Thứ Tư, 4 tháng 3, 2009

THỜI CỦA THÁNH THẦN - Tác giả: Hoàng Minh Tường - Chương 26

(Trích hồi ký "Kẻ tha hương")

Buổi chiều Vũng Tàu cuối mùa mưa ấy sao nhiều hoa và nắng đến thế. Cứ ngỡ như cái nóng của ca xứ sở dồn tụ về đây hoa của mọi miền ùa về đây để đưa tiễn 1 đứa con xa xứ. Những bông điệp cuối mùa đỏ như máu. Hoa giấy đủ màu, từ trắng ngà đến da cam, tím Huế, xơ xác bung từng búi, từng chùm như giấy màu học trò. Và hoa sứ trắng muốt, đỏ bầm trong những vòm xanh, toà hương nồng nàn như không còn cơ hội nào dâng hiến.
Giờ này u tôi và bố con chú Cục trên con tàu Thống Nhất chắc đã ra tới Tháp Chàm? Chỉ vài ngày nữa u và mọi người sẽ biết tôi vượt biên. Biết đâu, khi họ xôn xao oán thán, trách cứ thương cảm… thì tôi đã chìm nghỉm giữa biển khơi, làm mồi cho cá…

Tôi đặt cược cho cuộc đi này năm ăn năm thua. Vì có quá nhiều người vượt biển không thành. Kia, nhỡn tiền trước mắt tôi kia, ngay trên đường Võ Tánh, gần bãi Dứa, 1 bãi tắm xinh đẹp cạnh Niết Bàn Tịnh Xá, bốn xác chết vừa từ ngoài khơi dạt vào. Nghe mọi người kháo nhau, dọc bờ biển Núi Đúng 0 giờ ngày X, tức là chỉ còn không đầy mấy giờ nữa tôi sẽ có mặt ở bến Cửa Cạn.

Con tàu định mệnh chờ chúng tôi ở ngoài bãi sú vẹt. Trong đêm tối, nó lù lù 1 khối đen như bóng tử thần. Dù là tàu bán công khai, có người bảo lãnh, chúng tôi vẫn phải lén lút theo ghe chèo chạy bằng máy đuôi tôm đến tàu từng tốp 1. Trong ánh đèn pin loang loáng, lố nhố người lớn trẻ con mang vác đồ đạc, bồng bế dắt díu nhau. Chủ tàu đôi chiếc nón nỉ, không rõ mặt, chỉ nghe giọng miền Trung nằng nặng, ồm ồm. Bãi đỗ đã được mua trước, có an ninh canh chừng. Chủ tàu đưa danh sách những người còn thiếu vàng cho an ninh.

An ninh gọi tên những người còn thiếu. Ai không có nộp sê phải ở lại. Không thấy đọc tên mình, tôi biết Khuất Sỹ Hào, sau khi tôi đưa giấy tờ nhà, đã giữ đúng lời hứa, lo cho tôi đi chuyến này trót lọt.

Gần đến giờ xuất phát thì tàu bị mắc cạn. Tiếng la hét ầm ầm phản đối chủ tàu. Tiếng đông cơ gầm rú, chân vịt sục nước hối hả. Lúc sau mọi người nhận ra đó là mánh khoé của chủ tàu để kéo dài thời gian chờ người nhà. Khi toán người nhà cuối cùng của chủ tàu tới, cùng với sự hỗ trợ của tàu kéo, con tàu bắt đầu rời bãi sú vẹt, nhằm hướng hừng đông thẳng tiến.

Tảng sáng, nhưng tàu vẫn chưa ra đến hải phận quốc tế. Nhìn mãi vẫn chưa dứt khói tầm chiếu của ngọn hải đăng trên mỏm Núi Nhỏ. Tôi có cảm giác như tàu đang vòng trở lại.

Hay là 1 trăm chín mươi mốt con người trên con tàu này đang bị lừa? Đi mãi mà toà Bạch Dinh và tương Thánh Pôn sau mũi Nghinh Phong vẫn còn trong tâm mắt.

Bây giờ thì tôi đã nhìn ngắm rõ con tàu mang biển số VT 1413. Chín nút. Con số đen. Nhưng nhìn kỹ thì con tàu đánh cá này thuộc diện chỉ đánh bắt ven bờ và sắp đến kỳ thải loại.

Nước sơn xanh hai bên mạn tàu đã tróc từng máng: Thành tàu và sàn tàu có chỗ ván đã mục được vá víu lại bằng nhũng thanh gỗ đẽo sơ sài. Con tàu rệu rã này làm sao vượt nổi biển Đông để đến In đô hay Úc. Tôi cứ vân vi 1 nỗi sợ mơ hồ.

- Moi người xuống hết hầm tàu đi – Chủ tàu luôn mồm quát tháo - Đ. mẹ, ông nội này muốn bướng hả. Ống nhòm tàu biên phòng phát hiện không phải tàu đánh cá, họ đuổi theo liền. Muốn ngồi trên boong ngắm kiểng, hả? Vậy thì ông nội lấy lưới phủ kín giùm đi. Lát nữa hết phao zêrô tha hồ mà ngắm kiểng.

Giờ thì tôi mới nhìn rõ chủ tàu. Mặt bự thịt, mắt ti hí, râu cằm lưa thưa, đi chân chữ bát. Ông ta chừng ngoài năm mươi, tên là Kiếng. Cùng phụ giúp chủ tàu là hai tài công tên là Cón và Hiêu, cùng to như hộ pháp, ngực vồng như tảng gỗ lim bắp tay nâu bóng vặn như chão bện. Riêng anh thợ máy tên Thạch thì lại bé loắt choắt, nhưng rất lanh lợi. Người phụ nữ tóc xoăn tên Chiên lúc nào cũng cặp kè với chủ tàu, còn khá trẻ đáng tuổi con, cao dong dỏng, có đôi mắt sắc như dao rất quyến rũ.

Sau này, khi lâm cuộc, tôi mới biết, chủ tàu hoàn toàn không biết gì đến nghề đi biển. Nghe chú thợ máy nói, Kiếng vốn là cán bộ đi tập kết, đã có vợ ở quê, nhưng ra Bắc lại lấy vợ mới.
Sau năm 1975, Kiếng đưa vợ con về quê, được giữ 1 chức lãnh đạo phòng phong nghiệp huyện. Do buôn bán gian lận hay sao đó, Kiếng bị kỷ luật, bị cách chúc. Cũng thời gian này Kiếng bắt bồ với Chiên, người đàn bà buôn cá có đôi mắt dao cau quyến rũ. Quá bất mãn và chán nản, Kiếng quyết bỏ vợ con, quê hương, rủ Chiên vào Vũng Tàu. Gặp người bà con làm ở sở Vôi Vụ mách mối, Kiếng hùn tiền mua tàu đánh cá, đứng ra làm chủ tàu, móc nối với an ninh, tổ chức người vượt biên.

Khi bờ biển Vũng Tàu đã mờ xa, mọi người bỗng nháo nhác thì tài công Cón phát hiện ra 1 con tàu biên phòng đang phóng đuổi. Chủ tàu cuống cuồng, hét thợ máy và tài công mở máy hết cỡ, con tàu xả khói đen mù mịt trốn chạy. Cuộc rượt đuổi chỉ dừng lại khi tàu đã ra tới hải phận quốc tế.

1 cơn mưa bất chợt ập đến. Những ngọn sóng lừng lũng từ đâu bỗng đổ ập xuống. Con tàu chao đào, nhảy cẫng lên cao rồi rơi hẫng xuống, như chui hun hút xuống đáy đại dương.

Tự nhiên tôi bỗng nhớ tới cái nồi cám lợn u tôi nấu ngày xưa. Cám sôi lục bục, tạo ra những lỗ sâu hoáy, những đinh bọt cao ngang miệng nồi. 1 vài chiếc vỏ trấu giữa nồi lúc bị bọt tung lên cao, lúc chìm nghỉm dưới xoáy sâu. Con tàu của chúng tôi lúc này cũng hệt như vỏ trấu trong nồi cám sôi của u tôi ngày xưa. Nó sẽ chìm bất cứ lúc nào.

Mưa mịt mù không thấy trời. Nước mưa, sóng biển tràn qua sàn tàu, chảy như xối xuống hầm tàu. Đàn ông hò nhau tát nước bằng tất cả những phương tiện có được. Hết đợt mưa này lại ào đến trận mưa khác. Trời mù đặc trên đầu và biển đen đặc dưới chân. Cũng là lúc màn đêm ập xuống và con tàu chết máy.

Tôi đã quá khiếp nhược và mệt lả vì nỗi sợ hãi bị bắt trở lại vì nôn oẹ mật xanh mật vàng. Tất cà những người xung quanh tôi, người lớn, trẻ con ai cũng nôn mửa, mặt xanh mét, nằm ngồi chồng lên nhau như những đống rẻ rách. Con tàu vốn dùng để câu cá ngừ vùng biển gần, có chiều rộng hơn ba mét, chiều dài khoảng mười lăm mét, chồng chất gần hai trăm con người mới đủ thứ đồ đạc, vật dụng, giờ lại nồng nặc mùi người mùi phế thải theo đường miệng nôn, trôn tháo… càng trở thành 1 cái hòm khủng khiếp. Trong ánh sáng ngọn đèn đỏ quạch ngóc hầm, tôi nhận ra 1 đôi mắt xanh lè như mắt mèo. Không ai khác, ngoài gã trai có bộ mặt choắt với cái mũi khoằm và đôi mắt lồi mà chủ tàu đã văng tục vào mặt lúc mờ sáng. Gã là người duy nhất trong đám người vượt biên không bị say sóng. Chính tôi cũng nổi máu nghi ngờ rằng mục đích của gã không giống như chúng tôi. Gã lên tàu để làm 1 việc khác. Hay gã chính là người của an ninh gài vào? Gã mắt lồi không biết tôi đang theo dõi gã, nên gã mặc nhiên thọc tay sờ nắn người đàn bà đang nằm ôm đứa con gái nhỏ. Chị đi cùng hai đứa con gái sinh đôi suýt soát năm, sáu tuổi đứa chị cao gầy, đứa em thấp và mập hơn. Hôm qua đứa em uống phải sữa thiu, đi ngoài đến mệt lả, sau đó sốt nóng đùng đùng. Người mẹ lo cho con đến trũng mắt, mệt quá, ngủ say như chết. Chị ta không hay biết rằng có kẻ đang sờ soạng lục lọi mình, hay cũng hứng chí vì được ve vuốt. Tôi mở cuốn sổ bé bằng bàn tay, được đóng bìa ni lông, có phecmơtuya kéo. Đây là cuốn nhật ký tôi đã chuẩn bị sẵn, để ghi lại cuộc hành trình tha hương, giống như phần hồi ký tôi viết ngày tôi rời đất Bắc, năm 1954, vào SG để sống cuộc đời tự lập. Cuốn nhất ký này được bắt đầu vào 0 giờ ngày X.

Để đề phòng cuốn sổ có thể bị sóng biển cuốn trôi, hoặc nhòe mờ không đọc được, tôi còn có 1 sợi dây dù buộc ngang người. Mỗi ngày 1 thắt 1 nút để ghi nhớ ngày tháng lênh đênh trên biển. Kinh nghiệm này tôi học được ở Rôbinsơn Crusô, nhân vật của Danien Đêphô.

Ngày… tháng… năm…

Tàu vẫn bị chết máy. Thợ máy Thạch và mấy người biết nghề cơ khí xoay trần dưới hầm tàu, đánh vật hàng ngày trời vẫn không làm cho động cơ khởi động nổi. Tháo máy ra mới biết hầu hết phụ tùng đã bị thay thế. Trước khi bán tàu cho Kiếng, chủ tàu cũ đã rút hết ruột máy, mua ngoài chợ trời 1 máy rỏm lắp vào. Không có phụ tùng thay thế. Đành bó tay.

Thợ máy Thạch buồn rũ, bỏ ăn, suất ăn mà cả tàu chắt bóp ưu tiên nhường, chú nhìn mọi người đầy hối hận như chính chú có lỗi.

Đành phải chờ tàu cứu hộ, hoặc đón tàu quốc tế trợ giúp. Có 1 con tàu trắng treo cờ Panama. Đàn bà, trẻ em nhảy cá lên boong tàu, đốt lửa, lấy khăn trắng vẫy. Nhưng bọn thuỷ thủ chỉ ngó lơ, bỏ đi.

Kiếng lôi từ dưới hầm tàu lên 1 khẩu M16 bóng loáng vẫn những băng đạn vàng choé. Gã chĩa súng lên trời nổ ba phát đuổi theo chiếc tàu Panama, khiến ai nấy xanh mắt.

Thằng này từng là xạ thủ khét tiếng miền Đông thời chống Pháp. Khẩu này mua hai cây. Phải bí mật lắm mới qua nổi bọn Cá. Vùng biển này bắt đầu thuộc quyền kiểm soát của hải tặc. Phải có món này phòng thân… Kiếng lên đạn rôm rốp, bô bô cho mọi người nghe thấy. Sau khi đã bắn súng thị uy, hắn bàn với Chiên và Hiêu, kêu tất cả mọi người phải nộp thêm tiền, bù chi phí sửa máy, xăng dầu và thời gian chờ đợi. Ai không nộp sẽ bị ném xuống biển.

Ai cũng phải bấm bụng nộp thêm nữ trang, tiền bạc. Tôi lột chiếc đồng hồ Longdin mạ vàng đeo trên tay. "Chiếc đồng hồ này giá hơn 1 lượng, ưng không?" Kiếng liếc nhìn, gật đầu. Bỗng có tiếng chu chéo của người đàn bà có hai đứa con sinh đôi: "Có ai nhặt được vàng của tôi không Tôi mất hai lượng". Chị mếu máo sờ nắn khắp người, rũ tung mọi đồ đạc tư trang. Đứa chị đang trông đứa em vẫn sốt cao, thấy mẹ khóc, vội đến ôm lấy mẹ khóc theo.

Tôi nhìn gã mắt lồi mũi khoằm. Gã cúi gằm mặt lẩn ra phía sau. Tôi biết, tối qua gã đã chôm chỉa hai cây vàng khi sờ soạng người đàn bà. Vạch mặt gã lúc này ư? Gã sẽ chối biến. Dây với hủi làm gì? Gã sẽ thù, ném tôi xuống biển. Nghĩ vậy và tôi cũng như gã, cúi gằm mặt. Đã bị dồn tới tình cánh này mà còn hèn nữa, thì còn gì để nói nữa…

Ngày… tháng… năm…

Tài công Cón có sáng kiến làm buồm dã chiến bằng các tấm chăn ghép lại để tàu xuôi về hướng đông nam. Gió quẩn.

Tàu như chạy vòng tròn. Cứ kiệu này bao giờ mới tới bờ Inđonêxia hay Mã Lai. Lương thực mang theo đã cạn. Những chiếc bánh chưng bị sũng nước, nhão nhoét, bốc hơi thiu. Bánh mì, lương khô cũng bị nước ngấm, mún nhão, cố lắm mới nuốt nổi. Tình trạng thiếu nước đã bắt đầu. Bọn chủ tàu vẫn cơm hai bữa. Thỉnh thoảng Kiếng bảo Chiên phát chẩn cho trẻ con và người ốm mỗi người 1 nắm cơm vừa sống vừa khê.

Ngày… tháng… năm…

Nắng như đổ lửa. Kể ca chủ tàu cũng đã hết lương thực và nước ngọt. Môi tôi khô rộp, mắt mờ nổ đom đóm. Mọi người bất động. Chẳng còn gì để tranh giành nhau, trừ ăn thịt đồng loại để sống.

Bác sĩ Thuần nhóm những que củi cuối cùng để biến chai nước biển thành ly nước ngọt. Thấy tôi nhìn thòm thèm, anh cho tôi vài giọt để thấm ướt môi. Ở góc tàu, gã mắt lồi vạch quần đái vào vỏ chai cô ca rồi uống. Mấy người đan bà cũng bảo trẻ đái vào ca để uống.

Ai đó reo lên khi lờ mờ nhìn thấy hòn đao phía trước. Bác sĩ Thuần nói với chủ tàu:

- Cho tàu cập đảo để sửa máy và lấy nước, thực phẩm.

- Cha nội có biết đấy là Côn Đảo hay Phú Quốc không? Muốn rơi trở lại vào tay CS phải không?
- Thà bị CS bắt lại còn hơn chờ chết - Ai đó nói. Nói vậy nhưng tấp vào đảo đâu có dễ khi con tàu chết máy, dù có buồm dã chiến nhưng hầu thư tàu trôi tự do.

Ngày… tháng… năm…

Đang ngủ vật vờ, 1 tiếng súng bỗng dựng tôi dậy. Tôi tự hỏi: Kiếng bắn ai hay bọn cướp biển đã tới? Quả nhiên, 1 con tàu lạ đã áp sát bên hông. Tiếng quát tháo thỉnh thoảng chen 1 câu tiếng Anh. Tỏi bủn rủn người. Chợt nghĩ đến những bộ mặt cổ quái, những mắt chột, thọt chân trong truyện "Đảo giấu vàng". Tàu chúng còn nhỏ hơn cả tàu chúng tôi.

Chúng chỉ có hơn chục đứa, trang bị toàn bằng mã tấu, dao găm. Chỉ có duy nhất 1 khẩu súng lục trong tay 1 gã râu cằm đen kịt mà tôi đoán chắc là thằng chỉ huy. Thằng này súng lục lăm lăm. mặt đầy sẹo, dữ dằn. Những thằng khác cũng sát khí đằng đằng.

Người đầu tiên mà chúng bắt phải đi sang tàu cướp là Chiên. Liếc thấy Chiên thằng chỉ huy đã thèm. Những người phụ nữ khác, từ hôm qua, sau khi nghe bác sĩ Thuần kể về bọn hải tặc vùng biển Malácca đã tự bôi mặt lọ lem đầu tóc rũ rượi, nên chưa lọt vào mắt bọn cướp biển.

- Thằng Hiêu vào lấy khẩu súng cho tao. Tao sống chết với chúng. Bọn này chỉ toàn dao thôi. Mười chọi 1 sợ gì!

Đang nói, thằng chỉ huy chĩa súng vào cổ. Kiếng vội im bặt.

Lần lượt từng người sang tàu bọn cướp cho chúng khám xét. Thấy thùng nước ngọt, thuyền nhân xô nhau đến uống no nê.

Có tiếng phụ nữ kêu thét trong phòng tên chỉ huy. Tôi đoán là Chiên đang bị làm nhục. Đành bất lực thay cho Kiếng.

Cuộc khám xét chóng vánh. Số phụ nữ bôi mặt không ai bị cởi quần áo khi tự nguyện tháo đồ trang sức nộp. Bọn cướp không ngờ là chúng thu được nhiều đồ nữ trang và tiền vàng đến thế. Thằng chỉ huy cười như lợn kêu khi đệ tử nộp hắn khẩu M16 của Kiếng. Chúng giật cả chiếc đồng hồ Longdin của tôi trên tay Kiếng dâng cho thằng chỉ huy. Khốn khổ thân Chiên. Cô bị hành hạ đến nhàu nát. Mắt cô sưng húp, má có nhiều vết cắn. 1 vết máu chảy từ háng xuống tưới bàn chân.

Vừa từ tàu bọn cướp về, Chiên đã nhảy bổ đến Kiếng, tát đánh bốp vào mặt gã.

Cả bọn nhìn Chiên cười sằng sặc. Thằng chỉ huy ra lệnh cho tay chân mang ra ít đồ ăn và cơm nguội. Thuyền nhân tranh nhau giành giật. Bọn cướp nhìn, cười khinh bỉ: "Vietnam no good". Rồi chúng cắt dây, nổ máy bỏ đi.

Ngày… tháng… năm…

Chiều tối, tàu bị cướp lần thứ hai. Lần này bọn hải tặc đông hơn. Chúng có nhiều súng, cả 1 khẩu B40, không biết thạt hay giả. Chúng nhốt tất cả đàn ông trong hầm lạnh để dễ dàng lục soát, hãm hiếp đàn bà. Tất nhiên cô chủ tàu xinh đẹp không thể lọt khỏi mắt cú vọ của chúng. Dưới hầm tàu, chúng tôi nghe rõ tiếng kêu khóc, tiếng vật lộn của cánh đàn bà con gái với lũ hải tặc.
Trong bọn cướp biển, có thằng nói được tiếng Anh. Tôi thay mặt tàu nói chuyên với bọn chúng.
"Chúng tôi là thuyền nhân, được chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh - Tôi nói – Hiện nay máy tàu chúng tôi bị hỏng. Lương thực, nước ngọt đã hết. Chúng tôi nhờ các ông kéo tàu tới đảo tị nạn gần nhất.

- 5000 USD - Thằng trưởng tàu xoè năm ngón tay ra.
Tôi nói lại với Kiếng. Kiếng lắc đầu:
- Tiền bạc của tôi cũng bị cướp sạch. Có ai còn 5000 mỹ kim thì ứng ra.
Cuộc thương thảo thất bại. Bọn hải tặc cắt dây. Con tàu hỏng máy lại vật vờ giữa đại dương.

Ngày… tháng… năm…

Hầu như tàu vẫn đứng nguyên tại chỗ. Nắng như đổ lửa. Trời im gió như trước 1 cơn bão. Lại lâm vào tình cánh đói và khát.

Đói quá. Bây giờ thì mọi người lại trông chờ cho bọn hải tặc tới. Thà để cho chúng cướp và hãm hiếp, may ra còn có ngụm nước, miếng cơm qua con đói và khát. "Tôi mong cho bọn cướp biển tới" - Gã mắt lồi như con thú đói lồng lộn trên sàn tàu, gào lên. Hình như gã muốn điên. Cái dạ dày rỗng không của gã chừng như không chịu được. Sáng sớm tôi đã thấy gã uống nước đái và ngồi câu suốt buổi. được 1 con cá bằng ngón tay, mắt gã sáng rực. Gã mút con cá như trẻ con mút kẹo kéo.

Ngày… tháng… năm…

Cả tàu đói lả. Không ai muốn nhúc nhích.

Cứ tình trạng này, chỉ vài ngày nữa, cô thế giới sẽ hoảng hốt lên khi phát hiện thấy 1 con tàu ma vật vờ trên đại dương mà bên trong là gần hai trăm xác người thối rữa…

Không biết ở giữa đại dương thế này, kền kền và dòi bọ có đến được không?

Ngày… tháng… năm…

Cơn bão bất ngờ ập đến giữa nửa đêm. Chưa bao giờ tôi thấy khủng khiếp đến thế. Ai cũng tin chắc mình sẽ chết.

Không còn cách gì chống đỡ được. Đến như vịn tay vào thành tàu hay vật cố định nào đó cho khôi bị quăng quật cũng không còn đủ sức. Trẻ con thôi không thấy gào thét. Chúng được bố mẹ ôm chặt hoặc như quả bóng bật từ chỗ này sang chỗ khác.

Không biết ngoài kia sóng gió gầm rít như thế nào? Con tàu có lật úp chìm xuống đáy biển không? Tự nhiên tôi nhớ đến u tôi, đến Miên và hai con Vân, Vy.

Bây giờ chắc chắn u tôi và bố con Cục đã về đến quê. Đã chín ngày tôi lênh đênh trên biển rồi. Ở quê chắc đã biết tôi vượt biên, đã sắp tới miền đất hứa. Ôi, miền đất hứa là thế này đây?"
May mà cơn bão qua nhanh. Chắc là 1 cơn lốc biển chứ nếu là bão thì con tàu này không trụ nổi.

Nước tràn các khoang. Đàn ông, dù đói là, cũng phải tát nước, nếu không muốn tàu chìm.

Ngày… tháng… năm…

Đã trữ được 1 ít nước mưa, nhưng lương thực thì cạn kiệt. Đói vàng mắt. Lại ao ước có tàu hải tặc, để chúng cho ăn, và may ra chúng kéo tàu tới đảo.

Trong cơn đói lả, tôi mơ màng ngửi thấy mùi thịt nướng. Hay là tôi mơ? Nhưng rõ ràng khứu giác tôi không lầm. Mùi thịt nướng thơm muốn tứa nước chân răng. Ngày xưa Tào Tháo làm cho quân lính tứa nước chân răng vì câu chuyện rừng mơ phía trước mặt. Bây giờ tôi tứa nước chân răng vì có vị thịt nướng ngay phía đuôi con tàu này.

Bác sĩ Thuần nằm kề bên tôi cũng cưa quậy trở dậy. "Có mùi thịt nướng ông ạ. Tay nào mới câu được cá. " "Không phải mùi cá. Mùi thịt nướng hẳn hoi. Hay tay nào vừa bắt đuốc chuột?".
Bỗng có tiếng thét khản đặc:

- Ối trời đất ơi, có ai thấy con bé Huệ nhà tôi đâu không? Suốt đêm qua tôi ôm nó trong tay… Hai chị em, con Lan 1 bên, con Huệ 1 bên…

Bé Huệ bị mất tích. Có thể bị lăn xuống biển. Cả tàu như bị điện giật. Nhưng cũng chẳng biết làm cách nào vì ai cũng đói lả không thể nhúc nhích gì được.

- Ối các ông các bà các cô các chú ơi, tìm cháu Huệ giúp tôi với! Ối Huệ ơi. Con đi đâu rồi? Tôi biết ăn nói làm sao với anh ấy ở bên kia…

Sau này tôi biết chị Bẩy Trà, tên người đàn bà sinh đôi, vốn là vợ nhỏ của 1 thiếu tá quân đội cộng hoà. Ngày viên thiếu tá di tản theo quân đội Mỹ, Bẩy Trà đang có mang hai đứa nhỏ. Giờ viên thiếu tá đang làm ăn khá giả trên đất Mỹ, nhắn tin về đón ba mẹ con sang.

Bỗng có tiếng huỳnh huỵch trên boong tàu. Tôi cố gương dậy, nhìn lên. Tài công Cón với thân hình hộ pháp đang lôi gã mắt lồi xềnh xệch trên sàn tàu, thỉnh thoảng lại thoi 1 quà đấm tròi giáng giữa mặt. Môi gã mắt lồi sưng vù, bê bết máu. Cái mũi khoằm như vẹo sang 1 bên.

- Nói đi. Mày vừa nướng thịt gì? Mày quăng xác con bé xuống biển rồi phải không?

Thông tin rợn người xộc lên óc tôi nhức buốt. Tôi lấy hai tay bưng lấy đầu. Chẳng lẽ con người đang biến thành thú vật?

- Đ. mẹ. Nói! Tao sẽ quăng mày xuống biển - Cón giật mảnh áo vất lên sàn, để lộ những tảng ngực nâu bóng - Nghe tiếng vật gì ném xuống biển cha mày đã sinh nghi. Không ngờ mày chó má thế. Mày vừa nướng thịt gì?

- Dạ, nướng tôm. Em bắt được con tôm…

- Mày tưởng lừa được cha mày hả? - Cón vòng chân đá móc, hất gã mắt lồi khỏi sàn tàu - Cho mày sẽ cho mày xuống ngủ với tôm.

Cón cúi xuống bế bổng gã mắt lồi lên, toan lăng xuống biển. Nhưng Chiên đã kịp ngăn lại. Thằng mắt lồi đã được tha. Gã nằm co rúm trên sàn tàu như 1 con chó ghẻ.

Tôi nằm bưng mặt khóc. Đau đớn quá chừng thân phận người Việt

Ngày… tháng… năm…

Tiếng động cơ bỗng vang lên. Những ngọn đèn bật sáng.
Cả tàu như được gặp cứu tinh.

Thì ra suốt mấy ngày nay, thợ máy Thạch cùng kỹ sư Hoàng vẫn lặng lẽ mày mò cách cứu máy tàu. Và họ đã thành công. Con tàu đã có thể thoát khói vùng biển quẩn để tới 1 đảo gần nhất.
Niềm vui vừa loé lên, liền bị vụt tắt. 1 tàu hái tặc lại lù lù xuất hiện. Chúng bôi số tàu để không bị nhận diện. Chúng cho tàu chạy vòng quanh, như con thú trước khi thịt con mồi.

Cũng có thể chúng dè chừng vì sợ có súng. Đến khi biết chắc những thuyền nhân người Việt đang thoi thóp vì đói, chúng mới sáp gần, quăng dây và bắc cầu tràn sang. Tên chủ tàu trông gian giảo và hung bạo. Gã cầm lăm lăm chiếc búa sắc lém trong tay, ra hiệu cho bọn lâu la lục soát từng người.

Chẳng cần che đậy, cách li, chúng bắt tất cả đàn bà cời quần áo vạch kỹ từng silip xu chiêng, soi từng ngóc ngách xem có giấu tư trang hay hạt xoàn vào chỗ kín. Thằng chủ tàu dùng búa nậy cá thành tàu vì nghi có giấu vàng. Lục soát chán, chúng biết rằng chỉ còn ăn cái xái vì bọn cướp trước đã lột hết. Chúng chửi bới loạn xạ, vơ vét 1 ít quần áo, đồ đạc, rồi bó đi.

Ngày… tháng… năm…

Tàu nhằm hướng tây đi miết. Thấy đàn chim bay lượn, chúng tôi đoán đất liền đã gần đâu đây.
Ánh trăng như dát vàng trên mặt biển. Tôi khóc thầm vì cảnh chẳng chiều lòng người. Tói nửa đêm, thấy cồn cát và hàng dừa mờ mờ hiện ra. Không biết đây là đâu: Phú Quốc, Côn Đảo, hay Thái Lan, Mã Lai. Đâu cũng được. Miễn là đất liền. Mười ngày trên biển đã vãi hết cả linh hồn. Moi người xô nhau lội nước lên bờ. Riêng bọn chủ tàu ở lại. Có lẽ Kiếng đợi mọi người lên bờ hết mới mở kho cất giấu vàng. Hoặc họ sẽ cho tàu đi 1 nơi khác. Gần sáng, dân trên đảo chạy tới. Hoá ra đây là đất Thái.

Ngày… tháng… năm…

Hoá ra, các nước bạn láng giềng, chăng ai vui sướng gì khi phải đón tiếp những người khách không mời Việt Nam. Bằng chứng là hầu hết những người dân đều tỏ ý xa lánh và nhìn đám người tị nạn chúng tôi như bọn hủi, bọn thương hàn, dịch hạch. Cũng đáng thôi. Người Việt mình còn không đùm bọc cưu mang nhau, gà cùng 1 me dứt tình hại nhau, thì người ngoài đối xử như thế là phải thôi.

Sau này tôi được biết rằng, chúng tôi không phải là những người khách đầu tiên. Từ mấy năm nay đã có hàng chục con tàu hàng nghìn thuyền nhân Việt Nam dạt vào hòn đảo nhỏ bé này. Cuộc sống của những người dân đánh cá lập tức bị đảo lộn. Khan hiếm lương thực, thực phẩm. Phóng uế bừa bãi. Trộm cắp, đánh lộn. Câu nói của người xưa: "Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc" quà không sai. Người Việt cùng đường đi đến đâu cũng gieo rắc tai hoạ.
Nhà chức trách địa phương tỏ ra rất phiền lòng. Họ cho dẫn cả chủ tàu tới, giam lỏng tất cả trên 1 doi cát được quây xung quanh bỏi cây phi lao và dây kẽm gai. Mỗi người được phát 1 chén cơm với 1 con cá khô mỗi ngày. Mỗi gia đình tự tìm cây que, lá dừa khô để tự làm những chiếc lều che tạm.

Đến lúc này mọi người mới phát hiện ra gã rnắt lồi đã biến đâu mất. Gã không dám nhìn mặt đồng loại, hay đã cuỗm được vô số của cải và tìm cách trốn về nước. Nhưng thôi, còn 189 người, thế là may. Tránh xa được 1 con thú ăn thịt người.

Mười 1 ngày trời sống trên doi cát, như thời Rôbinsơn Cruxô, dài hàng thế kỷ. Tôi gầy tọp như 1 que củi. Khắp người ghẻ lở. Tóc và râu tôi rậm rì chẳng khác nào ác quỷ…

Ngày… tháng… năm…

Có tin đồn các thuyền nhân sẽ được đưa tới trại ty nạn đao Songkla rồi được đưa đi Hồng kông hoặc Mỹ, Canada. Ai cũng mừng và nhanh chóng quên đi mười ngày sống nhu những kẻ hành khất trong những túp lều trống hoang với những đêm mưa nhiệt đói ướt sũng không thể nào chợp mắt.

Nhưng rồi tình hình có vẻ nghiêm trọng khác hẳn 1 cuộc chuyển địa điểm bình thường. Lính Thái quần áo rằn ri, có chó becgiê đi theo, tiểu liên lăm lăm, áp giải bọn chủ tàu và thuyền nhân đi 1 chặng đường thật xa. Thuyền nhân sẽ bị đưa đi đâu? Đi đày biệt xứ hay đi thủ tiêu như hồi thế chiến thứ hai Híttle đã làm với người Do Thái. Chúng tôi hoang mang đến cực điểm. Ngay từ thời Tây Sơn thắng trận Rạch Gầm, Xoài Mút, tiêu diệt gần hai mươi vạn quân Xiêm, người Thái đã chẳng ưa gì người Việt. Khi cộng sàn tràn xuống phía nam, lấn sang Campuchia thì họ càng thất kinh, lúc nào cũng lo 1 hiểm hoạ luôn rình rập.

Đoàn người rồng rắn đi chừng ba giờ đồng hồ thì đến 1 bến cá với hơn chục nóc nhà. Nhìn thấy con tàu cũ của chúng tôi mang biển số VT 1413 thì tất cả đều thất kinh. Thì ra suốt mười ngày nay người Thái điều nhũng thợ giỏi nhất đến để chữa tàu là muốn nhanh chóng tống khứ con tàu ma và những người bạn Việt không mời này ra khỏi đất nước họ.

Không ai bảo ai, người lớn trẻ con đều ngồi phịch xuống đường. Chúng tôi biểu tình, quyết không lên con tàu cũ của mình, quyết không ra biển nữa. Phải đưa chúng tôi đến Songkla, phải cho chúng tôi gặp Hôi Chữ thập đỏ, gặp Uỷ ban người tị nạn của Hôi đồng Bào an Liên Hợp Quốc.

Tôi đã dùng tất cà vốn liếng tiếng Anh và 1 vài tiếng Thái cùng những động tác chân tay để đàm phán ngoại giao với viên chỉ huy, nêu rõ nguyên vọng của mọi người, nhưng vô ich. Viên chỉ huy với bộ mặt sắt chỉ biết đúng ba từ tiếng Anh "Vietnam no good ", xua tay như xua tà, ra lệnh cho binh lính thi hành nhiệm vụ.

Đạn rôm rốp lên nòng. Lưỡi lê sáng quắc. Chó becgiê vừa gầm gừ vừa lùa đoàn người ra cầu tàu. Cứ hai người lính Thái 1 cặp, khuân từng người quăng xuống tàu. Tiếng khóc, tiếng gào thét như sắp phải xuống địa ngục.

Rồi tàu hải quân Thái nổ máy, kéo con tàu VT 1413 ra khơi, giữa đêm tối mịt mùng.

Ngày… tháng… năm…

Sau khi tàu hài quân Thái cắt dây, tàu chúng tôi chạy tiếp 1 ngày 1 đêm nữa thì đụng 1 hòn đảo. Lần này là đất Mã Lai. Thấy bãi cát trắng trải dài dọc hàng dừa xanh, thấp thoáng những toà nhà ven biển có cắm cờ, chúng tôi đoán đây là 1 khu nghỉ mát.

Trước khi đổ bộ lên bờ, chúng tôi bàn nhau tìm cách phá tàu đục cho tàu chìm, làm cho máy hỏng để khỏi bị kéo ra khơi thêm lần nữa. Trăm lạy ngàn lạy vua Thuỳ Tề, chúng con không dám đùa rỡn với người nữa rồi.

Người Mã đã chuẩn bị sẵn để đón tiếp những bạn Việt. Lính Mã, quần áo rằn ri, trang bị như thuỷ quân lục chiến Mỹ tập trung chúng tôi trên bãi cát, lần lượt gọi tùng người đến 1 cái lều bạt để khám. Họ tuyên bố: Đây là vấn đề an ninh.

Tiền bạc nữ trang họ sẽ giữ hộ. Đám đàn bà con gái sợ co rúm. Ho biết chắc bon lính lại giở trò ma. Sau bao phen tam khoanh tứ đốm bị hai tặc nhiều lần lột truồng cuỗm sạch, nào ngờ vẫn còn nhiều người giấu lại được vàng và hạt xoàn. 1 số người tinh khôn, lùi lại giấu của dưới bãi cát. Nào ngờ sau 1 hồi khám xét, tất cả thuyền nhân phải chuyển đi ngay. Những người giấu của dưới cát đành không có cơ hội tìm lại.

Chúng tôi bị lính Mã áp giải như bọn tù nhân. Dân Mã nhìn người Việt bằng ánh mắt khinh bỉ, hằn học. Du khách phương Tây chạy theo chụp hình. Ngày mai trên các kênh thông tin toàn cầu, hình ảnh chúng tôi sẽ bị bêu lên như những kẻ mạt vận đáng thương nhất của nhân loại.

Ngày… tháng… năm…

Chúng tôi trở thành tù nhân trên xứ người theo đúng nghĩa đen của từ này. Lính Mã nhốt chúng tôi trên 1 khu đất 1 bên là con lạch sâu, 1 bên là rừng dừa nước, phía trước là đồn canh biên phòng. Đến trước chúng tôi đã có 37 thuyền nhân của con tàu mang biển số ĐN 2067 đi từ Cần Giờ. Tàu ĐN 2067 nhỏ hơn tàu chúng tôi, khởi hành trước chín ngày, chở 83 người, nhưng chỉ còn 37 người sống sót. Bọn hai tặc đã cướp tàu, giết chết và quăng 46 người xuống biển.

Để trừng trị tội phá tàu, nhà chức trách Mã bỏ đói chúng tôi ba ngày, không tiếp tế lương thực, thuốc men. Người của tàu ĐN 2067 thương hại sẽ chia trong cơn hoạn nạn. 1 vài phụ nữ phải lén vào đồn cho lính Mã giải buồn để có 1 chút đồ ăn, thuốc ngừa. Bẩy Trà cũng vào tình cảnh này.
Mười bẩy ngày bị cầm tù trên xứ người, phải đi chặt dừa nước, kiếm cây dựng lều, kiếm củi, mò ốc bán lấy tiền đổi gạo… khiến tôi bị ho ra máu. May mà có phái đoàn Hồng thập tự đến cho thuốc kịp thời, cơn ho của tôi đã tạm dứt.

Ngày… tháng… năm…

Con tàu biển số VY 1413 của chúng tôi, đã được nhà chức trách Mã sửa chữa xong, đang đứng trực sẵn ở cầu tầu. Nhìn thấy nó là thấy bóng tử thần. Tất cả đều kinh hoàng táng đởm khi phải bước chân lên sàn tàu kia. Nhưng định mệnh đã sắp đặt. Làm sao mà cưỡng nổi. Ra khơi lần này, tàu chúng tôi còn có bạn đồng hành là tàu ĐN 2067 chở theo 37 người số may còn lại.
Dây được buộc lần lượt từ tàu hải quân Mã vào tàu chúng tôi tiếp đó từ tàu chúng tôi lại buộc sang tàu ĐN 2057, mỗi tàu cách nhau chừng 1 trăm mét.

Buổi sáng nắng chói chang. Nếu tôi không lầm thì đúng vào những ngày này bẩy năm về trước, SG thất thủ. Sáng 30 tháng tư ấy mẹ con Miên đã ra cửa chờ sẵn để theo bố và anh trai di tản. Nhưng tôi đã hiên quyết ngăn cuộc ra đi này. Vì tôi phải gặp lại u và nhũng người ruột thịt. Tôi phải trở về làng Động. Tôi yêu nước Việt.

Bây giờ, cuộc ra đi của tôi đã quá muộn và hình như không thuận ý trời. Chúng tôi đến đâu cũng bị xua đuổi. Không có nơi nào cho chúng tôi dung thân…

Tàu hải quân Mã kéo hai tàu chúng tôi về phía đông nam với vận tốc chóng mặt. Đã quen sóng gió rồi, tàu lắc khủng khiếp, nhung chỉ ít người nôn oẹ. Mà có gì trong bụng nữa đâu Chỉ có cơn khát cồn cào. Nhiều người xin nước uống. Lính Mã chỉ xuống biển.

Gần sáng, chắc đã đi xa hải phận Mã Lai, tàu chiến Mã cắt dây. Chính lúc này chúng tôi đã rơi vào thảm hoạ.

Số là đang chạy với tốc độ quá lớn, trời lại tối, sóng lớn mù mịt, bị cắt dây bất ngờ, tàu chúng tôi hẫng lại, vừa quay tròn, vừa dụng lên cao. Tàu ĐN 2067 cũng mất đà, chồm tới, đâm sầm vào hông tàu tôi. Con tàu bật trở lại. Tôi nghe thấy 1 tiếng động khủng khiếp. Rồi ngất đi.
Tỉnh lại, thấy mọi người im như chết. Tôi bò đi lay từng người. Thì ra sự va đập quá mạnh, nhiều người cũng giống tôi, bị chết ngất. Hơn 1 giờ sau, chúng tôi mới hiểu ra sự tình. Đúng giây phút con tàu của chúng tôi mười mươi bị chìm thì tài công Hiêu đã nhanh chóng cắt dây, nên cuộc va đập không bị vỡ tàu. Nhưng con tàu xấu số phía sau, do không chắc tay lái, đã không giữ được thăng bằng, quay tròn với sức văng ly tâm cực lớn, bị sóng tung lên cao rồi lật úp xuống. Sự cố xảy ra rất nhanh. Đến khi tàu chúng tôi hoàn hồn, nhìn lại phía sau thì không thấy bóng dáng con tàu đồng hương đâu nữa.

Thương thay 37 thuyền nhân xấu số. Tưởng họ may hơn 46 người cùng hội cùng thuyền, ai ngờ họ cũng bị chôn vùi dưới đáy biển…

Ngày… tháng… năm…

Con tàu của chúng tôi bị mất la bàn, như con tàu mù, lao bừa về hướng mặt trời mọc.
Buổi chiều, trời bỗng đen kịt, giông gió nổi lên. Mưa trút xối xả. Tàu lại như mảnh vỏ trấu trên nồi cám lợn đang sôi. Moi người lầm rầm khấn Phật. Tôi làm dấu Thánh. Chỉ còn biết cầu mong ở đấng tối cao.

Có ánh đèn phía trước. Biết là tàu đã tấp vào 1 hòn đảo. Mọi người háo hức lội vào bờ. Vừa đặt chân xuống nước, nhiều người đã kêu thét vì đáy biển lởm chởm đá san hô cứa chân toé máu.
Lần này thì tròi đã có mắt. Chúng tôi đã đến đất Nam Dương. Người dân ở đây đón chúng tôi thân thiện và cỏi mở.

1 người đàn ông biết tiếng Anh tình nguyện làm hướng dẫn viên đưa tàu chúng tôi tới Le Tung cách đây không xa. Theo lời người dẫn đường thì Le Tung là nơi có cơ man người tị nạn Việt Nam.

***

Sau hai mươi chín ngày thập tử nhất sinh, nhiều lần tưởng rơi vào móng vuốt thuỷ thần, tới Le Tung, con đường đến miền đất hứa của tôi mới phần nào hé lộ. Tôi gặp khá nhiều người quen, nghe biết tin tức thời sự và tình hình ở nhiều nơi. Tôi gửi tin ngay cho Miên và các con và cho địa chỉ liên lạc.

Le Tung là trung tâm 1 quần đảo có bốn đảo nhỏ, thuộc đất Nam Dương. rất gần Mã Lai và Singapore. Từ năm 1975 tới nay, do dòng người tị nạn Việt Nam ồ ạt đến, nơi đây đã trở thành 1 khu đô thị sầm uất.

Phố xá hẹp, chạy ngoằn ngoèo ven đáo, nhưng san sát các sạp hàng, bày bán đủ thứ như chợ Nguyễn Thông gần ga Hoà Hưng, SG. Người bán chủ yếu là người Hoa, người In đô, người mua là thuyền nhân Việt. Theo nhà chức trách, tàu chúng tôi là tàu thứ 372 đến đảo. Đã có hàng nghìn người đủ tiêu chuẩn được chuyển sang Singapore để đáp máy bay đi Mỹ. Nhưng cũng có cả nghìn người phải ở lại, vì sức khoẻ không đảm bảo, vì thân nhân không rõ ràng, vì thiếu người bảo lãnh… Số người này xoay ra tìm cách kiếm sống lâu dài.

Họ làm đủ nghề, từ khuân vác, gánh nước thuê, vào rừng chặt củi chặt cây dựng nhà, xuống bãi mò cua sò, mở hiệu tạp hoá, làm đầu, đi trích ngừa, dạy tiếng Anh, ăn xin, trộm cắp, làm đĩ. Rất nhiều người đã đến trước chúng tôi hàng nửa năm. Họ đang xếp lốt chờ khám sức khoẻ và phỏng vấn.

Ơ Le Tung 1 tuần, chúng tôi lại được chở sang đao Ruồi, cách chừng hơn hải lý, nơi có trại tị nạn do Liên Hợp Quốc bảo trợ. Từ đây chúng tôi đã được sống bằng tiền bố thí của Liên Hợp Quốc với tiêu chuẩn 3 USD 1 người 1 ngày.

Gọi là đảo Ruồi, vì ở đây cơ man nào là ruồi. Dân tị nạn hàng chục ngàn người, ở tràn lan, các lán trại hàng hàng san sát. Sáng sáng người ngồi chồm hỗm đen đặc bãi biển. Lính In đô cầm roi đuổi, nhưng không xuể. 1 dải bãi cát dài bốc mùi khai thối nồng nặc. Tệ phóng uế bừa bãi, khiến ruồi bọ phát sinh, bu theo từng đàn đen kịt. Ban ngày cũng phải ngồi ăn trong mùng. Nhiều người bị mụn nhọt, không có bông băng phải lấy giấy báo quấn đầy chân tay để tránh ruồi. Ruồi kéo theo bệnh tả và thương hàn, làm chết hàng chục người. Phái đoàn HCR đến phỏng vấn, phái đoàn Mỹ đến thăm, phới bỏ nửa chừng vì ruồi quấy nhiễu…

1 thanh niên của tàu MH 1172 mới đến, bị người In đô treo cổ trên cây dừa vì tội vào nhà thờ Hồi Giáo ăn trộm thùng tiền công đức. Người bản địa ngày càng khinh ghét dân tị nạn. 1 lần đi bắt sò, bị 1 thanh niên In đô chửi vỗ mặt bằng tiếng Anh: "Vietnames is the doges" (Dân Việt Nam là đồ chó ghẻ), tôi đã toan xông đến đấm vào mõm hắn ta.

Tôi mở lớp dạy tiếng Anh cho các cháu con em người quen để chờ đợi.

Hơn năm tháng đợi chờ. Làm các thủ tục. Khám sức khỏe. Chụp hình. Trả lời phỏng vấn. Cuối cùng tin vui đã đến: Tôi có tên đi Mỹ.

Vậy là sau sáu tháng mười hai ngày, trong đó có hai mươi chín ngày thập tử nhất sinh nồi chìm trên biển và trong nanh vuốt tử thần, buổi sáng thần tiên ấy, chiếc máy bay Boeing 747 mang cờ hiệu Hoa Kỳ đã chở những thuyền nhân khốn khổ chúng tôi từ phi trường quốc tế Singapore băng qua Thái Bình Dương tới Los Angeles. Chỉ hơn chục tiếng đồng hồ nữa thôim tôi sẽ gặp vợ con tôi sau bốn năm xa cách. Tôi sẽ đặt chân tới miền đất hứa, nơi mà để tới được, tôi đã tìm sự sống trong cái chết, đã phải đổi bằng sinh mạng, với tất cả nỗi tủi nhục ê chề và những ngày vô cùng khủng khiếp mà chỉ những ai đã vượt qua địa ngục mới hình dung ra nổi.

Nhìn xuống Thái Bình Dương hun hút dưới cánh máy bay, mấy lần tôi bật khóc. Ước gì tôi có 1 vòng hoa và mở cửa để thả xuống, để cầu chúc cho hàng vạn đồng bào xấu số của tôi đã tan hoà vào mịt mùng biển thẳm.


Không có nhận xét nào: