Thứ Tư, 24 tháng 12, 2008

Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm.


Vai trò của nhạc sĩ Văn Cao
trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 9)
2007-09-19


Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Kỳ trước, chúng tôi đã điểm qua tình hình một số văn nghệ sĩ từng tham gia Nhân Văn Giai Phẩm sau khi nhóm này bị đánh. Không chỉ những người chủ chốt bị đầy đoạ và đặt ra ngoài lề xã hội, mà cả những văn nghệ sĩ không tham gia nhiều, nhưng có khuynh hướng sáng tác theo chiều hướng của Nhân Văn Giai Phẩm cũng bị đánh.



Người bị nhẹ nhất có lẽ là nhạc sĩ Văn Cao, một người viết nhạc được yêu mến bởi những ca khúc trữ tình, nhưng đồng thời cũng là tác giả của bài quốc ca. Chúng tôi dành riêng bài hôm nay để nói về người nhạc sĩ tài hoa này.

Nhạc sĩ Văn Cao lúc về gìa.
Photo courtesy Wikipedia.

Văn Cao tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh tại Hải Phòng ngày 15 tháng 11 năm 1923, nhưng quê quán gốc ở Nam Định. Sinh trưởng trong một gia đình viên chức nghèo, lại mồ côi cha từ sớm, ông phải ra đời tự lực mưu sinh sau khi học hết năm thứ hai bậc thành chung.

Cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao bắt đầu thăng hoa khi ông từ giã Hải phòng lên Hà nội vào năm 1941, 42. Trước đó, ông đã sáng tác ca khúc Buồn tàn thu. Trong hai năm 41, 42, ông sáng tác Thiên Thai, Bến Xuân và sau đó là một số hùng ca.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã vinh danh Văn Cao là “người đẻ ra thể loại Hùng Ca và trường ca Việt Nam” sau khi là “người viết tình ca số một”, còn giáo sư Đặng Thái Mai thì khen ngợi Văn Cao là “một viên ngọc trên bức khảm Văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt Nam”.

Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org

Ông liên quan vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm tại Hà nội trong năm 1956, nhưng đến tháng bẩy năm 1958, ông mới phải chịu đựng đợt kỷ luật đầu tiên, là “cho rút khỏi ban chấp hành hội nhạc sĩ” và sau đó đi thực tế lao động, như lời nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể lại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Từ đó cho đến khi qua đời tại Hà nội vào năm 1995, ông không còn sáng tác được gì nữa. Mời quý thính giả theo dõi cụôc trao đổi giữa phái viên Việt Hùng của ban Việt ngữ với ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao sau đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Nỗi u sầu của Văn Cao được nhạc sĩ Tô Vũ tả lại như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Và để kết thúc bài này, xin gửi đến quý thính giả lời nhà thơ Hoàng Cầm, bạn thân của Văn Cao nói về bạn mình, mà cũng là tâm sự của chính ông khi nhìn lại mấy chục năm trời bị xã hội ruồng bỏ.

Trong chín kỳ vừa qua, chúng tôi đã điểm qua những nét chính trong phong trào cũng như vụ án Nhân Văn Giai Phẩm xẩy ra 50 năm trước đây tại miền bắc Việt Nam, lúc đó là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Kỳ tới, cũng là kỳ chót của loạt bài này được dành để tìm hiểu những hậu quả của vụ án đầy oan khuất này. Mong quý thính giả đón nghe.


Theo dòng câu chuyện :

- Nhận định của những nhà nghiên cứu về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 10)

- Hình thức kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)

- Những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (phần 7)

- Sắc lệnh Báo chí bóp chết các tờ Trăm Hoa, Giai Phẩm, và Đất Mới không kèn không trống (phần 6)

- Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những bài vở nặng về chính trị hơn (phần 5)

- Ông Nguyễn Minh Cần kể tiếp về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (phần 4)

- Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 3)

- Phỏng vấn ông Trần Gia Phụng về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 2)

- Mở lại bộ hồ sơ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 1)

Không có nhận xét nào: