Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.



Mở lại hồ sơ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm
(phần 1)

Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2007-09-10


Ngày này đúng 50 năm trước, Bán nguyệt san Nhân Văn số 1 ra mắt tại thủ đô Hà nội của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, mở đầu cho giai đoạn hai của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.

.
Trích sách Trăm Hoa Đua Nở trên Đất Bắc. Tấm lòng muốn đổi mới, đòi trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ của những người chủ trương đã chuyển hoá thành sự náo nức của người dân thành thị đón chào một luồng gíó mới đầy hứng khởi, và khơi dậy niềm khát khao dân chủ tự do nơi không ít thành phần trí thức.

Hình bìa cuốn Giai phẩm Mùa Thu
Phong trào bùng phát mạnh mẽ, nhưng chỉ sau ba tháng đã bị dập tắt và phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trở thành vụ án Nhân Văn Giai Phẩm bởi tất cả những ai liên hệ sau đó đều chìm vào cơn ác mộng đoạ đầy suốt mấy chục năm. Ban Việt ngữ nhân dịp này mở lại bộ hồ sơ đầy oan khuất này bằng một loạt 10 bài do Nguyễn An thực hiện. Mời quý thính giả nghe bài thứ nhất do Thy Nga trình bày.

Một kỷ lục

Báo Nhân văn và các ấn bản Giai Phẩm có mặt tại miền Bắc Việt nam, lúc bấy giờ là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đúng 50 năm trước.

Nhân Văn là một bán nguyệt san xuất bản tại Hà nội, và sống vỏn vẹn chưa đến ba tháng với năm số báo, tính từ số 1 ra ngày 15 tháng 9 năm 1956 và số sáu chưa in xong thì báo bị đóng cửa ngày 15 tháng chạp cùng năm.

Trước đó, vào tháng hai năm 1956, đã xuất hiện Giai Phẩm Mùa Xuân, nhưng ấn bản này bị tịch thu ngay. Cuối tháng tám, xuất hiện Giai Phẩm mùa Thu, 10 ngày sau tái bản Giai Phẩm Mùa Xuân, rồi cuối tháng 10, lại có Giai phẩm Mùa Thu tập 2. Qua tháng 11 thì có Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 và đến tháng 12 là Giai Phẩm Mùa Đông.

Phải nói thêm một tờ báo nữa xuất hiện đồng thời với Giai phẩm Mùa Thu tập 2, nhưng do giới sinh viên đại học thực hiện, và chỉ ra được đúng một số duy nhất, là tờ Đất Mới, và môt tờ báo khác cũng nương theo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm mà mạnh dạn ăn nói là tờ Trăm Hoa của nhà thơ Nguyễn Binh.

Tính theo thời gian, thì tuổi thọ của Nhân Văn Giai Phẩm chưa đầy một năm. Nói chính xác là chỉ có hơn 10 tháng, kể từ lúc xuất hiện Giai Phẩm Mùa Xuân cho đến lúc báo Nhân Văn bị đóng cửa. Tính theo số ấn phẩm, thì chỉ có 10, gồm 5 Giai Phẩm và 5 số báo Nhân Văn.

Tuy nhiên, Nhân Văn Giai Phẩm đã ghi lại những kỷ lục mà cho đến nay, với 61 năm lịch sử của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chưa có một diễn biến nào vượt qua được. Riêng nhà văn Hoàng Tiến trong bài viết gần cuối thế kỷ 20 đã gọi đây là một “vụ án văn học, có thể nói là kinh thiên động địa, chưa bao giờ xẩy ra ở Việt Nam với tầm vóc quy mô như thế.”

Tác động mạnh mẽ đến xã hội

Nhân Văn Giai Phẩm thường được nói đến như một phong trào, nhưng nếu coi đó là một phong trào, thì phải nói là thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo, và thiếu cả phương tiện.

Mặc dù thế, Nhân Văn Giai Phẩm đã tác động mạnh mẽ đến xã hội đến nỗi ngày đầu tiên phát hành báo Nhân Văn tại Hà nội đã là một ngày hội của quần chúng, như lời nhà thơ Lê Đạt, một trong những người chủ trương kể lại, trong cụôc phỏng vấn do nhà nghiên cứu Thụy Khuê thực hiện tại Paris năm 1999 cho tạp chí Văn học của đài RFI như sau:

"Ðời tôi thì chưa bao giờ tôi thấy một tờ báo mà được hoan nghênh như thế. Tức là khi số 1 Nhân Văn, từ nhà in Xuân Thu ra đến Nhà Hát Lớn, vào khoảng độ gần 2 cây số, thì có khi người bán báo phải đi đi về về đến 10 lần để lấy báo tại vì hết ngay và người ta chen ra đường người ta mua, thậm chí người ta đưa tiền ra mà không ai lấy tiền trả lại cả!

Lúc đó tôi đứng đấy tôi nhìn thì tôi mới thấy Lenin nói rất đúng là "cách mạng là ngày hội của quần chúng", không biết ngày hội nó có kéo dài nhiều không nhưng đúng là ngày hội của quần chúng thật, tức là: không thể đi được! Bản thân tôi, tôi cũng không đi được. Cứ ra là người ta lấy hết báo, lại vào lại và cứ liên tục như thế mà chẳng quảng cáo gì cả. Số báo Nhân Văn ấy thì sau khi nó ra rồi mà đi đâu tôi cũng thấy người ta nhắc lại mấy câu thơ của tôi, tức là:

"Đem bục công an đặt giữa trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường nhà nước.”

Nhất là sinh viên thì ủng hộ rất nhiều. Tờ báo Nhân Văn lập tức phải in lại, in lại sau có một hai ngày gì đó."

Bị tiêu diệt, đầy đoạ.

Đáp lại, nhà nước Cộng sản tại miền Bắc thời bấy giờ đã huy động toàn bộ lực lượng để đối phó, nói thẳng ra là để tiêu diệt. Người trực tiếp đứng ra thực hiện chiến dịch này là nhà thơ Tố Hữu, lúc ấy là trưởng ban Tuyên Huấn trung ương của đảng. Không có ai bị lãnh án tử hình theo nghĩa là đem ra pháp trường bắn, nhưng tất cả những ai liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm đều bị đầy đọa. Đầy đoạ nhiều ít tuỳ theo mức độ liên quan.

Người liên quan nhiều thì bị đầy đọa nhiều, ít thì bị đầy đọa ít. Nhiều có nghĩa là bị đưa ra toà kết án tù, bị khóa sổ sáng tác, bị gạt ra ngoài lề mọi sinh họat văn học nghệ thuật và bị bao vây kinh tế - nghĩa là đói, còn ít thì bị đưa đi lao động cải tạo, gọi là để xâm nhập thực tế, rồi cho sống lay lất, và cũng bị gạt ra khỏi sinh họat văn học nghệ thuật, còn nếu chỉ đụng đến nhưng thật nhẹ, như là từng đọc qua một hai bài, từng phát biểu một ý kiến không tích cực chống, thì lý lịch cũng bị coi là có tì vết và ảnh huởng suốt đời.

Số người nằm trong trường hợp này không phải là ít, nhưng không rõ là bao nhiêu. Mời quý thính giả nghe nhà thơ Lê Đạt nói về chuyện này như sau, cũng trong một cụôc phỏng vấn do nhà nghiên cứu Thuỵ Khuê thực hiện năm 1999:

"Không thể đếm xuể được tại vì những người người ta ủng hộ như là sinh viên đều là những phần tử ưu tú cả, hay là những cán bộ (thì) người ta cũng khao khát một nền dân chủ, nghĩa là chỉ cần có một tờ Nhân Văn, đọc một tờ Nhân Văn hay là gửi tiền đến Nhân Văn thì sau khi Nhân Văn bị đánh rồi thì người đó coi như bị vào sổ đen hết. Có thể là anh phải chuyển công tác, có thể anh phải đi lao động, tôi đã gặp rất nhiều sinh viên, những cô sinh viên trẻ phải đi lao động rất lâu năm vì đã đọc Nhân Văn, thì cái số người ấy tôi không đếm xuể được.

Chính bây giờ tôi cũng tự hỏi đấy: "Không biết là mình đối với họ mình có tội gì không?" Lẽ dĩ nhiên là trong một cuộc đấu tranh cho cái mới thì chúng ta mỗi người phải chịu một ít. Nhưng họ, đúng là họ không có ý thức gì cả, họ chỉ ham muốn, ham muốn thì không có gì sai lầm cả. Đọc một tờ báo, gửi một cái viện trợ... mà sau này nó kéo, có khi nó kéo cả một đời họ, mà tôi không đếm xuể được.

Mà ở Việt Nam thì không có gì nó rõ ràng cả. Cái chữ nó rất "neutre" rồi mà lại rất gay go, người ta gọi là liên quan. Liên quan là dính líu đấy thôi. Nhưng mà anh đã liên quan là anh gay go lắm. Liên quan với Nhân Văn, liên quan với địa chủ, liên quan với tư sản... thì tất cả những người này cũng là một thứ liên quan mới; liên quan với Nhân Văn là khổ lắm, nhất là lớp sinh viên trẻ, đi lao động, đi cải tạo, khổ lắm. Mà có phải chỉ Hà Nội đâu, ở những các nơi, các tỉnh đều có người ủng hộ cả, thì những người đó mình không bao giờ biết thân phận họ cả."

Một vụ án kỳ quặc

Vì có người bị tù tội, bị trừng phạt, nên Nhân Văn Giai Phẩm còn là một vụ án. Chỉ có trên dưới một chục người bị lãnh án, và không một ai bị nêu tội danh là Nhân Văn Giai Phẩm, cả mặc dù ai cũng biết đó là lý do đích thực.
Còn lại hầu hết không bị tuyên án chính thức, không bị bỏ tù, nhưng bị đưa đi lao động cải tạo tại các công nông trường. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sau này nhớ lại, trong cuộc chuyện trò với một phái viên của RFA:

"Năm 1958, cụ thể là như thế. Chúng tôi 5 người phải đi thực tế ở Điện Biên Phủ lâu dài. Thế thì 5 người đó là những ai? Thứ nhất là Nguyễn Huy Tưởng, bí thư đảng đoàn Hội Nhà Văn. Thứ hai là Hùynh văn Đứng phụ trách về Hội Mỹ Thuật, là đại biểu quốc hội. Thứ ba là nhà văn Nguyễn Tuân, phó chủ tịch Hội Nhà Văn. Thứ tư là Văn Cao.

Thứ năm là tôi. Thế thì khi đưa chúng tôi lên giưới thiệu cho ông Chu Huy Mân, Quân Khu Trưởng Quân Khu Tây-Bắc, thì ông Chu Huy Mân rất niềm nở và rất điệu, mở thư của Trung Ương ra cho chúng tôi xem, thì trong ấy vẻn vẹn có mấy câu thôi: Đây là năm người lãnh đạo có vấn đề, mong anh hết sức quan tâm. Ký tên: Lành (tức là ông Tố Hữu).

Thế thôi! Thế là do đó cho nên chúng tôi được chăm sóc mọi điều. Thế thì chuyến đi đó, nó là một chuyến đi lịch sử là vì trong văn nghệ chúng tôi không bao giờ đi lâu như thế, nhưng vì chúng tôi là "5 người lãnh đạo có vấn đề", thì vấn đề gì, anh hiểu rồi."

Ngoài ra, họ đều bị kết án tử hình tinh thần. Đối với những người trực tiếp liên quan, thì tác phẩm của họ không được xuất hiện với công chúng 30 năm, 40 năm, tức là suốt thời gian mà sức sáng tạo mạnh mẽ nhất, và có thể đóng góp nhiều nhất cho đời sống, cho xã hội. Khi họ được phục hồi trở lại, thì hầu hết sức khỏe đã tàn tạ và có những người tinh thần đã suy sụp.

Nhà văn Hoàng Tiến 40 năm sau vụ án phát biểu: “Vụ án này thật là kỳ quái trong văn học sử Việt Nam, tức là bắt đi lao động cải tạo. Ngoài lao động cải tạo, thì những sáng tác phẩm của mình không được đâu sử dụng, tức là các báo, các tạp chí, các nhà xuất bản không đâu chịu in cho các ông Nhân Văn Giai Phẩm cả.

Kéo dài hàng 30 năm trời. Không có cái vụ án nào mà kỳ quặc đến như thế. Đấy là cái nỗi oan khuất mà nhiều anh em văn nghệ sĩ trong giai đoạn ấy, tiếp quản Hà nội xong thì đến cái vụ Nhân Văn Giai Phẩm ấy thì không thể nào quên được.”

Trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ

Điều mà những người tham gia Nhân Văn Giai Phẩm mong muốn và đạo đạt lên Đảng Cộng Sản Việt Nam ngay từ đầu chỉ là trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ. Họ đạo đạt một cách rất nhẹ nhàng, lịch sự, có rào trước đón sau và luôn luôn xác nhận sự lãnh đạo của đảng, nhưng đáp lại, đảng đã quyết tâm tiêu diệt không chỉ Nhân Văn Giai Phẩm, mà cả những gì được gọi là “nọc độc của Nhân Văn Giai Phẩm” nữa.

Không chỉ đánh tờ báo lúc nó đang sống, mà vài năm sau vẫn còn đánh. Không phải chỉ đánh bằng các biện pháp hành chính và cô lập, mà còn vận dụng tất cả mọi thế lực xã hội, từ các văn nghệ sĩ đến công nhân để dồn những ai dám chân thành góp ý, hay dám đồng tình với sự góp ý ấy vào chân tường. Còn yêu cầu được nêu ra từ 50 năm trước, thì nay, 50 năm sau vẫn chưa giải quyết, và những ai thẳng thắn góp ý xây dựng thì vẫn bị trù dập, mặc dù không toàn diện và triệt để như trước kia.

Đó chính là lý do khiến ban Việt ngữ chúng tôi mở lại hồ sơ này, hồ sơ của những vấn đề cũ mà vẫn mới, của những người ôm mối oan khuất trong suốt mấy chục năm trời. Có những người đã chết, có những người đã suy sụp hoàn toàn, nhưng cũng có những người còn đang sống những năm tháng cuối cùng của cụôc đời, và cần một trái tim thanh thản để về với vĩnh cửu. Họ xứng đáng được như vậy, bởi họ đã hành động theo lương tri.

Loạt bài này sẽ kéo dài 10 kỳ, mở đầu là phần bối cảnh với cụôc phỏng vấn nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng, sau đó là diễn tiến vụ án qua lời kể của ông Nguyễn Minh Cần, khi đó là phó chủ tịch uỷ ban hành chánh Hà nội và cũng là chủ nhiệm báo Thủ Đô, của các vị chủ chốt trong Nhân Văn Giai Phẩm bao gồm nhà thơ Lê Đạt, ông Nguyễn Hữu Đang, nhà thơ Hoàng Cầm, cũng như qua tài liệu “ Trăm Hoa đua nở trên đất Bắc của cụ Hoàng Văn Chí,”

Chúng tôi cũng sẽ có phát biểu của một số văn nghệ sĩ mà chính bản thân, hay bằng hữu có liên hệ với phong trào như nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ Tô Vũ, nhạc sĩ Văn Cao, qua người con trai của ông là ông Văn Thao.

Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin trước hết cảm ơn các quý vị đã tích cực giúp đỡ trong việc mở lại bộ hồ sơ này, đặc biệt là nhà nghiên cứu, nhà báo Thuỵ Khuê của đài RFI tại Paris, Pháp quốc. Chúng tôi cũng mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Theo dòng câu chuyện:

- Phỏng vấn ông Trần Gia Phụng về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 2)

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.



Phỏng vấn ông Trần Gia Phụng
về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 2)

Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2007-09-10


Tiếp tục loạt bài về Nhân Văn Giai Phẩm, chúng tôi xin trình bày bối cảnh xuất hiện của phong trào qua cuộc trao đổi với hai ông Trần Gia Phụng và Nguyễn Minh Cần.

Ông Trần Gia Phụng là một nhà nghiên cứu Sử sinh sống tại miền Nam Việt Nam, và ông Nguyễn Minh Cần là một nhân chứng sống, có mặt tại miền Bắc, ở ngay trung tâm của cơn bão Nhân Văn.
Nhận định của hai ông do đó mà có những điểm nhấn khác nhau mặc dù về đại thể thì tương tự. Lý do là bởi mỗi vị nhìn vấn đề từ những góc độ khác nhau.

Nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng. Photo courtesy Vnpaltalk.com

Chúng tôi sẽ trình bày quan điểm của cả hai ông để quý thính già rộng đường thẩm định. Kỳ này, xin gửi đến quý vị nhận định của nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng qua cuộc trao đổi với BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ.

Ông Trần Gia Phụng tốt nghiệp đại học sư phạm Huế và cử nhân giáo khoa khoa Sử trường đại học Văn khoa Huế.

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org


(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An với nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng về bối cảnh của phong trào và vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Kỳ tới, chúng tôi sẽ gửi đến quý thính giả ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần cũng về vấn đề này. Mong quý thính giả đón nghe.

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.


Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần
về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 3)

Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2007-09-10


Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị cuộc trao đổi giữa ban Việt ngữ và nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng về bối cảnh của phong trào và sau đó, vụ án Nhân Văn Giai phẩm. Ông Phụng đã lấy bối cảnh từ hiệp định Geneve chia đôi đất nước vào tháng bẩy năm 1954 đến nghị quyết đánh miền Nam vào năm 1960.


Ông Nguyễn Minh Cần. RFA Photo

Kỳ này, biên tập viên Nguyễn An trao đổi thêm vấn đề với ông Nguyễn Minh Cần. Về nhân thân, ông Cần khác với nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng vì ông là một nhân chứng sống, nhưng khi nhận định về bối cánh, ông Cần cũng nói đến chủ trương của Đàng Lao động, tiền thân của đảng Cộng sản. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi, mở đầu bằng vị thế của ông Nguyễn Minh Cần khi vụ án nổ ra.

Ông Nguyễn Minh Cần: Vì tôi là Ủy viên thành ủy Hà Nội phụ trách về tuyên huấn. Ðấy là về mặt Ðảng, còn về mặt chính quyền thì tôi là phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội, phụ trách về nông nghiệp và ngoại thành.

Chính vì tôi làm trưởng ban tuyên huấn và vì vụ Nhân văn Giai Phẩm xảy ra chủ yếu ở Hà Nội, cho nên thường vụ thành ủy Hà Nội thường xuyên được sự chỉ đạo của Trung ương và của ban tuyên huấn trung ương mà đứng đầu lúc bấy giờ là ông Tố Hữu.

Cho nên tôi có điều kiện biết vụ này rất cụ thể. Hơn nữa, tôi cũng là chủ nhiệm của tờ báo của thành phố thủ đô Hà Nội, nó cũng là một công cụ tham gia vào cuộc đấu tranh với Nhân Văn Giai Phẩm, cho nên tôi biết rất rõ về vụ này.

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Nguyễn An: Cám ơn ông. Câu hỏi đầu tiên xin đựơc đặt ra với ông là về bối cành của Nhân Văn Giai Phẩm, vừa hiểu như một phong trào vừa hiểu như một vụ án?

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ với ông Nguyễn Minh Cần về bối cảnh của phong trào và vụ án Nhân Văn Giai phẩm.

Kỳ tới, chúng tôi sẽ gửi đến quý thính giả lời kể lại của ông Nguyễn Minh Cần về diễn tiến của Nhân Văn Giai phẩm, đặc biệt là Giai phẩm Mùa xuân, ra đời vào tháng hai năm 1956.

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.


Ông Nguyễn Minh Cần kể tiếp về
diễn tiến của phong trào
Nhân Văn Giai Phẩm (phần 4)

Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2007-09-10


Như đã giới thiệu trước, kỳ này chúng tôi xin gửi đến quý thính giả cụôc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và ông Nguyễn Minh Cần về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.


Ông Nguyễn Minh Cần là một nhân chứng tại chỗ vì lúc đó ông là phó bí thư thành ủy Hà nội phụ trách tuyên huấn, đồng thời là chủ nhiệm báo Thủ Đô. Để câu chuyện được liên tục, ông Cần bắt đầu bằng những chi tiết xẩy ra từ năm 1955, một năm trước khi Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời vào cuối tháng hai năm 1956.
Ông Nguyễn Minh Cần. RFA photo
Ông Nguyễn Minh Cần: Phải nói thật rằng vụ Nhân Văn Giai Phẩm thì anh em Việt Nam lúc bấy giờ không hề có một tổ chức, một âm mưu, hay là một kế hoạch cụ thể để đấu tranh chống lại đảng lao động Việt Nam.

Thật tâm mà nói thì họ không hề có ý định như vậy. Nhưng hoàn cảnh sau khi hòa bình lập lại, người văn nghệ sĩ cảm thấy cần có tự do sáng tác hơn, không phải bị chèn ép, kèm cặp như trước nữa.

Chính vì vậy, cuối năm 1954 và đầu năm 1995, một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ trong quân đội làm một bản đề nghị gọi là cải tiến công tác văn nghệ cấp quân đội, trong đó có nhiều điều với nội dung cơ bản chung là kêu gọi Ðảng giảm nhẹ việc kiểm soát, giảm bớt việc sửa chửa thô bạo đối với các t ác phẩm văn nghệ, yêu cầu trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ.

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Nhưng mà những thành phần lãnh đạo khác, nhất là Tố Hữu, cho là những văn nghệ sĩ này là tư sản, thành phần phản động, dám chống lại sự lãnh đạo của Ðảng. Thêm nữa, Trần Dần hồi đó đang gặp một bi kịch lớn trong cuộc đời riêng của mình.

Tức là khi về thành, anh lại yêu một phụ nữ ở vùng tạm chiếm, mà chị phụ nữ đó lại là người Công giáo, và được người ta chuyển giao lại một vài ngôi nhà nào đấy. Thế là Trần Dần bị nghi ngờ cho là mất lập trường, bị ảnh hưởng bởi tư sản, và nói theo lối nói thông thường hồi đó là bị “ăn viên đạn bọc đường”. Vì vậy, anh xin lập gia đình với chị ấy.

Nguyễn An: Vừa công giáo, vừa ở vùng tạm chiếm lại vừa tư sản nghĩa là hội đủ các yếu tố của địch rồi thì làm sao mà đảng cho phép được?

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Quý thính giả vừa nghe ông Nguyễn Minh Cần kể lại những diễn tiến ban đầu của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm với sự ra đời của Giai Phẩm Mùa Xuân vào tháng 2 năm 1956, và giông bão bắt đầu nổi lên. Tuy nhiên, giông bão không làm cho những văn nghệ sĩ dấn thân thời đó sờn lòng và họ quyết tâm đi tới. Đó sẽ là đề tài trao đổi kỳ tới, vẫn giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngử và ông Nguyễn Minh Cần. Mong qúy thính giả đón nghe.

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.



Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những
bài vở nặng về chính trị hơn (phần 5)

Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2007-09-10


Kỳ trước, ông Nguyễn Minh Cần đã trình bày các diễn tiến liên quan đến Giai Phẩm Mùa Xuân phát hành hồi cuối tháng hai năm 1956, và sau đó bị tịch thu. Tuy nhiên, đến cuối tháng tám Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những bài vở nặng về chính trị hơn và tiếp sau đó là số đầu tiên của bán nguyệt san Nhân Văn.

Mời quý thính giả theo dõi tiếp cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ với ông Nguyễn Minh Cần về những diễn tiến này.

Ông Nguyễn Minh Cần: Giai phẩm mùa Xuân bị tịch thu nhưng người ta vẫn không nản chí. Ðến ngày 29-8-1956, lúc bấy giờ là tinh thần của đại hội 20 cộng thêm tinh thần sự sôi sục ở trong dân chúng và ở trong cán bộ về sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất. Tinh thần đòi hỏi có dân chủ, cho nên người ta ra một tác phẩm Giai phẩm mùa thu tập 1.

Trong giai phẩm mùa thu tập 1 lần này có những bài khá mạnh hoặc là rất mạnh. Chẳng hạn như bài thứ nhất của Trương Tùng trong giới lãnh đạo văn nghệ. Bài thứ hai tức là “Bức thư gửi một người bạn cũ”. của Trần Lê Văn. Và bài thứ ba là chống tham ô lãng phí của Phùng Quán, bài này đánh vào giới lãnh đạo rất nhiều, làm cho người ta tức giận.

Và đặc biệt là bài phê bình giới lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi thì người ta coi rằng bài này giống như một quả bom tạ rơi xuống hạ thành lúc bấy giờ, đấy là câu ở trong báo Thời Mới. Bởi vì ở trong đó, ông Phan Khôi vạch trần tình bè phái, việc bất công trong việc chấm giải thưởng của văn nghệ, việc bè phái binh che cho nhau trong văn nghệ.

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, Giai Phẩm mùa xuân ra đời thì bị tịch thu, nhưng bây giờ nhóm chủ trương lại ra Giai Phẩm Mùa Thu với những bài vở mạnh hơn. Vậy nguyên nhân khiến họ mạnh dạn như thế ngòai ảnh hưởng của đại hội 20 của đảng Cộng sản Liên Xô còn có yếu tố nào khác không?

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.


Nhà thơ Hoàng Cầm nói về
sự ra đi của ông Nguyễn Hữu Đang

Việt Hùng, phóng viên đài RFA
2007-09-10


Nói về sự ra đi của ông Nguyễn Hữu Đang, một trong những người chủ xướng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trên đất Bắc vào những năm 50 thế kỷ trước, nhà thơ Hoàng Cầm, một người bạn cùng chí hướng trong phong trào Nhân Văn với ông Nguyễn Hữu Đang trong câu chuyện với Việt Hùng của đài chúng tôi chia sẻ.

Nhà thơ Hoàng Cầm: Ông Nguyễn Hữu Đang là một người tham gia cách mạng rất sớm, từ hồi còn trẻ.

Ông ấy làm việc gì cũng rất..., tôi dùng hai chữ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói, ông Đang là một con người "hùng hổ - kiên quyết". Tính cách của ông Đang lúc làm việc thời trẻ cũng thế làm việc gì cũng rất tận tụy và kiên quyết lắm, đấy là một trong những tính cách mà tôi nhận định về ông ấy.


Nhà Thơ Hoàng Cầm.
Hình của Hanoi TV.

Tôi với ông Nguyễn Hữu Đang trong thời kỳ Nhân Văn (những năm 50 thế kỷ trước) mới chỉ cộng tác thôi, chứ chưa phải thân gì cả, chúng tôi có cùng ý nghĩ để cùng nhau ra tờ báo Nhân Văn, lúc đầu chỉ vậy thôi chứ gọi là thân mật thì chưa. Sau khi Nhân Văn đóng cửa tôi với ông ấy cũng xa nhau luôn, xa đến gần 20 năm.

Sau đó có một thời gian ông ấy lên Hà Nội ở, các đây độ mươi mười lăm năm ông ấy lên ở hẳn trên Hà Nội, dù là ở một mình nhưng ông ấy rất yêu đời và thường đạp xe đạp đi chơi với các bạn ở dưới phố. Ông ở trên khu chợ Bưởi ngày nào cũng đạp xe xuống phố, xuống Hà Nội rồi lại đạp xe về.

Mỗi ngày ông ấy đạp xe chừng 30 cây số nên ông ấy rất khỏe. Kể cả khi lên Hà Nội ở rồi ông ấy cũng chẳng nghĩ đến chuyện lập gia đình lấy vợ có con gì nữa cả. Gần 15 năm cuối đời tôi lại gần ông ấy nhiều hơn và luôn thấy ông ấy yêu đời, lạc quan, không thấy ông ấy nghĩ nhiều về thời sự chính trị, không thấy ông ấy nói bao giờ, thậm chí có gợi ra đi nữa thì ông ấy chỉ nói qua qua chút rồi lảng sang chuyện khác, thì đấy là cái mà tôi nhận xét rõ ràng trong thời ký cuối đời trong khoảng 15 năm trước khi ông ấy mất.

Việt Hùng: Thưa nhà thơ Hoàng Cầm, lần cuối cùng nhà thơ gặp cụ Nguyễn Hữu Đang là vào thời gian nào?

Ông Nguyễn Hữu Đang là một người tham gia cách mạng rất sớm, từ hồi còn trẻ. Ông ấy làm việc gì cũng rất..., tôi dùng hai chữ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói, ông Đang là một con người "hùng hổ - kiên quyết".

Nhà thơ Hoàng Cầm: Khi mà ông ấy mệt, ốm nằm liệt giường cách đây độ hơn 2 năm, ông ấy mệt lắm, nằm liệt giường không đi lại được nữa.

Cách đây độ 1 tháng, trước khi ông mất có người cháu gọi ông Nguyễn Hữu Đang bằng bác ruột (nuôi ông ấy từ ngày ông ấy lên Hà Nội sống) có đến gặp tôi và mời tôi lên gặp ông Đang, anh cháu nói cũng rất cảm động "thôi thì biết là các bác là bạn cũ với nhau, bây giờ bác cháu sắp sửa đi rồi, già yếu lắm rồi, nên bây giờ chúng tôi tổ chức để mời bác lên chơi gặp bác cháu để nhìn nhau, hay để nói với nhau điều gì, hay làm điều gì đó cho nhau lần cuối cùng... thế thì tôi và anh Lê Đạt (nhà thơ) cũng lên thăm, gặp ông ấy.

Khi chúng tôi lên, thực sự ông Nguyễn Hữu Đang chỉ nằm không nói được điều gì, ông Đang có mở mắt ra và có biết là chúng tôi đến, có biết là chỉ hơi gật gật thôi, chúng tôi cũng ở chơi một lúc rồi chúng tôi về và đấy là lần gặp cuối cùng với ông ấy cách đây độ 1 tháng.

Việt Hùng: Trong cuốn Hồi ký của nhà thơ Phùng Quán khi nói về ông Nguyễn Hữu Đang nhà thơ Phùng Quán có viết "trên thế gian này không biết có còn ai cô đơn như ông Nguyễn Hữu Đang", phải chăng điều nhà thơ Phùng Quán thốt lên như vậy có thể hiểu như thế nào?

Nhà thơ Hoàng Cầm: Anh Phùng Quán viết như thế rất thực tế và rất đúng đấy! Anh Đang không có gia đình trong khi bạn bè cũng muốn giúp cho anh ấy lập gia đình nhưng anh ấy không nghe, có người rồi, người ta cũng đã đồng ý rồi nhưng anh ấy không nghe và rồi sau thôi. Ông Phùng Quán ông ấy muốn nói là như vậy, cả đời sống cô đơn, tức là ông Nguyễn Hữu Đang sống cô đơn cả đời không vợ con gì cả.

Việt Hùng: Một khoảng thời gian dài cụ Nguyễn Hữu Đang sống ẩn dật tại miền quê Thái Bình, thậm chí phải trải qua những thời kỳ "thăng trầm" và trong một lần ghé thăm nhà thơ Phùng Quán có viết, điều băn khoăn nhất của cụ Nguyễn Hữu Đang là đến lúc nhắm mắt xuôi tay không biết sẽ chết ở đâu...

Nhà thơ Hoàng Cầm: Có, lúc bấy giờ ông ấy về Thái Bình ở ẩn, ở đến gần 20 năm, trong thời gia trước trong số những anh em Nhân Văn còn lại thì có ông Phùng Quán đã về đến tận Thái Bình thăm ông Nguyễn Hữu Đang. Ông Phùng Quán có viết và đã được in rồi, cuốn đó đầu đề là: 3 phút sự thật, trong đó Phùng Quán có viết những chuyện chung quanh ông Nguyễn Hữu Đang.

Trong đó nhà thơ Phùng Quán đặc biệt tả về hoàn cảnh của ông Đang rất yêu đời, đời sống rất khổ cực, tằn tiện nhưng rất chu đáo với bạn khi về thăm có cái gì ăn cái đó. Ông Phùng Quán tả ra thì thấy đó là những cái ông Đang ông ấy tiết kiệm được, thí dụ như con tép, con tôm hay nồi cá kho...,
Ông ấy rất cẩn thận và chu đáo những chuyện đó, nhà văn Phùng Quán có tả những cái đó, thế nhưng mà cuối cùng Phùng Quán cũng phải nói "ở trên đời này tìm được một nhà văn bình thường thì quá dễ, nhưng ở đây ông Nguyễn Hữu Đang không phải là nhà văn, anh em văn nghệ ở Hà Nội thường coi ông ấy là nhà báo, hoặc là một người hoạt động chính trị.

Trước Cách mạng tháng 8 ông Nguyễn Hữu Đang là người làm việc truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giời ông Nguyễn Hữu Đang tìm ra được một người rất có uy tín đứng đầu Phong trào truyền bá Quốc Ngữ đó là cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ, trí thức có uy tín, danh tiếng trong quần chúng.

Trước Cách mạng tháng 8 ông Nguyễn Hữu Đang là người làm việc truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giời ông Nguyễn Hữu Đang tìm ra được một người rất có uy tín đứng đầu Phong trào truyền bá Quốc Ngữ đó là cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ, trí thức có uy tín, danh tiếng trong quần chúng.

Chính ông Đang đã đưa cụ Nguyễn Văn Tố ra làm Chủ tịch Hội Truyền bá Quốc ngữ thế cho nên cảm tưởng của mọi anh em đều nghĩ rằng, sao ông Đang ông ấy giỏi đến như thế mà sao cuộc đời nghiệt ngã, cô độc đến như thế mà rồi ông ấy vẫn rất "vui vẻ", đấy là điều mà anh em rất quí ông ấy.

Anh em quí về ý chí của ông ấy trong khi đời sống thì cô đơn như thế. Đến bây giờ khi ông ấy vừa qua đời rồi nhưng anh em luôn vẫn rất kính phục một con người như thế mà vẫn say sưa, đàng hoàng, được lòng mọi người, anh em...

Việt Hùng: Cụ Nguyễn Hữu Đang trong cuộc đời dù là không để lại cho hậu thế những tác phẩm, phải chăng nhà thơ có biết được những tác phẩm, những áng văn, hay những bài thơ, hay những bài phân tích lý luận của cụ Nguyễn Hữu Đang?

Nhà thơ Hoàng Cầm: Cái thời Truyền bá Quốc ngữ và gia đoạn đầu cuộc cách mạng ông Nguyễn Hữu Đang được cử làm Bộ trưởng không Bộ của Chính phủ Lâm thời, lúc bấy giờ thì tôi cũng chưa thân gì, biết là ông ấy có tác phẩm đấy nhưng mà cũng không chú ý, thành ra bây giờ cũng tiếc là không được đọc cái gì của ông ấy, tôi chỉ được đọc mấy bài báo của ông ấy thôi.

Việt Hùng: Một lời trước khi chia tay, để nói về sự ra đi của cụ Nguyễn Hữu Đang, thưa nhà thơ Hoàng Cầm, nhà thơ sẽ chia sẻ điều gì?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Đang: Tôi với ông ấy cũng có cộng tác với nhau trong một khoảng thời gian đấy, thế nhưng tình cảm cũng chưa thể gọi là bạn hữu đâu, chỉ là như một người quen biết và cũng có lúc thân mật.

Vì cũng xa cách nhiều nhưng cuối cùng ông ấy cũng để lại cho bạn hữu và con cháu một cái đức tính rất tốt đó là ý chí bất cứ làm một việc gì dù lớn hay nhỏ thì ông ấy đều có một ý chí mạnh mẽ và say sưa làm việc thì đấy là cảm tưởng chung của rất nhiều người và cái đó là rất đáng quí mặc dù sống cô đơn như thế nhưng ông ấy vẫn bình tĩnh, làm việc gì cũng rất say sưa và cho đến lúc già cũng thế...

Tôi tin là ông ấy có thể là có Hồi ký hay một cái gì đó, có thể là có..., nhưng tôi cũng không được biết cái đó.

Việt Hùng: Xin được đa tạ nhà thơ Hoàng Cầm.

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.


Sắc lệnh Báo chí bóp chết các tờ Trăm Hoa,
Giai Phẩm, và Đất Mới
không kèn không trống (phần 6)


2007-09-10
Nguyễn An, phóng viên đài RFA


Kỳ trước, ông Nguyễn Minh Cần đã trình bày các diễn tiến liên quan đến Giai Phẩm Mùa Xuân phát hành hồi cuối tháng hai năm 1956, và sau đó bị tịch thu. Tuy nhiên, đến cuối tháng tám Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những bài vở nặng về chính trị hơn và tiếp sau đó là số đầu tiên của bán nguyệt san Nhân Văn.

Mời quý thính giả theo dõi tiếp cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ với ông Nguyễn Minh Cần về những diễn tiến này.

Nguyễn An: Thưa ông Nguyễn Minh Cần, Nhân Văn sống là có 5 số thôi. Kỳ trước ông đã nói về nội dung của số 1, thế nhưng số tiếp theo thì nội dung như thế nào?

Hình bìa cuốn sách Trăm Hoa Đua Nở trên đất Bắc.

Ông Nguyễn Minh Cần: Từ 2 tới số 5 có những bài như thế này “Ý kiến nhà sử học Đào Duy Anh”, đây là tôi nói đúng cái đầu đề của người ta ghi như thế. Trong bài này, ông Đào Duy Anh nói cần phải mở rộng tự do dân chủ.

Một bài thứ 2 nữa là của Trần Duy, thư ký toà soạn, “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ”.

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Bài thứ 3, bài này cũng là bài khá nặng, “Hiến pháp Việt Nam và hiến pháp Trung Hoa, bảo đảm tự do dân chủ như thế nào?” của ông Nguyễn Hữu Đang. Bài này cũng là bài mà rất là gây cấn.

Một bài nữa là “Bài học Ba Lan và Hungary”, lúc bấy giờ có vụ nổi dậy ở Ba Lan và Hungary, bài này ký tên là Người quan sát, nhưng mà đây là bút danh của Lê Đạt.

Ngoài ra có những bài văn nghệ nhưng cũng bị người ta rất là chú ý. Chẳng hạn như kịch “Xem mặt vợ”, một kịch vui nói về tình cảnh gây cấn đi cưới vợ phải có công đoàn và đảng xem xét. Đấy là một chuyện như vậy.

Rồi một chuyện nữa, tức là truyện “Con ngựa già của Chúa Trịnh” của Phùng Cung. Chuyện này thực ra là chuyện thời xưa nhưng mà nói về con ngựa già được vào nuôi trong khung cảnh của cung đình và trở thành vô dụng.

Người ta cho rằng đây là ý nói các văn nghệ sĩ làm bồi bút, trước đây thời tiền chiến thì rất giỏi, rất hay, đến khi ăn bã của Đảng thì trở thành không còn hay ho nữa, viết rất dỡ. Nói thật ra như vậy.

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện trong phần âm thanh bên trên)

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.


Những nhân vật trong nhóm
Nhân Văn Giai Phẩm
(phần 7)

2007-09-10
Nguyễn An, phóng viên đài RFA


Kỳ trước, BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ trao đổi với ông Nguyễn Minh Cần, phó bí thư thành ủy phụ trách tuyên huấn Hà Nội từ thời mới tiếp quản về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.


Đến khi Nhân Văn ra được số 5, số sáu đang đưa in thì báo bị đóng cửa bằng một lọat sự kiện mà quan trọng nhất là lời cáo buộc báo hô hào nhân dân biểu tình chống đảng và chống chính phủ.

Bài báo được coi là nguyên nhân trực tiếp là do Nguyễn Hữu Đang viết và đã đăng trong số 5. Dựa trên cuộc phỏng vấn của nhà nghiên cứu Thụy Khuê với nhà văn Lê Đạt năm 1999 tại Paris cho tạp chí Văn học của đài RFI, Thy Nga trình bày tóm lược diễn tiến sự việc.

Nhà nghiên cứu Thụy Khuê.

Báo Nhân Văn số 1 ra ngày 15 tháng chín năm 1956. Người đứng tên chủ nhiệm là nhà văn Phan Khôi, nhưng thực ra cột trụ của tờ báo là các ông Lê Đạt, Hòang Cầm và Nguyễn Hữu Đang. Ý kiến mời cụ Phan Khôi làm chủ nhiệm do Nguyễn Hữu Đang đưa ra, và người trực tiếp đến mời cụ Phan Khôi là Hòang Cầm.

Trong cuộc phỏng vấn do nhà nghiên cứu Thụy Khuê thực hiện vào năm 1999, nhà thơ Lê Đạt kể lại là ông đến nói với cụ Phan Khôi sau khi cụ đã nhận lời nguyên văn rằng, “Phải nói thật với bác, tổ chức của báo thì nó không như một tờ báo chính thống đâu, nó lung tung lắm, cho nên tôi không thể nào đem tất cả các bài báo đến để bác duyệt được, với tư cách là chủ nhiệm tờ báo,” thì cụ Phan Khôi trả lời, cũng nguyên văn rằng, “ Tôi đứng ra là tôi chịu trách nhiệm chứ, thế còn tôi tín nhiệm các ông, các ông làm, chứ tôi làm sao tôi làm được?”

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Cũng trong cuộc phỏng vấn, nhà thơ Lê Đạt khẳng định rằng nhà văn nữ Thụy An chưa bao giờ ở trong Nhân Văn Giai Phẩm cả, mặc dù bà rất thân với các anh em trong nhóm, đặc biệt là Lê Đạt. Điều này cũng được ông Nguyễn Hữu Đang nhắc lại trong mộ cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Thụy Khuê.

Ông Đang nói nguyên văn như sau, “Bà Thụy An không tham gia gì vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Bà ấy không viết một bài, một câu, một chữ nào cho Nhân Văn cả. Bà ấy cũng không hề mách nước, bàn bạc gì với người khác hay với tôi bao giờ cả. Không, không hề có, tuy rằng có quan hệ, thỉnh thoảng có gặp nhau, cũng nói chuyện.”

Ngày 15 tháng chín, Nhân Văn ra số một, được đón nhận rất nồng nhiệt như lời nhà thơ Lê Đạt kể, cũng trong cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Thụy Khuê: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Chính sự đón nhận ấy lại hóa ra là một dấu hiệu xấu cho Nhân Văn, chẳng khác nào cây gỗ quý thì mới bị đốn để sử dụng. Trong những kỳ phát thanh trước, ông Nguyễn Minh Cần đã kể lại diễn tiến của Nhân Văn từ số đầu với cái nhìn của một nhân chứng trong guồng máy đảng và chính quyền. Nhà thơ Lê Đạt với tư cách là người trong cuộc kể lại với nhà nghiên cứu Thụy Khuê: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông kể lại về bài viết của Nguyễn Hữu Đang trên số năm, nhưng có thể coi là nguyên nhân trực tiếp đưa đến việc đóng của báo trong lúc số 6 đang đưa in. Và ông nhận định như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Điều đáng chú ý là sau khi Nhân Văn bị đóng cửa, và cả cái phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị đánh dấu chấm hết, thì tất cả mọi người liên quan đều vẫn yên lành và sinh họat bình thường cả trong đời sống lẫn trong sinh họat văn học nghệ thuật. Nhà thơ Lê Đạt nhớ lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cho đến tháng 7 năm 1957 ông mới bị khai trừ khỏi đảng và qua năm 1958 ông và các bạn mới bắt đầu bị kỷ luật.

Câu hỏi được nêu lên ở đây là tại sao vụ Nhân Văn Giai Phẩm bị khóa sổ vào cuối năm 1956, mà đến ba năm sau những người liên quan mới bị đem ra xử tội. Nhân chứng tại chổ Nguyễn Minh Cần nhận định: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Quý thính giả vừa nghe trình bày diễn tiến phong trào nhân văn giai phẩm với phát biểu của những người chủ chốt trong cuộc, và cách đối phó của giới lãnh đạo đối với những người trực tiếp liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm ngay sau khi báo bị đóng cửa cũng như sự chuẩn bị của họ cho vụ án Nhân Văn Giai Phẩm gần ba năm sau đó. Kỳ tới, chúng tôi sẽ lược qua những khổ nạn của những văn nghệ sĩ là bị cáo của vụ án này. Mong quí vị đón nghe.

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.




Hình thức kỷ luật trong vụ
Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)

2007-09-10
Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Báo Nhân Văn bị đóng cửa vào giữa tháng 12 năm 1956. Hơn hai năm sau đó, những người liên quan đến Nhân Văn hay bị ảnh hưởng của Nhân Văn, mà nói theo ngôn ngữ thời đó, là bị “nọc độc của Nhân Văn” mới bị kỷ luật. Kỳ này, chúng tôi điểm qua hình thức kỷ luật dành cho những người chủ chốt.


Nhà thơ Hoàng Cầm. Hình của VietNam Net.

Trong cuốn sách dày 370 trang mang tựa đề “Bọn Nhân Văn giai phẩm trứơc toà án dư luận” do nhà xuất bản Sự Thật ấn hành vào tháng sáu năm 1959 tại Hà nội, 83 văn nghệ sĩ đã có những bài viết về Nhân Văn Giai Phẩm và những người chủ trương.

Nội dung chung của tất cả các bài viết ấy là những lời nhẹ thì phê bình, lên án, nặng hơn thì thóa mạ, hạ nhục không tiêc lời những nhà văn, nhà thơ Nhân Văn Giai Phẩm, từng có thời là bạn đồng hội đồng thuyền với các tác giả.

Văn phong của họ khác nhau, và theo nhận xét của nhà nghiên cứu Thụy Khuê, thì qua những “văn bản tố, các tác giả đã để lại nhân cách trí thức của mình trong ký ức dân tộc.” Bà cũng ngậm ngùi nhận định rằng quyển sách đã “ghi lại một thời kỳ mà nhân cách con người đạt tới đáy sâu của sự tha hóa”.

Cuốn sách ghi rõ tên của những người đựơc gọi là “bọn đầu sỏ nhóm Nhân Văn Giai Phẩm”, đứng đầu là nữ sĩ Thụy An, nhưng chính nhà văn nữ này thực ra lại không họat động gì hết cho Nhân Văn như những kỳ trước chúng tôi đã trình bày.

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Những người bị kết án tù là Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, Phùng Cung, Trần Thiếu Bảo chủ nhà xuất bản Minh Đức còn các văn nghệ sĩ đều bị đưa đi lao động cải tạo, bị cô lập và không có một tác phẩm nào được xuất hiện trước công chúng trong ít nhất 30 năm.

Trong cuộc chuyện trò vào năm 1999 với nhà nghiên cứu Thụy Khuê của chương trình Văn học đài RFI, nhà thơ Lê Đạt nhớ lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Ông cũng nói về sự đối xử của xã hội lúc bấy giờ với ông: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Một thành phần quan trọng của môi trường sống, nhất là đối với văn nghệ sĩ là bè bạn. nhà thơ Lê Đạt kể lại về mối quan hệ lúc đó giữa ông với người bạn thân Văn Cao, đồng nghiệp Xuân Diệu và bạn thân Nguyễn Đình Thi như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Nhà thơ Hoàng Cầm thì kể lại với nhà nghiên cứu Thụy Khuê rằng không ngờ cái kỷ luật ấy kéo quá dài, chứ không phải chỉ ba năm lao động như đã tưởng lúc ban đầu. Ông nói là “thời gian cứ thể kéo đi, nó kéo thế nào mà cho đến năm 1988. Tức là kỷ luật suốt 30 năm. Năm người Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, và Hoàng Cầm, Đặng đình Hưng không đựơc in một cái gì cả trong suốt 30 năm.

Trong thời gian đó, nhà thơ phải lao động đủ mọi cách để sống còn, kể cả rủ Trần Dần đi làm nghề kéo xe bò. Một kết quả của những năm tháng đọa đầy đó là nhà thơ bị bệnh tâm thần, cụ thể là hỏang lọan và trầm uất mãi cho đến cuối năm 1988 mới tự phục hồi. Bệnh bắt đầu từ sau khi nhà thơ bị bắt giam 18 tháng sau vụ bản thảo “Về Kinh Bắc”. Lúc ấy, Lê Đạt đến thăm và ông mô tả lại rằng Hoàng Cầm đúng là “một cái rẻ rách”.

Sau này, khi đã đựơc phục hồi về cả sức khỏe lẫn vị trí trong nền văn học, Nhà thơ vẫn không dấu đựơc ngậm ngùi khi nhìn lại quãng đời đã qua của mình, như ông tâm sự với đài RFA: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Tình hình này cũng đựơc nhạc sĩ Tô Vũ nói lên trong cuộc phỏng vấn với một phái viên RFA như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Nhà văn Phan Khôi và các giáo sư đại học như Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh đều bị cách chức, bao vây kinh tế và quản thúc cho đến khi qua đời. Nhưng đó không phải là hết.

Còn không biết bao nhiêu người khác bị hệ lụy chỉ vì có liên quan nào đó với Nhân Văn Giai Phẩm mà sự liên quan đơn giản nhất có khi chỉ là đọc một tờ báo Nhân Văn thôi, như lời nhà thơ Lê Đạt nói với nhà nghiên cứu Thụy Khuê: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Người bị đánh nhẹ nhất có lẽ là nhạc sĩ Văn Cao, bởi ông là tác giả của bản quốc ca. Ông chưa hề bị khai trừ khỏi đảng, chỉ phải đi lao động công nông trên Tây Bắc, nhưng một thời gian thì đựơc về vì xuất huyết bao tử. Trường hợp của ông có những nét đặc biệt nên chúng tôi xin để dành cho một kỳ tới. Mong quý thính giả đón nghe.

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.


Vai trò của nhạc sĩ Văn Cao
trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 9)
2007-09-19


Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Kỳ trước, chúng tôi đã điểm qua tình hình một số văn nghệ sĩ từng tham gia Nhân Văn Giai Phẩm sau khi nhóm này bị đánh. Không chỉ những người chủ chốt bị đầy đoạ và đặt ra ngoài lề xã hội, mà cả những văn nghệ sĩ không tham gia nhiều, nhưng có khuynh hướng sáng tác theo chiều hướng của Nhân Văn Giai Phẩm cũng bị đánh.



Người bị nhẹ nhất có lẽ là nhạc sĩ Văn Cao, một người viết nhạc được yêu mến bởi những ca khúc trữ tình, nhưng đồng thời cũng là tác giả của bài quốc ca. Chúng tôi dành riêng bài hôm nay để nói về người nhạc sĩ tài hoa này.

Nhạc sĩ Văn Cao lúc về gìa.
Photo courtesy Wikipedia.

Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh tại Hải Phòng ngày 15 tháng 11 năm 1923, nhưng quê quán gốc ở Nam Định. Sinh trưởng trong một gia đình viên chức nghèo, lại mồ côi cha từ sớm, ông phải ra đời tự lực mưu sinh sau khi học hết năm thứ hai bậc thành chung.

Cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao bắt đầu thăng hoa khi ông từ giã Hải phòng lên Hà nội vào năm 1941, 42. Trước đó, ông đã sáng tác ca khúc Buồn tàn thu. Trong hai năm 41, 42, ông sáng tác Thiên Thai, Bến Xuân và sau đó là một số hùng ca.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã vinh danh Văn Cao là “người đẻ ra thể loại Hùng Ca và trường ca Việt Nam” sau khi là “người viết tình ca số một”, còn giáo sư Đặng Thái Mai thì khen ngợi Văn Cao là “một viên ngọc trên bức khảm Văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt Nam”.

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Ông liên quan vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm tại Hà nội trong năm 1956, nhưng đến tháng bẩy năm 1958, ông mới phải chịu đựng đợt kỷ luật đầu tiên, là “cho rút khỏi ban chấp hành hội nhạc sĩ” và sau đó đi thực tế lao động, như lời nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Từ đó cho đến khi qua đời tại Hà nội vào năm 1995, ông không còn sáng tác được gì nữa. Mời quý thính giả theo dõi cụôc trao đổi giữa phái viên Việt Hùng của ban Việt ngữ với ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao sau đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Nỗi u sầu của Văn Cao được nhạc sĩ Tô Vũ tả lại như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Và để kết thúc bài này, xin gửi đến quý thính giả lời nhà thơ Hoàng Cầm, bạn thân của Văn Cao nói về bạn mình, mà cũng là tâm sự của chính ông khi nhìn lại mấy chục năm trời bị xã hội ruồng bỏ.

Trong chín kỳ vừa qua, chúng tôi đã điểm qua những nét chính trong phong trào cũng như vụ án Nhân Văn Giai Phẩm xẩy ra 50 năm trước đây tại miền bắc Việt Nam, lúc đó là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Kỳ tới, cũng là kỳ chót của loạt bài này được dành để tìm hiểu những hậu quả của vụ án đầy oan khuất này. Mong quý thính giả đón nghe.


Theo dòng câu chuyện :

- Nhận định của những nhà nghiên cứu về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 10)

- Hình thức kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)

- Những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (phần 7)

- Sắc lệnh Báo chí bóp chết các tờ Trăm Hoa, Giai Phẩm, và Đất Mới không kèn không trống (phần 6)

- Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những bài vở nặng về chính trị hơn (phần 5)

- Ông Nguyễn Minh Cần kể tiếp về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (phần 4)

- Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 3)

- Phỏng vấn ông Trần Gia Phụng về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 2)

- Mở lại bộ hồ sơ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 1)

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.




Nhận định của những nhà nghiên cứu về
vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 10)


Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2007-09-20


Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã đưa đến vụ án Nhân Văn Giai phẩm với con số không nhỏ cả văn nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hoá lẫn người dân bình thường bị đầy đoạ vì có liên quan nhưng không rõ là bao nhiêu. Kết thúc loạt bài này, mời quý thính giả nghe một số đánh giá của những nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề.

Có thể nhìn thấy ảnh hưởng của vụ án Nhân Văn Giai Phẩm trên ba bình diện: cá nhân, nền văn học và cả xã hội. Về ảnh hưởng trên các cá nhân, chúng tôi đã có dịp trình bày hoàn cảnh của một số văn nghệ sĩ mà hoạt động sáng tác của họ bị ngưng trệ trong ba bốn chục năm, và như một phép lạ, một số vị đã vượt thoát đựoc cái định mệnh oan nghiệt để lại vươn lên khi đựơc phục hồi. Tiếc rằng một số vị đã ngã gục và một số đã qua đời.

Trong số những văn nghệ sĩ là nạn nhân và có dịp nói lên tâm trạng và hoàn cảnh của mình trong suốt mấy chục năm bị vứt ra ngoài lề xã hội, chúng tôi chú ý đặc biệt đến nhà thơ Lê Đạt. Ông mô tả cái tâm trạng lúc nào cũng e ngại, sợ hãi của người bị “giang sơn ruồng bỏ giống nòi khinh”, và ông sử dụng từ “rẻ rách hoá” thật là tài tình mà cũng thật là đau xót:

Ông Nguyễn Minh Cần, trong thời gian xẩy ra vụ án là phó bí thư thành uỷ Hà nội phụ trách tuyên huấn thì nói lên hoàn cảnh của lụât sư Nguyễn Mạnh Tường để minh hoạ tình cảnh bị bao vây chẳng những về chính trị mà cả về kinh tế nữa.

Ông cũng nói lên ảnh hưởng của vụ án đối với nền văn học Việt Nam: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Về điểm này, thì nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng từng sống ở miền Nam sau năm 1954 cũng nhận xét: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Và sau hết là ảnh hưởng về lâu về dài của vụ án, xét như một phần trong kế hoạch rộng lớn đã đựơc đảng Lao động Việt Nam hoạch định và thi hành mấy chục năm qua: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)