn chúng chí ít cũng “thử làm người một lần”.

Đường lối giáo dục của “chủ nghĩa Hồ chí Minh” của mấy cây bút “chống đối” là như vậy.

Còn đường lối thương nghiệp của “chủ nghĩa Hồ chí Minh” như mấy cây bút “chống đối” hư cấu thì như thế nào?

Hồ ví von rằng “cán bộ thương nghiệp và mậu dịch viên là nàng dâu trăm họ”. Nói kiểu đó, từ mồm Hồ mà ra, thì muốn hiểu sao cũng được. Tốt nhất là đưa thí dụ cụ thể cùng cách giải quyết của Hồ.

Câu chuyện Hồ “hóa trang” ra chợ Đồng-xuân (Hà-nội) mua 150gr tem tiêu chuẩn thịt của người già, nhưng “mậu dịch viên” của ngụy quyền Hồ chí Minh, đã ném một cục xương cho Hồ, như đã nêu ở trên, mà Hồ cũng lờ đi. Cho nên “mậu dịch viên”, theo chính sách “nắm chặt bao tử của dân” của Hồ, trở thành “đại diện thường trực” của Hồ để uốn nắn giáo dục người dân trở thành ngoan ngoãn chấp nhận mọi điều phi lý, mọi sự sỉ nhục, mọi hành hạ y như con thú trong giờ được huấn luyện.

Hà-nội, thuở Hồ còn ngự trị, là nơi duy nhất, có nghĩa là duy nhất cho cả miền Bắc XHCN của Hồ, là có bán bánh “Su-kem” ở cửa hàng Bô-đê-ga, ở phố Tràng-tiền. Người mua phải xếp hàng (cũng được); mỗi người chỉ được mua một cái (cũng được); nhưng “mậu dịch viên” bắt khách hàng phải ăn tại chỗ hoặc nếu muốn mang về thì chí ít phải cắn ăn tại chỗ một miếng đã rồi mới được mang chỗ còn thừa về nhà. Vô lý đến như vậy mà mọi người vẫn phải chấp nhận. Khi biết chuyện này, Hồ cho gọi Hoàng quốc Thình, lúc đó y giữ chức bộ trưởng nội thương của ngụy quyền, và hỏi hư thực ra sao. Thình xác nhận là có chuyện đó, vậy mà Hồ khen: “Nhân dân chịu khó xếp hàng mua bánh ăn như vậy chứng tỏ đời sống có tiến bộ”!!! Hoàng quốc Thình khoái quá, khoe với mọi người về chuyện này. ở cỡ “bộ trưởng” mà óc bã đậu như vậy. Hoàng quốc Thình đâu biết âm mưu của Hồ là dùng mọi biện pháp, trong đó có thương nghiệp, để huấn luyện toàn dân miền Bắc thành người gỗ, không biết phản ứng trước mọi sự phi lý; không biết liêm sỉ khi nhân phẩm bị chà đạp. Nên Hồ “rất hài lòng” về câu chuyện cách bán bánh ở cửa hàng Bô-đê-ga (Hà-nội). Nó giúp Hồ kiểm chứng hiệu quả “trồng người” của Hồ!

Trong tay Hồ nhào nặn, ngay cái gọi là “trí thức XHCN” cũng thoái hóa, bệ rạc. Thí dụ như bác sỹ Trần duy Hưng, nhờ hết lòng thờ phụng, tôn kính Hồ nên được Hồ chọn cho làm chủ tịch Hà-nội cho cân đối với bác sỹ Trần văn Lai thời chính phủ Trần Trọng Kim. ở cương vị “chủ tịch Hà-nội”, ngày nào bác sỹ Trần duy Hưng cũng được nhiều nơi mời đi tiệc tùng hiếu hỷ. Tất nhiên bác sỹ Trần duy Hưng đâu biết phép “phân thân” như “Tề thiên đại thánh”, nên chỉ có thể dự được ở một nơi. Khi chưa theo Hồ chắc chắn bác sỹ Trần duy Hưng nhớ làm lòng câu dạy của ông cha chúng ta rằng: “Miếng ăn là miếng nhục”. Nhưng khi thành đảng viên mafia đỏ và là kẻ tôn thờ Hồ thì với bác sỹ Trần duy Hưng, miếng ăn không như ông cha chúng ta dạy bảo, nên bác Sỹ Trần duy Hưng để vợ đến tất cả đám tiệc, mà bác sỹ Trần duy Hưng không đến được, để lấy hết phần ăn của bác sỹ Trần duy Hưng mang về!!!

Trẻ em còn khờ khạo nên dễ bị Hồ nhào nặn đã đành. Ngay “trí thức thời Pháp” để lại như bác sỹ Trần duy Hưng mà Hồ uốn cũng dễ như chơi!

Xin đưa vài thí dụ nữa kẻo me-xừ Lữ Phương lại nói rằng đó là cá biệt.

Tạm điểm đến luật sư Phan Anh. Ông luật sư này đã từng được coi là cấp tiến, đã từng là thành viên của chính phủ Trần Trọng Kim. Ông ta cũng từng lập ra “Phong trào thanh niên Phan Anh” (na ná như phong trào của Kỹ sư Kha vạng Cân ở trong Nam trước 1945 vậy). Và, cũng từng là bộ trưởng quốc phòng của Chính phủ Liên hiệp đa đảng (của những năm 1945-1951), bị Hồ đánh lừa qua hội nghị Fontainebleau ở Pháp nên để chiếc ghế bộ trưởng quốc phòng lại cho Giáp. Thời Tây, ông luật sư Phan Anh này đã từng cãi trong vụ án của ông “Hoàng minh Chính mà tiến sỹ Nguyễn thanh Giang của Hà-nội, mới đây có viết bài, khen tài cãi của ông Phan Anh khiến tòa án thực dân Pháp phải thua!(?)” (Không biết tiến sỹ Nguyễn thanh Giang có quá chủ quan không, chứ tài cãi của ông Phan Anh thuở đó không có nổi tiếng như các luật sư Nguyễn mạnh Tường, Trần văn Chương và ngay cả với luật sư Đỗ xuân Sảng). Ông ta là luật sư nhưng nổi tiếng về tổ chức các hoạt động thể dục thể thao. Còn tòa án thực dân Pháp thua trong vụ Hoàng minh Chính vì nó là công cụ của “thực dân xanh”, nên nó cũng biết tôn trọng “trò chơi pháp trị” chứ không dùng “luật chó sói của Lafontaine” như Hồ và “thực dân đỏ”! Cho nên Phạm Hùng, bị án tử hình, đang nằm chờ bị chém, được phái đoàn quốc hội Pháp qua, xét lại và cho hạ thành 9 năm tù (còn thua cha Nguyễn văn Lý mới đây bị án 15 năm tù thêm 5 năm quản thúc) thì làm gì có luật sư Phan Anh. (Xin đọc hồi ký “Hai lần án chém” của Phạm Hùng để có dịp so sánh “luật thực dân xanh” với “luật thực dân đỏ”!)

Luật sư Phan Anh dưới thời thực dân Pháp, dưới thời cụ Trần Trọng Kim cho đến một giai đoạn nhất định của Chính phủ Liên hiệp 1945-1951 (vì sau 1951, trên thực tế Chính phủ Liên hiệp đa đảng đã bị Hồ đảo chánh ngầm) thì oai phong, hào hùng như vậy. Khi vào tay Hồ, tuy được cho làm bộ trưởng ngoại thương nhưng thực quyền là ở trong tay Lý Ban và Nguyễn văn Đào. Cho nên luật sư bộ trưởng Phan Anh cũng… đói. Vợ con cũng thèm thịt. Vì thế mới dính vào chuyện của “anh chị xui” là phó thống đốc ngân hàng nhà nước trong vụ “ăn cắp tiền rách” để mua “giò chả” của Tân Việt hoặc của bà giáo Tích, và ăn bún thang bà Chưởng Đen ở chợ Đồng Xuân (Hà-nội)!

Thêm một thí dụ nữa về ông giáo sư bộ trưởng văn hóa Hoàng minh Giám. Hiên con trai ông ta đang là giám đốc sở thể dục thể thao Hà-nội.

Ông Hoàng minh Giám được Hồ cài vào đảng Xã hội, giữ chức phó tổng thư ký mà ông kỹ sư giám đốc nha khí tượng Nguyễn Xiển là tổng thư ký. Ông Hoàng minh Giám cũng là bộ trưởng bộ văn hóa, tiền nhiệm của Nguyễn văn Hiếu từ “bưng” sang Trung cộng làm “đại sứ” của “chính phủ phường chèo”, sau 1975 về thay ông Giám. Đi đúng con đường “giải phóng phụ nữ” của họ Hồ, nên mặc dù đã có vợ lai Pháp rất xinh đẹp, sau khi toa rập với Hồ, ông ta “dân tộc hóa hôn nhân” nên lấy thêm bà vợ hai là Việt 100%. Sau 1954, vào được Hà-nội, họ Hồ cho ra đời chế độ cung cấp đặc biệt cho “cán bộ” cao cấp của Hồ. Ông Hoàng minh Giám cũng được một thẻ cung cấp đặc biệt như mọi nhân viên cao cấp khác trong ngụy quyền Hồ chí Minh. Nhưng, khổ nhất là ở chữ “nhưng” này, vì ông ta hai vợ, ở hai vi-la: bà cả vi-la trước bệnh viện St. Paul; bà hai ở vi-la đường Tăng Bạt Hổ, liền tường bệnh viện bưu điện (sau bệnh viện bưu điện bị đuổi xuống khu Chợ Trời, chùa vua, để cho đại sứ Hà văn Lâu cư ngụ), cho nên ông ta phải đặt kế hoạch mỗi bà giữ thẻ cung cấp đặc biệt một tuần. Thành ra mỗi bà “một tuần no tiếp theo một tuần đói”. Chẳng biết “kẻ xấu” hay “phản động” nào xúi bà cả rằng ở cương vị vợ lớn việc gì phải chịu cảnh “ngang vai phải lứa” với bà hai. Lúc được xúi bậy như vậy thì tấm thẻ đang trong tay bà hai. Bà cả bèn đi thẳng tới bộ văn hóa (đường Ngô Quyền, Hà-nội) gặp ông Giám và nói rõ ý định của bà và yêu cầu trả lại thẻ cung cấp đặc biệt cho bà. Ông Giám sợ mất uy tín ở ngay văn phòng cơ quan, nên hứa lèo là chiều về nhà bà hai lấy rồi đem lại ngay. Chiều về ăn cơm với bà hai, ông Giám có dám mở miệng hay không thì còn là việc bí mật. Ăn cơm xong, ông Hoàng minh Giám tề chỉnh trong bộ đại cán 4 túi, màu xanh sẫm, ra xe hơi Volga màu vàng nhạt, đi chủ trì lễ khai mạc hội diễn chuyên nghiệp ở rạp Hồng-hà (tức rạp Olympia cũ ở phố Hàng Da). Vừa trong xe hơi bước ra, ông bị bà cả phục kích, xoắn cổ áo, thẳng tay cho một chưởng độ 5 thành công lực, khiến máu mũi tuôn ra. Bảo vệ vội giữ bà cả, để ông tháo chạy vào hậu đài.

Nghe chuyện này, Hồ cười cười. Và, hôm sau khi thư ký riêng của Phạm văn Đồng, kiêm vụ trưởng vụ tổng hợp phủ thủ tướng ngụy quyền Hà-nội, là Việt Phương, lên báo cáo tình hình như thường lệ, Hồ cho ý kiến rằng: “Đồng chí nào hai hoặc ba vợ thì từ nay mỗi vợ được riêng một thẻ cung cấp đặc biệt.” Thế là Trần huy Liệu cũng được hai thẻ, một cho bà vợ già khú đế và một cho bà hai cực xinh đẹp, nguyên là vợ Phạm Giao, con cả Phạm Quỳnh, do Trần huy Liệu giết chồng, cướp vợ. Khi Trần huy Liệu chết, bà vợ già nhất định đánh ghen trong ngày truy điệu. Cũng cái lệnh của Hồ là cho tổ chức truy điệu hai ngày: một cho bà cả chủ trì và một cho bà hai chủ trì. (Lữ Phương có thể hỏi ngay chính Trần văn Giàu về chuyện này xem để thấy việc lớn việc nhỏ đều qua tay Hồ, thì làm sao có chuyện Hồ bị “cho ra rìa”!)

Ngay những bậc gọi là loại “đại trí thức” như giáo sư thạc sỹ y khoa Hồ đắc Dzi, con rể tổng đốc Vi văn Định, anh em “cọc chèo” với tiến sỹ bộ trưởng giáo dục Nguyễn văn Huyên, là giám đốc trường đại học y khoa Hà-nội, tối tối hai vợ chồng cùng vợ chồng giáo sư bác sỹ Tôn thất Tùng (cháu rể Vi văn Định) ra tiệm phở “thím Liên Tàu” ở sân số nhà 34 Phan Chu Trinh ăn phở. Khi những tô phở nóng hổi vừa được bê ra, bà vợ giáo sư Hồ đắc Dzi cẩn thận moi trong xắc tay ra một lọ nhỏ. Đó là lọ “mì chính” (tức bột ngọt). Bà ta trịnh trọng chia cho mỗi tô phở một chút bột ngọt. Đó là của quý với dân thường Việt Nam, có lẽ như vụn kim cương vậy. Chỉ chút bột ngọt mang theo đó đủ là nhãn hiệu cầu chứng loại “cao cấp”, có khi giá trị hơn khệ nệ ôm theo cái bằng thạc sỹ. Nếu Lữ Phưong vẫn thấy chưa “thuyết phục”, xin điện thoại hỏi Hồ thể Lan, người phát ngôn của ngụy quyền Hà-nội, cũng là con gái thạc sỹ Hồ đắc Dzi xem có đúng 100% không! Hay hỏi giáo sư Tôn thất Bách cũng được.

Hai cập vợ chồng “đại trí thức” ấy được Hồ huấn luyện đến mức khư khư giữ lọ bột ngọt bằng ngón chân cái đó còn hơn giữ gia phả!!!

Hai vợ chồng Trần văn Giàu, tối nào chẳng “đi guốc gỗ” từ căn nhà góc đường Ngô Quyền – Hàm Long, đến “phở thím Liên Tàu” cùng ăn với Phạm ngọc Thạch, bộ trưởng y tế. Còn luật sư Nguyễn thành Vĩnh, từng là chủ tịch Mặt trận Liên Việt Nam bộ, thì gầy như bộ xương cách trí, mặc chiếc quần thâm của vợ, bê cái tô ra, cũng tiệm phở đó, mua về cho vợ con. Còn bản thân ông ta nhịn để giữ eo (mặc dù cân nặng độ 40kg)! Ông Vĩnh ở căn gác liền tường với khách sạn Hoàn Kiếm, là nơi cư ngụ của cái chính phủ phường chèo ở bưng, nhưng từ cấp thứ trưởng như Lữ Phương thì chưa đủ tiêu chuẩn ở chỗ đó, nên không có dịp như các ông, bà Trương như Tảng, Dương quỳnh Hoa, Trần bửu Kiếm v.v… để tận mắt thấy ông Vĩnh mặc quần của vợ thải ra với áo may-ô màu nước phở đi mua phở nhưng không dám ăn!

Với người có thiện chí thì những thí dụ “người thật việc thật” như trên là tạm đủ. Còn với Lữ Phương chắc vẫn còn “để xem sao!”

Qua chuyện kể trên, có thể có câu hỏi: Vậy là đời sống “cán bộ” cao cấp của Hồ đâu có xa hoa?

Thưa rằng không phải thế.

Hồ tổ chức ra hai bộ phận cung cấp. Về phía ngụy quyền thì do bộ nội thương chịu trách nhiệm. Về phía “đảng” mafia đỏ thì văn phòng trung ương mafia đỏ chịu trách nhiệm. Cho nên dù là bộ trưởng mà “bạch vệ” (tức không phải đảng viên mafia đỏ) như kiểu Phan Anh, hay phó thủ tướng như cụ Phan kế Toại v.v… cũng như bộ trưởng mà chưa là thành viên trung ương mafia đỏ, thì do bộ nội thương cung cấp, thì không đến nỗi đói lắm nhưng cũng chẳng lấy gì làm no. Còn loại “cán bộ” của Hồ mà nằm trong trung ương mafia đỏ thì cái chế độ chính trị lúc đó Hồ gọi là “Việt Nam dân chủ cộng hòa” nhưng văn phòng trung ương mafia đỏ cung cấp cho thành viên trung ương mafia đỏ theo “cộng sản chủ nghĩa”, tức là “làm theo năng lực nhưng lại được hưởng theo nhu cầu”. Chỉ vì cái “miếng đỉnh chung” đó mà thằng nào, con nào cũng cố gắng làm “người học trò giỏi của Hồ” để được hưởng theo nhu cầu. Vì thế người Hà-nội, thuở Hồ chưa ngỏm, mới đùa câu của Hồ tiểu di cho đệ tử theo kiểu “sấm” rằng:

“Tiên thiên hạ chi ưu
Hậu thiên hạ chi lạc”

Chính là Hồ dặn khéo:
“Tiên thiên hạ chi ưu tiên
Hậu thiên hạ chi lạc hậu”

Cho nên Hồ chết mới xây lăng, ướp xác v.v… và toàn bộ những thằng kế nghiệp Hồ đều ăn ở, hưởng thụ ra sao kể cả con cháu của chúng, chắc Lữ Phương không thể nào giả bị bịnh tâm thần mà chối rằng: không biết!!!

ở trong nước hiện nay, có ngòi bút “chống đối” nhắc đến việc Hồ khi chết, gia sản chỉ có “vài bộ quần áo và sổ tiết kiệm chỉ có hơn 3 ngàn”!(?) Đúng là người ta cố tình giả ngây thơ như bà phó Đoan của Vũ Trọng Phụng trong “Số Đỏ” khi bị Xuân tóc đỏ bị hiếp!!!

Những chứng minh trên đã quá đủ, khỏi cần phân tích cái “mẹo vặt” này của Hồ nhằm vừa lòng cái loại như bà phó Đoan và cậu Phước trong “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

Chỉ xin hỏi ngòi bút “chống đối” cho Hồ rằng:

- Từ ngày Hồ ngỏm, có ai dám vào ở cái “phủ chủ tịch” của Hồ và căn nhà gỗ, như ở các nước khác không?
- Từ ngày Hồ chết đã chi tiêu bao nhiêu thứ cho Hồ, thành tiên là bao nhiêu?
- Hơn ba ngàn trong sổ tiết kiệm của Hồ có đủ mua một đôi giày da cho một tên lính gác lăng không thôi?

Nếu không có cộng đồng người Việt ở hải ngoại tăng hiệu quả cho thì kiểu lý luận “cảm tính, lè phè” đó chắc chẳng ai biết đến. Trách nào lực lượng chủ lực là nông dân đâu có “nghe theo”!!!

Ngay Hoài Thanh, một bồi bút cung đình mafia đỏ, lương chính thiếu có “hai đồng” thì đạt tiêu chuẩn được cấp thẻ đặc biệt mua hàng ở cửa hàng Tôn Đản. Hoài Thanh bèn giả vờ đánh rơi nhật ký, trong đó ghi nỗi lòng lúc nào cũng muốn được “báo đáp công ơn bác và đảng đã cải tạo thành con người có lý tưởng”(?). Cuốn nhật ký của Hoài Thanh được trao cho công an và đến tay Tố Hữu. Hoài Thanh được Tố Hữu báo cho biết sẽ nâng lương (viện phó viện văn học) cho đạt tiêu chuẩn được mua hàng ở Tôn Đản. Hoài Thanh mừng quá, vội tổ chức cuộc bình thơ Tố Hữu. Chẳng biết “ma ám” hay “thiên bất dung gian” mà trong lúc cao hứng, Hoài Thanh lại lỡ mồm: “Anh (tức Tố Hữu) vốn sinh ra từ một nơi “sông không sâu, núi không cao” nên thơ anh hiền hòa. Thế là có kẻ ném đá giấu tay, viết thư nặc danh gửi cho Tố Hữu, kể nguyên văn buổi bình thơ, chỉ có chút nhận xét riêng. Đại ý: “Đồng chí Hoài Thanh tuy khen thơ của đồng chí “tức Tố Hữu” hết lời nhưng cái câu “sông không sâu, núi không cao” hình như bỏ lửng như vậy để mọi người nên cảnh giác đồng chí”, vì nếu nói đầy đủ thì sẽ là:

“Sơn bất cao,
Thủy bất thâm,
Nam đa trá!
Nữ đa dâm!”

Đòn “ném đá” thật hữu hiệu. Mấy ngày sau có quyết định nâng lương cho một số cán bộ ở Viện văn học. Vũ đức Phúc, cũng là viện phó, được nâng cho đủ tiêu chuẩn vào mua hàng ở Tôn Đản. Còn Hoài Thanh thì “chơớc quơớc”!

Thuở đó dân gian có câu:
“Tôn Đản là chợ vua quan
Vân Hồ là chợ trung gian, nịnh thần
Bắc Qua là chợ nhân dân
Hàng Bè là chợ công nhân anh hùng.”

Trong tay họ Hồ, đến lãng mạn như Xuân Diệu cũng trở thành “thực dụng tàn bạo”. Mỗi lần Xuân Diệu đi cơ sở bình thơ theo “quỹ văn hóa quần chúng” của cơ sở, đều đặt yêu cầu với ban tổ chức rất cụ thể:
- Ngày ăn mấy bữa. Thức ăn mỗi bữa ra sao.
- Không lấy tiền thù lao. Chỉ xin giúp đỡ cái này, cái nọ tính ra gấp chục lần tiêu chuẩn thù lao.

(Chuyện về Hoài Thanh, Xuân Diệu – Lữ Phương có thể điện ra cho nhà thơ trào phúng Yên Thao, ở Hà-nội, để biết hư thực. Còn dân gian nói về các chợ, có thể hỏi phu nhân tướng Trần Độ, vì xưa kia bà ấy là Cửa hàng trưởng cửa hàng Vân Hồ (Hà-nội).)

Còn nhà trí thức Huỳnh văn Tiểng, từ khi theo Hồ thì bỏ luôn đặc tính hào phóng của “dân Nam-kỳ”, để ăn cơm với vợ, ăn bữa nào trả tiền bữa ấy rất chi là sòng phẳng. Chuyện này do nhà thơ Trinh Đường và nhà triết học Trường Lưu ở chung nhà với vợ chồng Huỳnh văn Tiểng kể lại, chí ít cũng vài trăm người biết. Lữ Phương cũng có thể kiểm chứng.

Riêng vợ chồng Phạm văn Bạch, một đại phú của miền Nam, nên hồi 1945, Hoàng quốc Việt theo lệnh Hồ vào Sài-gòn để “giảm” uy thế của nhóm Trần văn Giàu và Dương bạch Mai, đã “tiến cử” Phạm văn Bạch vào ghế chủ tịch Nam-bộ. Sau 1954, Phạm văn Bạch ra Hà-nội ngụ tại vi-la ở ngõ Trần Hưng Đạo, đối diện cổng sở công an Hà-nội. Hai vợ chồng Phạm văn Bạch nuôi một bà già để hầu hạ. Gốc đại phú ở Nam-bộ; lại giữ ghế Chánh án Tòa án tối cao ngụy quyền Hồ chí Minh; lại đi theo con đường “giải phóng nô lệ” của Hồ, ấy thế mà mỗi lần bà già người làm lỡ tay làm vỡ cái chén ăn cơm là phải để cho vợ Phạm văn Bạch nhéo thâm tím khắp người. Nhiều lần bà già này chạy sang sở công an trình báo nhưng “công an bạn dân” khuyên bà nên nhẫn nhịn, coi đây là phục vụ “tổ cuốc”, dù sao cũng không đau khổ hay bị chết như ra chiến trường!!! Một đại phú, lại có học và gốc Nam-bộ mà vào bàn tay Hồ nhào nặn cũng thành biển lận trội hơn nhân vật trong kịch của Molière hay tiểu thuyết của Balzac!

Những tầng lớp trên và có học trong xã hội của Hồ kiến tạo là như vậy, thì tầng lớp dưới, đã ít học lại lúc nào cũng đói đến mức sang thời nhà văn Nguyễn huy Thiệp nổi danh rồi mà cái xã hội đó vẫn làm một người như Nguyễn huy Thiệp đói (trả lời phỏng vấn của báo Libération) cho nên phép lạ xuất hiện.

Những năm gần đây, nhiều thước phim, quay lại cảnh chiến tranh ở Việt Nam, được chiếu trên màn ảnh truyền hình. Một cảnh vừa đau lòng vừa hài hước là cảnh ngụy quân cộng sản Hà-nội đặt gót xâm lược vào Sài-gòn, ngày 30-4-1975. Bên cạnh những tên lính mặt non choẹt, gầy gò; những người dân bồng bế con cái khóc than; xác người xác xe đầy đường thì Lê đức Thọ, Văn tiến Dũng, Võ nguyên Giáp mặt mũi béo tốt, ngoác miệng ôm nhau cười, lộ rõ những chiếc răng trắng hếu và cái cổ họng đỏ lòm! Chúng cười trên nước mắt, trên xác chết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Chúng cười vì dưới tài nhào nặn của Hồ, những thanh niên nam nữ miền Bắc Việt Nam, bị đói thường trực, đã thành con thú lao vào máu thịt như điên như rồ!

Chúng cười vì chúng nghĩ rằng chúng là kẻ thắng!

Nhưng, phép lạ đã xuất hiện.

Bao năm bị nhồi nhét những luận điệu tuyên truyền theo kiểu “tô hồng, bôi đen” hiện thực của ngụy quyền Hồ chí Minh, đến mức những đệ tử chóp bu của Hồ như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Lê đức Thọ, Văn tiến Dũng, Tố Hữu cũng tin ở những lời nói láo do chính chúng đồng lõa với Hồ bịa đặt ra.
Bọn chúng cùng với lũ ngụy quân cộng sản và tụi ở bưng nhào về thành thị, không đứa nào dám nói với đứa nào, nhưng chúng cùng có chung một tâm lý của những hồn ma bị giam ở ngục tối âm-ty, bỗng một phút ngả vào thiên đường.

Lũ ngụy cộng sản đầu tiên vào được dinh Độc-lập đã biểu diễn động tác của các “anh bộ đội cụ Hồ” bằng chui vào xe tăng bê các thúng gạo dự trữ ra đổ đi, tranh nhau thúng mủng để vào dinh Độc-lập xúc từng thúng “quẹt gas” và “transistor” có khắc các chữ “Tổng thống Nguyễn văn Thiệu thân tặng”. Khi chia “quả thực” đã xong, bọn chúng thản nhiên tắm và vo gạo ở bồn nước trước dinh để nấu cơm. Củi thì “tạm” hạ một vài cửa sổ xuống, chẻ ra để đun. Lữ Phương thử “khách quan” nhận xét xem những hành động của “anh bộ đội cụ Hồ” như vậy là “anh hùng giải phóng” hay là của một bầy lính man rợ, lạc hậu trong đội quân xâm lược? Sau này, Bùi Tín cũng như Nguyễn trần Thiết, viết bài tranh công xem ai là kẻ nhận sự đầu hàng của Big Minh, nhưng chẳng ai dám trung thực viết lại những cảnh đó!!!

Sau khi cơm no bụng và kiểm tra lại số “quẹt gas” và “transistor” có đủ không hay bị đồng đội, đồng chí “thuổng” mất, bọn ngụy quân cộng sản chia nhau lục soát hết dinh Độc-lập, không phải để “tìm địch” mà để tìm xem những gì có thể cướp được. Thôi thì từ dây dẫn điện, bóng đèn điện, màn che cửa, bọc nệm ghế v.v… đều bị cắt ra chia nhau. Vì thế, chỉ một ngày sau, tức 1-5-1975, các đầu nậu mafia đỏ từ Hà-nội bay vào tổ chức mít-tinh, dây điện bị ngụy quân cộng sản lấy hết nên Lê đức Thọ phải một tay chỉ cho Tôn đức Thắng “đánh vần” diễn văn, một tay cầm quạt nhè nhẹ quạt cho Tôn đức Thắng đỡ rôm sẩy! Còn Trường Chinh, lóa mắt trước sự giàu đẹp của miền Nam, vội vàng tuyên bố: “Miền Nam phải tiến ngay lên chủ nghĩa xã hội.” Đó là tiếng lóng của tụi mafia đỏ Hà-nội mà nghĩa đen là: “Phải cướp hết tài sản của nhân dân miền Nam; phải bỏ tù không xét xử mọi thành phần không thích hợp với chế độ mafia đỏ; phải đuổi dân thành phố, thị xã đi lưu đày ở nơi hoang hóa; phải tăng cường các nhà tù để bóc lột lao động; và cái ý nghĩa quan trọng nữa là: “Dẹp ngay các đoàn tuồng, chèo chính trị”, trong đó có cái chính phủ phường chèo mà Lữ Phương từng vinh dự được đóng vai phụ (tức thứ trưởng)!

Còn Lê Duẩn, thận trọng hơn Trường Chinh, vội vã đi thăm các nhà công thương nổi tiếng của miền Nam để ve vuốt, vì sợ họ dzọt mất. Cho nên Duẩn mới chụp ảnh chung với ông Nguyễn thành Nam, chủ hãng National, và tuyên bố “duy trì 5 thành phần kinh tế”. Một số nhà công thương miền Nam, không hiểu ngôn ngữ của mafia đỏ Hà-nội nên bị lừa trắng mắt. Vì, Duẩn nói là duy trì 5 thành phần kinh tế để chờ sát thủ thân tín của Hồ là Đỗ Mười vào, sẽ làm một quả “thiến nhanh”, “thiến mạnh”, “thiến trọn vẹn” những ai có tới một chỉ vàng. Thế là đổi tiền, thế là chiến dịch X1 và X2. Thế là tổ chức cho quân, dân, cán, chính của miền Nam đóng tiền học 10 ngày. Và sau 10 ngày không phải đóng tiền vì không học nữa mà là đi tù. Quả lừa đó là thành tích của Cao đăng Chiếm được Lê Duẩn khen và chuẩn y. Còn Trần quốc Hoàn (bộ trưởng công an), phải chờ sau vụ “vàng và hạt xoàn” trong nhà gián điệp ba Tàu cộng mới đẻ ra cái trò “kim loại màu vàng và đá quý” để cướp không vàng thật và hạt xoàn của nhân dân miền Nam!

Mọi sinh hoạt ở miền Bắc chỉ còn thoi thóp, vì không chỉ dân miền Nam tập kết ra Bắc, mà “thủ trưởng” lớn nhỏ của các cơ quan, cán bộ, công nhân viên và dân thường đua nhau vào Nam để tìm cơ hội đổi đời. Nhất là sau vụ Hà-nội ồn lên về việc nhà mấy đại tá ngụy quân cộng sản, ở khu tập thể Đống-đa, bị “an ninh quân đội” khám xét mà có nhà có hàng chục cái xe đạp, 4 ti-vi, hàng trăm đồng hồ, hàng thùng xi-líp ny-lông của nữ giới màu sắc chói chang, hàng chục ca-sét v.v…

Tiếp theo là các chợ trời đều tràn ngập hàng hóa từ miền Nam theo chân lũ quân xâm lược về thăm quê nhà. Ga-len và ngay cái đài bán dẫn Orionto của Hung; Xiang-mao của Trung cộng, từng là “hạnh phúc” và “niềm tự hào” của “dân, quân, cán, chính” của miền Bắc nay đều trở thành lạc hậu, chỉ thiếu điều bị vứt ra đống rác. Giờ là Sony, National, Aiwa, Hitachi v.v… Còn đồng hồ, tha hồ mà chọn, đủ cả “hai cửa sổ”, “ba cửa sổ” chẳng ai thèm ngó đến đồng hồ Poljot của Nga-xô mà mới trước đó vài tuần, riêng tiền mua cái phiếu thôi cũng trị giá bằng lương của “cán sự bậc 4”! (Tức 75 đồng tiền Hà-nội của năm 1975).

Các sứ quán Nga-xô, Trung cộng, Mông cổ, Bắc hàn, Algéria cũng đua nhau mang hàng va-ly tiền giấy của ngụy quyền Hà-nội vào Sài-gòn sắm các hàng điện tử đem về nước! Đặc biệt sứ quán Trung cộng, cả lũ lên cơn “Tô Định”, chỉ muốn vơ vét hết, nên bịa chuyện điện về Bắc-kinh xin cho một tàu thủy mang tên Hồng-kỳ vào Đà-nẳng vận chuyển giúp, nhưng kỳ thực là cướp các đồ điện tử, trong đó có dàn máy tính ở Đà-nẳng mang về Tàu lục địa.

Xin hỏi nhà lý luận Lữ Phương cũng như tướng Trần Độ (tự hào thành tích “giải phóng” miền Nam Việt Nam) rằng bản thân tụi dân, quân, cán, chính của ngụy quyền Hà-nội, cả lớn cả nhỏ đều vào Nam giết người cướp của lại còn rủ rê, cho phép đồng minh Nga-xô, Trung cộng, Bắc hàn cùng vào cướp bóc như vậy thì phải gọi là “giải phóng” hay “xâm lược”. Xin đừng loanh quanh mà hãy cố dũng cảm trung thực lấy một lần để trả lời rõ ràng là xâm lược hay giải phóng?(!)

Nhân sự trong ngành thương nghiệp của ngụy quyền Hà-nội khôn khéo kết hợp “cái chung” và “cái riêng” rất chi là Hồ chí Minh. Nghĩa là, chúng mang nắm giấy vụn của Hà-nội, được gọi là tiền, để mang vào Nam vơ vét không thiếu một thứ gì, từ cái xi-líp nữ cho đến các loại xe Falcon; Peugeot 404, 504; Mercedes; Toyota v.v… và xe gắn máy Honda, Suzuki v.v…; đồ điện tử; áo quần, mùng mền cho đến cả mì ăn liền, để bán ở cửa hàng cung cấp đặc biệt cho trung ương (cạnh nhà hàng Phú Gia, phố Hàng Trống, Hà-nội) với giá bằng một phần năm giá mua vào, nghĩa là bù lỗ!!! Ngay nhạc sỹ Đỗ Nhuận, với tư cách tổng thư ký hội nhạc (mafia đỏ) cũng lấy tiền quỹ của hội, vào Sài-gòn mua 5 cái đàn dương cầm nhãn Yamaha mang về Hà-nội, đem biếu con gái Lê Duẩn một cái; con gái Trường Chinh một cái; bản thân “mượn không thời hạn” một cái, còn nhạc sỹ cả hội dùng chung hai cái!!!

Các ngành, các bộ từ Hà-nội đua nhau vào giành giật nhà cửa, xe hơi, đồ đạc để làm cơ sở phía Nam và chuyển ra Bắc. Ngụy quyền Hà-nội lại còn bày trò cấp giấy phép vào Nam. Việc buôn bán giấy phép thật là nhộn nhịp ở câu lạc bộ Thống Nhất, ở cửa sau của ủy ban nhân dân thành phố Hà-nội; ở các văn phòng khu công an; ở văn phòng ủy ban thống nhất (đường Cao Bá Quát); ở văn phòng bộ giao thông vận tải và ở ga Hà-nội. Giá một giấy phép lên tới 300 đồng tiền Hà-nội lúc đó, nghĩa là hơn lương tháng của “chủ tịch nước”!!! Còn vé tàu liên vận và xe hơi “Bắc-Nam” thì chỉ có chợ đen với giá gấp 5 đến 10 lần giá chính thức. Rất nhiều cán bộ cơ quan, sỹ quan và lính ngụy cộng sản cũng như công an ngụy bỏ việc tìm đường vào Nam. Đây là điều chưa từng bao giờ xảy ra dưới chế độ mafia đỏ Hồ chí Minh ở miền Bắc Việt Nam cho đến ngày 30-4-1975! Nghĩa là người ta không sợ sợi dây cột bao tử của chế độ nữa.

Nếu tập đoàn Lê Duẩn phấn khởi về cái gọi là “mùa xuân đại thắng” bao nhiêu thì người dân thường, kể cả cán bộ, công nhân (giai cấp tiên phong) lại tỏ ra thất vọng cứ như chính họ bị thất bại. Điển hình là ở công trường Đập sông Đáy ở Hà-tây.
Tại công trường Đập sông Đáy lúc nào cũng có hàng vạn người lao động. Đó là công nhân xây dựng chuyên nghiệp của các công ty Thủy lợi; lao động là nông dân bị đi sưu; lao động là học sinh, sinh viên, xã viên hợp tác xã tiểu thủ công và cán bộ, công nhân viên bị đi theo “nghĩa vụ lao động” (3 tháng/năm).

Tin Big Minh đầu hàng và “chiến dịch Hồ chí Minh” (tức xâm lăng miền Nam) thắng lợi hoàn toàn được đài phát thanh truyền tới hệ thống loa của công trường. Cả rừng người trên công trường, im như thóc, nghe đài. Sau bản tin chiến thắng là bài hát của Phạm Tuyên “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” ông ổng sủa lên. Rừng người vẫn im lặng, và như một mệnh lệnh từ một đấng vô hình, tất cả chẳng ai bảo ai, tự động bỏ việc đi về lán, lủi thủi như người mất hồn.

Vài tiếng đồng hồ sau, ban chỉ huy công trường phải gọi loa tập hợp lao động toàn công trường để mít-tinh chào mừng “chiến thắng”. Mọi người đến chỗ tụ họp cứ như đi đưa ma, chỉ có tiếng muỗi đêm bay vo vo. Đại diện ban chỉ huy công trường đọc lại “tin chiến thắng”, rồi đọc quyết tâm thư của toàn công trường gửi lên “trung ương đảng và chính phủ”. Như mọi lần là cả công trường vỗ tay như sấm rồi hát hò hoan hỉ. Nhưng lần này, chẳng một ai vỗ tay, kể cả thành viên “đoàn chủ tịch” cuộc mít-tinh. Quản ca của công trường bắt nhịp hát bài “giải phóng miền Nam”, cũng chỉ có mình hắn hát. Tất cả tự động giải tán về lán.

“Sài-gòn thất thủ” như tiếng sét, khiến mọi người bàng hoàng quên hẳn vai kịch hằng ngày để sống đúng với con người thật.

Kẻ viết những dòng này có mặt ở công trường Đập sông Đáy đúng hôm đó, theo lời mời của giám đốc công ty Thủy lợi số 3. Dự mít-tinh xong vội ra về cùng giám đốc công ty và phóng viên báo Nhân dân là Vũ Hạnh. Khi đi qua lán, nghe nam nữ công nhân đang chua chát chửi:
- Đ… mẹ tụi miền Nam sướng quá hóa quẩn. Hàng triệu quân mà đánh đấm như vậy. Làm tướng và tổng thống gì mà hèn thế, không dám bắn một phát vào đầu tự tử cho con cháu sau này được hãnh diện mà đầu hàng một cách hèn hạ như vậy!
- Mình cứ tưởng miền Nam sẽ ra giải phóng cho kiếp trâu chó của chúng mình, nào ngờ, đù mẹ nó, thế là hết hy vọng! Để cho bọn chúng được nếm mùi “xã hội chủ nghĩa” rồi mới hết phản chiến với du ca. Đ… mẹ cái thằng Trịnh công Sơn!
- Bọn mấy cái mặt trận dân tộc với liên minh rồi sẽ hết cả tộc với liên. Thân phận bọn Trịnh đình Thảo chưa chắc đã được như Nghiêm xuân Yêm, Đỗ xuân Sảng.
- Ông mà gặp mấy thằng nhạc sỹ làm bài hát phản chiến thì ông nhét cà vào mồm nó.
- Đ… mẹ nó lại làm bài hát ca ngợi “đảng” và “bác” xin đầu quân “ông Lành” (tức Tố Hữu) thì có khi nó cho mày bú cà nó đấy!

(Có thể còn được nghe giai cấp công nhân “thổ lộ” nhiều bí mật nữa. Nhưng, giám đốc công ty Thủy lợi số 3 “sợ” quá nên cứ thúc ra xe về Hà-nội.)

Nghe những “nỗi lòng” nêu trên của “giai cấp chính thống công nhân của miền Bắc XHCN” từ cái thuở 1975 đó mới càng thấm thía trước cảnh lũ khóc mướn cho Trịnh công Sơn ở hải ngoại. Đúng là “ăn cơm “tự do” thờ gia nô cộng sản”.

Sau này, tập đoàn cộng sản Việt gian đã làm một sự sai lầm không thể cứu vãn. Đó là chúng đưa các quân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa ra các trại tù ngoài Bắc. Thế là ngay cả những người dân miền Bắc, quá nghèo khổ, không dám và không thể vào thăm miền Nam được, đột nhiên được biết miền Nam qua những con người bằng xương bằng thịt bị tù đày đó và thân nhân của họ từ miền Nam ra thăm nuôi. So sánh với hình ảnh của con người miền Bắc bị hơn 20 năm trong tay tập đoàn sát nhân Hồ chí Minh, dù mù cũng thấy đâu là người đâu là thú. Và, công trình tẩy não, xuyên tạc của tập đoàn Việt gian Hồ chí Minh bị sụp đổ như lầu đài cát. Tất cả các vị quân, dân, chính của Việt Nam Cộng Hòa bị đưa ra nằm tù ngoài Bắc đều là nhân chứng về chuyện này. Khi ra Bắc thì bị ném đá. Khi trở về Nam thì bị ném bằng thuốc lá, bánh chưng! Lữ Phương và những “đồng chí” của Lữ Phương có thể kiểm chứng dễ dàng. Đó là sự thức tỉnh để những năm 1978 trở đi, nhiều người miền Bắc đã đoạn tuyệt với cái bánh vẽ vĩ đại của tên phù thủy Hồ chí Minh, tình nguyện đến xứ sở của đế quốc Mỹ và đồng bọn “xin được bị bóc lột”, vì quá sợ cảnh làm chủ nhân của thiên đường XHCN, dù biết rằng ba người ra đi chắc chắn một người sẽ làm mồi cho cá biển Đông!!! Nghĩa là, ngay dân miền Bắc XHCN, thì sau 30-4-1975, chợt tỉnh cơn mộng du trên đường lầy do Hồ Việt gian lựa chọn, và họ thà chết còn hơn tiếp tục đi con đường lầy của họ Hồ, dù có người đã u mê trên con đường đó một phần tư thế kỷ!

Những người miền Bắc XHCN được dịp vào phần đất của Việt Nam Cộng Hòa, ngay cả những người nhiều đời ở cái đất Hà-nội phồn hoa của thuở trước 1954, đều ngỡ ngàng cứ như “chim chích lạc rừng”. Tại Sài-gòn, hàng hóa chất cao như núi suốt từ phố Lê Lợi qua Trần Hưng Đạo vào tận Chợ-lớn, chưa kể các nơi khác. Người bán “lễ phép” đến mức nhiều người Bắc “phát hoảng” vì đã bao năm ở ngoài Bắc, chỉ có cảnh người mua phải nịnh và lễ phép với người bán.

Sách báo của Sài-gòn bán ra cũng nhiều. Đâu đâu cũng có, nhất là ở “passage” của cao ốc Eden. Có thể mua cả các sách Mác-xít thoải mái, đủ loại. Và, tác giả công khai thích Mác, không chỉ là ngoại quốc mà ngay chính nhà trí thức nổi tiếng là giáo sư Nguyễn văn Trung, từng dạy ở trường Võ-bị Đà-lạt!!! Cả thơ của Paul Eluard, cả A. Gide bên cạch I-li-a E-ren-bua, Gô-gôn. Và Verlain bên cạnh Pút-xkin v.v… Nghĩa là ở xã hội Việt Nam Cộng Hòa tha hồ độc giả đỏ, xanh, trắng và cả mọi loại Serie noire đều được hết. Chỉ sợ không có thì giờ đọc, không đủ tiền mua.

(Còn tiếp một kỳ)

Không có nhận xét nào: