Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2008-05-19
Trong sách giáo khoa cũng như trên báo chí Việt Nam, một điều luôn đựơc nhắc đi nhắc lại một cách tự hào, là Tổ chức Văn Hóa, Khoa học và Giáo Dục Liên Hiệp quốc, tức UNESCO đã vinh danh ông Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ông, vào năm 1990.
Photo courtesy of Wikipedia.
Nơi ở và làm việc của ông Hồ Chí Minh bên cạnh Phủ chủ tịch nước ở Hà Nội. Photo taken by Frances76.
Vì thế, trong dịp ấy, sinh nhật của ông Hồ đã được tổ chức trọng thể tại Hà nội cũng như tại trụ sở của UNESCO ở Paris.
Vào khi Internet nở rộ và khá nhiều chi tiết liên quan đến đời sống cũng như sinh họat cuả ông Hồ với những chứng cớ hiển nhiên đựơc phổ biến rộng rãi, khiến một số điều từ trứơc đến nay vốn đựơc tin tửơng tuyệt đối đã đựơc chứng minh ngược lại, giới trẻ trong ngòai nứơc cũng đặt vấn đề về chuyện vinh danh.
Đã có một số vị thẩm quyền lên tiếng trả lời, nhưng thắc mắc vẫn chưa dứt.
Để góp phần giải quyết vấn đề này, nhân dịp 19 tháng 5 năm nay, biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ đài Á Châu Tự do tổng hợp thông tin từ những nguồn đáng tin cậy, để trình bày một lần cho rõ câu chuyện.
Chúng tôi sẽ căn cứ vào bản nghị quyết của Liên Hiệp quốc hiện còn đựơc lưu trữ mà ai cũng có thể tham khảo, và phỏng vấn hai người:
Thứ nhất là nhà báo Bùi Tín, nguyên đại tá quân đội, phó tổng biên tập báo Nhân Dân. Ông từng có mặt tham dự lễ kỷ niệm năm 1990 tại Hà nội và cũng từng đến tận trụ sở UNESCO ở Paris để hỏi chuyện.
Thứ hai là tiến sĩ Nguyễn Văn Trần, người lãnh đạo nhóm phản đối nghị quyết của Liên Hiệp quốc và đấu tranh để hủy bỏ, hay ít nhất vô hiệu hóa nghị quyết ấy. Chúng tôi cũng mong nhận đựơc thêm ý kiến của quý thính giả về chuyện này.
Thông lệ của UNESCO
Câu chuyện bắt đầu với ngày sinh của ông Hồ và thông lệ của UNESCO, là tưởng niệm ngày sinh thứ 100, hay chia chẵn cho 100, của những nhân vật kiệt xuất của các nứơc thành viên, theo đề nghị từ các nứơc ấy, nên trứơc hết, thiết tưởng phải nói về ngày sinh của ông Hồ, mặc dù ai cũng nói rằng ông sinh ngày 19 tháng năm năm 1890. Nhà báo Bùi Tín nói:
“Tôi theo dõi vấn đề này đến 15 năm nay và hiện nay tôi cũng vẫn chưa xác định được ngày sinh đúng của ông Hồ là ngày nào, bởi vì ổng khai đều là chính thức cả đến 5 chỗ, mà 5 chỗ đó là 5 ngày sinh khác nhau. Và ngày sinh gốc thì ngay sổ sinh ở quê ổng là làng Kim Liên cũng là khác, theo ngày âm lịch mà chuyển sang (dương lịch) cũng không phải là Ngày 19-5-1890.
Thế rồi ngày mà ổng sang Moscow đáng lẽ phải khai đúng với Quốc Tế Cộng Sản III (Đệ Tam Quốc Tế) cũng lại khai khác đi là Tháng 4 chứ không phải là Tháng 5.
Thế rồi đến ngày khi ở Pháp khi ổng trả lời phỏng vấn trên tờ Le Paria với tờ L'Humanité cũng lại khác nữa. Cho đến nay thì tôi nghĩ là không ai có thể chứng minh được ngày sinh chính thức của ông Hồ là ngày nào, nhưng chỉ biết đích xác Ngày 19 Tháng 5 là một ngày giả.”
Như vậy là 100 năm ngày sinh của ông Hồ chưa chắc đã là 19 tháng 5 năm 1990, như bức thư của ông Võ Đông Giang, bộ trưởng, chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam viết gửi tổng giám đốc UNESCO, ông Amadou Mahtar M’Bow ngày 14 tháng tư năm 1987.
Phóng ảnh bức thư cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt đựơc đính kèm bài này để tham khảo, nhưng sau đây là phần chính:
“Nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức trọng thể kỉ niệm lần thứ100 ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/1990).
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc, đồng thời là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam. Do vai trò và cống hiến vô cùng to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, và sự gắn bó cuộc đời họat động của người với sự nghiệp đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; do những đóng góp to lớn của người vào việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam, chúng tôi nghĩ rằng kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Việt Nam, mà còn có ý nghĩa quốc tế lớn lao.”
Những vận động của Hà Nội
Sau khi đề nghị Đại hội đồng khóa 24 của UNESCO thông qua nghị quyết kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của ông Hồ, và ghi tên ông Hồ vào danh sách danh nhân thế giới sẽ đựơc tổ chức kỷ niệm vào năm 1990.
Đề nghị ấy đựơc đại hội đồng khóa 24 của UNESCO chấp thuận và phần bịên minh của ông Võ Đông Giang được ghi nguyên văn trong bản nghị quyết. Văn bản này đựơc ghi lại trong hồ sơ lưu trữ của đại hội đồng khóa họp thứ 24 tại Paris từ 20 tháng 10 đến 20 tháng 11 năm 1987, ở trang 134, mục 18.65, và phóng ảnh đựơc đính kèm. Đường link dẫn tới hồ sơ này đựơc chép lại ở cuối bài để quý thính giả tiện tham khảo.
Phần cuối bản nghị quyết đề nghị tổng giám đốc UNESCO có các bứơc đi thích hợp để kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời hỗ trợ các họat động kỷ niệm đựơc tổ chức nhân dịp này, nhất là với những họat động ở Việt Nam.
Như vậy, nghị quyết vinh danh ông Hồ Chí Minh của UNESCO là có thật, theo đề nghị của phái đòan Việt Nam và dựa trên những điều phái đòan Việt Nam đưa ra để biện minh. Cùng với ông Hồ, còn có một số nhân vật khác, trong đó ở Á Châu, có ông Nehru của Ấn độ.
Vấn đề thứ hai là UNESCO, nhất là ông tổng giám đốc đã thực hiện nghị quyết ấy thế nào, vì từ khi có nghị quyết đến khi dự trù thực hiện, còn gần ba năm nữa.
Cộng đồng người Việt phản đối
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần kể lại: Khi chúng tôi ở Paris hay tin được có cái quyết định vừa được ban hành thì anh em chúng tôi ở Paris lập tức họp lại với nhau và thảo luận cái phương pháp nào, tìm cách chống lại nghị quyết của UNESCO.
Ông Trần nói lý do khiến cộng đồng người Việt phản đối nghị quyết của UNESCO là:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần : “Thì với 2 tư cách : Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá, Hồ CHí Minh là một người giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân Pháp, thì chúng tôi vận động dư luận Việt Nam phản đối cả hai điểm đó.
Điểm thứ nhứt, Hồ CHí Minh không phải là nhà văn hoá : Căn cứ vào trình độ học vấn của Hồ Chí Minh thì tất cả tài liệu chúng tôi có đưa ra là Hồ Chí Minh chỉ học qua Lớp 3, không thể là nhà văn hoá được.
Và tác phẩm Ngục Trung Nhật Ký mà nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra cho đó là tác phẩm của Hồ Chí Minh thì được Giáo sư Lê Hữu Mục chứng minh rằng tác phẩm đó không phải là một tác phẩm thật của Hồ CHí Minh.
Vấn đề văn hoá thì chứng mình rõ ràng rồi, tất cả ai cũng thấy, mấy người khác cũng nhìn nhận chuyện đó. Bây giờ chứng minh ông Hồ không phải là nhà giải phóng thì họ cũng nhìn nhận bởi vì Hồ Chí MInh có công đánh đuổi thực dân Pháp nhưng mà để thiết lập một chế độ cộng sản chứ không phải là một chế độ thật sự như người Việt Nam mong muốn. Điều đó họ thấy rõ.
Chúng tôi họp đồng bào ở vùng Paris và tổ chức một uỷ ban để phản đối UNESCO về việc chấp thuận làm lễ cho Hồ Chí Minh ở Paris, tại trụ sở UNESCO. Uỷ Ban đó chúng tôi chọn cái tên là Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh. Anh em bầu tôi làm tổng thư ký.”
Ông Nguyễn Văn Trần cũng cho biết là chủ trương của cộng đồng người Việt hải ngọai và họat động của ủy ban đựơc sự ủng hộ mạnh mẽ của Hội Cựu Chiến Binh Pháp và Quốc Hội cũng như Chính Phủ Pháp, vì một số cựu chiến binh khi đó đã tham chính hay trở thành đại biểu dân cử, và họ biết rất rõ về Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần : “Và chúng tôi liên lạc được với Hội Cựu Chiến Binh và Hội Những Người Bạn Đông Dương (ANAI) do Tướng Simon làm Hội Trưởng. Ông giới thiệu những người trong quân đội Pháp, những công chức ở đây mà bây giờ họ là dân biểu và thượng nghị sĩ. Chúng tôi viết thư với tư cách là Uỷ Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh, chúng tôi viết thư cho những vị đó. Tất cả thư từ đều được trả lời rất là thuận lợi, tức là những vị dân cử lúc nào cũng yểm trợ lý do tranh đấu của chúng tôi.”
Quyết định của UNESCO
Đến Tháng 5 Năm 1990, thì tình hình đã rõ, có nghĩa là UNESCO quyết định không thực hiện nghị quyết mặc dù họ không thể công khai hủy bỏ nghị quyết ấy, vì chưa đến kỳ họp đại hội đồng. Cơ duyên đưa đến kết quả này đựơc ông Trần kể lại:
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần : “Đến Năm 1990 thì biến cố Đông Âu đã làm cho tất cả những người có thiện cảm với Hồ Chí Minh, người Pháp có thiện cảm với Hồ Chí Minh thì đều thay đổi hết. Có cái cơ may nữa là ông Tống Giám Đốc M'Bow (người Phi Châu da đen) hết nhiệm kỳ và không được bầu lại, và ông Frederico Meillor (người Tây Ban Nha) được bầu làm tân Tổng Giám Đốc UNESCO. Ông Meillor là người không có cảm tình với cộng sản như ông M'Bow nên đó là một thuận lợ cho chúng tôi. Và yếu tố mà tôi nghĩ là có tính quyết định, đó là chúng tôi chứng minh được Ngày 19 Tháng 5 không chắc là cái ngày sanh thiệt của Hồ Chí Minh, và một tổ chức văn hoá - khoa học thì không thể chấp nhận một điều không chính xác.
Sau đó UNESCO mời chúng tôi lại để trả lời. Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ lúc đó là một người Lào đã trả lời chúng tôi rằng "Chúng tôi không có quyền huỷ bỏ cái nghị quyết. Chúng tôi chỉ làm được một việc là không thi hành cái nghị quyết đó. Và chúng tôi thông báo cho ông biết rằng Thị Xã Paris không tham dự, Chính Phủ Pháp không tham dự, UNESCO không tham dự, và UNESCO không tổ chức cái lễ đó tại trụ sở UNESCO và cũng không thi hành cái nghị quyết là sẽ trợ cấp một khoản cho Hà Nội tổ chức tại Hà Nội". Và họ thông báo thêm rằng Toà Đại Sứ Việt Nam ở Paris thuê 2 phòng ở trong trụ sở UNESCO để tổ chức. Lúc đó chúng tôi phản đối nên họ rút lại chỉ còn 1 phòng thôi."
Nhà báo Bùi Tín lúc đó đang có mặt ở Hà Nội, và có tham dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Hồ. Đựơc hỏi về sự tham gia và hỗ trợ của UNESCO đối với họat động ấy, như đựơc ghi trong nghị quyết vinh danh, ông nói: “Vâng. Tôi tham dự cái buổi lễ đó vào buổi sáng Ngày 19-5-1990. Tuyệt nhiên không có một đại diện nào của UNESCO tham dự ở đấy cả. UNESCO không có một đại biểu nào đến dự cả.”
Nhà báo Bùi Tín sau đó đã đến trụ sở của UNESCO ở Paris để tìm hiểu thêm và cho biết:
“Tôi đã đến tận UNESCO để tìm và tôi đã gặp bà Elisabeth là người phụ trách thư viện của UNESCO lớn lắm và bà nắm tất cả hồ sơ chính thức của UNESCO, và bà ấy cũng biết ngay và trả lời tôi trong khoảng 40 phút về nội dung của vấn đề này. Bà xác định rõ là lúc đầu có một nghị quyết có thật của UNESCO nhưng mà nghị quyết đó là thông qua cái đề nghị viết sẵn của đoàn Việt Nam.
Thế nhưng trước ngày kỷ niệm hoặc một năm thì cả một phong trào chống đối rất là mạnh mẽ, do đó mà UNESCO chủ trương là không đứng ra để tổ chức cái đó nữa và để cho Việt Nam muốn tổ chức như thế nào thì tuỳ nhưng mà không được lấy danh nghĩa UNESCO. Lúc bấy giờ ông Tổng Thư Ký UNESCO nói rằng nếu muốn xoá bỏ nghị quyết đó thì phải có Đại Hội Đồng UNESCO, mà Đại Hội Đồng UNESCO thì 5 năm mới họp một lần, do đó phải 3 năm nữa mới có thể trình vấn đề đó được.
Cho nên chủ trương của chúng tôi là như thế này, tức là không cung cấp tài liệu và tài chính cho cái kỷ niệm này và cũng không tham dự chính thức cái tổ chức này ở bất cứ đâu, và ngay ở Pháp là trụ sở của UNESCO cũng sẽ không tổ chức gì hết. Nếu phía Việt Nam muốn thì phải thuê một cái phòng nhỏ của UNESCO và cũng không được niêm yết một tài liệu nào nói rõ là UNESCO chủ trương tổ chức lễ kỷ niệm này để coi ông Hồ là danh nhân văn hoá thế giới.
Đó cũng chính là điều mà ông Trần phát biểu và đó cũng chính là điều đựơc ghi lại trong bài báo về lể kỷ niệm này của tác giả Văn Chấn trong báo An Ninh Thế Giới, số 177 ra ngày 18/5/2000, trang 34, nguyên văn như sau:
"Về phần nội dung buổi lễ, ta có thay đổi chút ít. Đồng chí đại sứ của ta không đọc bài diễn văn dài về Bác, mà thay vào đó là đồng chí Nguyễn Kinh Tài, đại sứ bên cạnh UNESCO, đọc diễn văn ngắn nói về ý nghĩa lễ kỷ niệm, đọc quyết định của đại hội đồng UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Chủ tịch Hội đồng người Việt tại Pháp phát biểu ý kiến về công lao của Bác Hồ đối với dân tộc và thế giới; cuối cùng là chương trình xem văn nghệ do đòan cải lương trong nứơc sang phục vụ."
Trên đây là những thông tin do Nguyễn An tổng hợp liên quan đến việc UNESCO vinh danh ông Hồ Chí Minh là danh nhân thế giới. Chúng tôi mong nhận đựơc thêm ý kiến của quý thính giả về chuyện này. Xin cảm ơn quý vị.
Thông tin liên quan:
Nghị quyết của UNESCO về trường hợp ông Hồ Chí Minh:
Thứ Hai, 19 tháng 5, 2008
UNESCO có vinh danh ông Hồ Chí Minh hay không?
Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2008
“Mother’s Day” vào năm thứ 100
|
Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-05-11
Hôm nay, Chủ Nhật thứ nhì trong tháng Năm, là Mother’s Day, ngày lễ vinh danh Mẹ. Đặc biệt hơn nữa, năm nay là năm đánh dấu lần thứ 100 của Ngày Hiền Mẫu.
Tượng “Mẹ Con” tại International Mother’s Day Shrine ở Grafton. Photo credit to Steve Shaluta/W.V.Commerce.
Từ lòng ngưỡng phục, kính yêu Mẹ. Vào ngày 10 tháng Năm 1908, buổi lễ “Mother’s Day” đầu tiên được chính thức tổ chức tại nhà thờ Andrews Methodist ở thị trấn Grafton, tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ. Tất cả là do lòng yêu mẹ, ngưỡng phục mẹ của một cô gái mà thành.
Câu chuyện thế nào, Thy Nga xin lược thuật với quý vị, trong lúc chúng ta cùng nghe các ca khúc về Tình Mẹ con.
“Mẹ hiền yêu dấu” Dạ Nhật Yến hát lời Việt…
Anna Jarvis sinh năm 1864 giữa cuộc nội chiến Mỹ. Nơi cô chào đời là một ngôi làng nhỏ ở phía Nam thị trấn Grafton.
Trong các năm chiến tranh, mẹ cô là bà Ann Jarvis xả thân săn sóc những người bị thương, bất kể là họ thuộc về chiến tuyến nào. Và để ngăn chặn các chứng bệnh phát sinh, bà cổ võ việc giữ gìn vệ sinh.
Sau khi tiếng súng chấm dứt, bà vẫn tiếp tục việc săn sóc, lần này là cho những thương tích do chiến tranh để lại trong lòng người, bằng cách đưa các cộng đồng đến gần với nhau hơn. Bà Ann Jarvis từ trần vào ngày 9 tháng 5, 1905.
Vào lần giỗ thứ hai, con gái bà, là cô Anna đưa ý định lập ra ngày vinh danh các bà mẹ trên toàn nước Mỹ.
Mùa Xuân năm sau đó, Anna viết thư đến Giám thị lớp Giáo lý tại nhà thờ Andrews Methodist ở Grafton, là lớp mà mẹ cô từng dạy vào mỗi Chúa Nhật trong suốt 20 năm, để yêu cầu ông cho tổ chức lễ tưởng niệm mẹ cô tại đó.
Và rồi, như nói ở trên, vào Chúa Nhật 10 tháng Năm 1908, lễ “Mother’s Day” đầu tiên diễn ra tại nhà thờ ấy. Anna đón tiếp những người đến dự lễ, trao cho mỗi người một đóa cẩm chướng trắng là loài hoa mà người mẹ quá cố của cô yêu thích nhất.
Đến nghị quyết Vinh danh Mẹ
Qua năm sau, thì Anna xin nghỉ việc để dành trọn thời giờ cho việc viết thư vận động lập ra một ngày toàn nước Mỹ vinh danh các bà mẹ.
Năm 1912, tại một đại hội của nhà thờ Methodist, Anna Jarvis được công nhận là người lập ra “Mother’s Day”; và năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson ký ban hành nghị quyết dành Chủ Nhật thứ nhì trong tháng 5 làm “Mother’s Day” vinh danh vai trò của người mẹ trong nền tảng gia đình.
Nữ giới Pakistan tuần hành trong ngày Mother’s Day 11.5.2008, để vinh danh các dóng góp của phụ nữ cho gia đình và xã hội. AFP PHOTO/ Arif Ali. Ca khúc “Mẹ yêu dấu” nhạc ngoại quốc, Ngọc Bích hát lời Việt…
Lễ “Mother’s Day” ở Mỹ
Như thế là “Mother’s Day” có từ cả trăm năm nay rồi đấy. Tục lệ này khá dễ thương, Thy Nga kể quý vị và các bạn nghe chuyện đón mừng “Mother’s Day” ở Mỹ nhé.
Từ mấy tuần nay, các cửa tiệm trưng bày đủ thứ quà để khách mua biếu Mẹ, từ kẹo bánh… đến hoa, tới nữ trang. Mọi người dù bận tới mấy, cũng không quên mua quà biếu Mẹ, hay đến thăm Mẹ.
Thường thì các bà mẹ phải dậy sớm, sửa soạn cho con đi học, cho chồng đi làm, sau đó là lo việc nhà - những việc mà vừa rồi, Salary.com, một công ty nghiên cứu về đền bù nhân công đã tính ra tiền.
Salary.com mở cuộc thăm dò 18 ngàn phụ nữ về việc nội trợ mà các bà đảm trách: ngoài những việc của người nội trợ mà ai cũng biết, như đi chợ, nấu nướng, cọ rửa, lau chùi, dọn dẹp, giặt giũ… tức là việc của ô-sìn, lương bao nhiêu?
Bà kiêm luôn làm thủ quỹ cho gia đình, cố vấn tâm lý cho con cái, giáo viên dạy kèm làm bài tập… những việc này qui ra, phải trả bao nhiêu nhỉ.
Ở Âu Mỹ, bà còn làm tài xế đưa đón con đi học, đi sinh hoạt mỗi ngày nhiều lần: lương bác tài bao nhiêu đây? Đó là chưa kể việc trường kỳ săn sóc cho con, cho chồng về đủ mọi thứ.
Salary.com tính ra tiền công là 116,805 đô-la Mỹ/một năm!
Hỏi sao nhiều vậy thì công ty này nói rằng ở Mỹ qui định số giờ làm việc trong một tuần là 40 giờ, người nội trợ làm nhiều giờ hơn thì phải trả phụ trội, nhất là vào sáng sớm, và ban tối.
Người Mỹ chuyên về thống kê, tính toán chứ ai mà chẳng hiểu lòng mẹ, bà cho đi mà không hề nghĩ đến đền bù.
Mẹ yêu con với tình thương yêu vô điều kiện.
“Nhớ ơn Mẹ” (Đinh Trung Chính), Ninh Cát Loan Châu hát…
Cũng may là mỗi năm có một ngày, người mẹ được miễn việc nội trợ. Theo tục lệ Âu Mỹ thì vào “Mother’s Day”, ông chồng cùng các con làm bữa điểm tâm rồi bưng vào tận giường cho bà. Kế tiếp, là màn tặng quà, rồi đưa bà đi chơi, đi ăn tiệm, …
“Mother’s Day” khắp thế giới
Lễ “Mother’s Day” từ Bắc Mỹ lan ra một số quốc gia ở Nam Mỹ, châu Âu, Úc, và châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Philippin, Singapore, Malaysia, New Zealand.
Ở những quốc gia khác trên thế giới thì “Lễ vinh danh Mẹ” được ấn định vào các ngày hay dịp khác, từ Na-Uy vào Chủ Nhật thứ nhì của tháng Hai; Anh quốc vào Chủ Nhật thứ tư của Mùa Chay… đến Nam Hàn vào “Ngày vinh danh Cha mẹ, 8 tháng Năm”; Pháp, Thụy Điển, Haiti, Cộng hòa Dominic vào Chủ Nhật cuối tháng Năm… tới Indonesia vào ngày 22 tháng 12.
Thái Lan lấy sinh nhật của Hoàng Hậu Sirikit làm “Ngày lễ cho Mẹ”. Trong khi đó, Palestine và nhiều quốc gia theo đạo Hồi vinh danh Mẹ vào ngày đầu tiên của mùa Xuân, riêng người thuộc hệ phái Shiite thì mừng vào sinh nhật của Fatemeh, con gái của Nhà Tiên tri Mohammad sáng lập ra Hồi giáo (ngày lễ tính theo âm lịch) và coi đó là “Ngày Phụ nữ”.
Tại Việt Nam thì trước kia, lễ Vu Lan vào rằm tháng Bảy âm lịch với sự tích “Mục Kiền Liên xin xuống địa ngục cứu Mẹ” được coi là “Ngày của Mẹ”.
Sau này thì Nhà nước Việt Nam lấy “Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng Ba” làm ngày vinh danh nữ giới. Tuy nhiên, từ khoảng bốn năm nay, báo chí trong nước cũng đã đề cập đến “Mother’s Day”. Giới trẻ dần biết đến lễ ấy, và một số bạn trẻ cũng đã nhân dịp vui này, tặng hoa biếu quà cho Mẹ.
“Tình Mẹ” (Nhât Huy), Mỹ Tâm hát …
Tượng Mẹ-Con ở Grafton
Grafton được coi là thị trấn về Tình Mẹ con, du khách đến đó thường là để viếng tượng đài mà chúng tôi đăng hình kèm theo bài viết này. “The International Mother’s Day Shrine” tạc tượng bà Ann Jarvis với cô con gái Anna.
Năm nay, trong Tuyên cáo kỷ niệm bách niên lễ “Mother’s Day”, Thống Đốc bang West Virginia kêu gọi mọi người dành tời giờ để nhớ về người đã sinh thành, dưỡng dục,
và cho chúng ta một tình thương yêu vô bờ bến, một nguồn cảm hứng bao la, vô tận.
“Lòng Mẹ” (Y Vân), Hoàng Oanh ca…
Với ca khúc “Lòng Mẹ”, Thy Nga xin qua làn sóng điện, gởi đến tất cả các bà mẹ, những đóa hồng tươi thắm cùng lời chúc an vui hạnh phúc.
Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2008
Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2008
Lột trần huyền thoại Hồ chí Minh - độc thân, giản dị
Lột trần huyền thoại Hồ chí Minh - Giải phóng Dân tộc
- Bài viết của Giáo Sư Trần Gia Phụng
- Giọng đọc Huyền Thoại
|
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2008
Lột trần huyền thoại Hồ chí Minh tìm đường cứu nước
- Bài viết của Giáo Sư Trần Gia Phụng
- Giọng đọc Huyền Thoại
|
Lột trần huyền thoại tư tưởng Hồ chí Minh
Lột trần huyền thoại về người cha của Hồ Chí Mình
- Bài viết của Giáo Sư Trần Gia Phụng
- Giọng đọc Huyền Thoại
|
Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2008
Những ca khúc trong các tháng năm sau biến cố 1975
|
Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-05-04
Những tang thương từ biến cố tháng Tư 1975 không dễ gì mà quên đi như các quan chức Hà Nội đề nghị. Những hồi ký, bài thơ, bản nhạc ghi lại các tháng năm sau biến cố đó, là chứng tích của khúc quanh tăm tối nhất trong lịch sử dân tộc đối với hàng triệu người phải rời khỏi quê hương, cũng như với những người ở lại, sống trong sự túng thiếu của thời kỳ bao cấp.
Hình nhạc sĩ Nam Lộc khi vừa sáng tác xong bài "Saigon oi! Vinh biệt" vào ngày 12 tháng 11, 1975. Hình do nhạc sĩ cung cấp.
Những chứng tích ấy cần thiết cho các thế hệ sau được hiểu về giai đoạn đó của lịch sử nước nhà, chương lịch sử mà không thế lực nào có thể lấp liếm hoặc bóp méo.
Âm nhạc chuyển tải cảm xúc đến với người nghe, nếu bản nhạc phổ biến thì tác động có thể rộng rãi hơn cả sách báo nữa. Các ca khúc viết vào những tháng năm sau biến cố 1975 đã làm thổn thức bao tâm hồn xa xứ. Sau này thì mỗi lần tưởng niệm biến cố, các nhạc bản đó được hát lại, hoặc nhắc đến, vẫn gây nhiều xúc động.
Chương trình kỳ này, Thy Nga mời quý vị nghe lại, nhìn lại chặng đường đó. Trong tâm trạng bàng hoàng lúc ấy, có lẽ người đầu tiên ôm đàn, viết nhạc, là nhạc sĩ Nam Lộc. Đó là vào cuối năm 75, Nam Lộc viết nhạc bản “Saigon ơi! Vĩnh biệt” trong tình cảnh mà anh thuật lại với nghệ sĩ Trường Kỳ như sau:
Tôi nhớ tôi viết cái bài đó vào ngày 12 tháng 11. Tôi vừa viết tôi vừa hát, tất cả những ý tưởng trôi ra trong vòng 45 phút, tự nhiên nó ra, những ý tưởng tồn đọng từ mấy tháng nay trong trại tỵ nạn, giờ đây là cái giây phút lắng đọng với mình, thế là viết ra hết.
“Saigon ơi! Vĩnh biệt” Nam Lộc hát …
Kế tiếp qua năm 1976, Nam Lộc viết “Saigon, thôi đã hết” và “Người di tản buồn”.
Các nghệ sĩ Việt Nam sang Mỹ tỵ nạn đã dần tìm được nhau và theo tài liệu của nhạc sĩ Trần Quang Hải thì vào ngày 9 tháng 5, 1976 tại Los Angeles, đã diễn ra chương trình văn nghệ một năm xa xứ do các nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Nam Lộc; ca sĩ Jo Marcel; các tài tử Lê Quỳnh, Kiều Chinh cùng với Nguyễn Năng Tế và nhà báo Việt Đình Phương tổ chức, qui tụ được các ca sĩ Khánh Ly, Thanh Thúy, Mai Hương, Thúy Nga, Hoài Trung, Vũ Huyến, Bùi Thiện, Ngọc Bích, Thanh Tuyền, Mai Lệ Huyền.
Bên cạnh đó, có ban Hợp ca Mai Hương; ban Tam Ca AVT; dàn nhạc New Life với Huỳnh Anh; dàn nhạc Việt Nam trong đó có Hoàng Thi Thi, Đào Duy; ban vũ Hoàng Thi Thơ; và một số nghệ sĩ sân khấu.
Kế đến, vào ngày 28 tháng 6, ca sĩ Thanh Thúy phát hành cuốn Cassette mang tựa đề “Saigon ơi! Vĩnh biệt’ với các
ca khúc do cô trình bày. Cassette này giá 5 đô-la Mỹ, gồm 10 nhạc bản do các nhạc sĩ ly hương vừa mới sáng tác:
“Saigon ơi! Vĩnh biệt” và “Saigon thôi đã hết” của Nam Lộc, “Chuyện buồn ngày Xuân”, “Chắp tay nguyện cầu”, và “Còn gì cho em” của Lam Phương, “Có những buổi chiều chết trong niềm nhớ” và “Rồi mai đây ta về” của Hoàng Thi Thơ, “Saigon bây giờ buồn không em” của Song Ngọc, “Buồn xa nhà” của Anh Bằng, và “Quê hương bỏ lại” của Tô Huyền Vân.
Cùng lúc ấy, có cuốn băng “Khi tôi về” do Khánh Ly hát với tiếng đàn guitar Trung Nghĩa.
Cũng trong năm 1976, Song Ngọc viết “Gửi người chủ mới của căn nhà cũ”, Nguyễn Anh - Võ Tấn Tài viết “Lời lưu vong”, Hoàng Thi Thơ thì ghi lại “Đời ta như chiếc lá vàng” và “Đêm qua mơ thấy Saigon”.
Tháng 9 năm đó, biên tập viên Lê Văn của đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” sang Paris tổ chức 4 buổi trình diễn tân nhạc, dân ca và ngâm thơ với sự góp mặt của Khánh Ly, Hoàng Oanh, và sự cộng tác của nhạc sĩ Trần Quang Hải. Sự thành công của chương trình này dẫn đến việc, ngay tháng sau đó, đoàn Hoàng Thi Thơ từ Mỹ sang Pháp và Thụy Sĩ trình diễn. Từ đó trở đi, những chương trình nhạc hội lần lượt diễn ra.
Saigon, thành phố của những kỷ niệm để lại, là đề tài của rất rất nhiều ca khúc hồi đó, Thy Nga chỉ có thể kể một số như “Saigon niềm nhớ không tên” Nguyễn Đình Toàn ghi vào năm 1977:
“Saigon niềm nhớ không tên” Khánh Ly hát …
Phạm Đình Chương viết “Cho thành phố đã mất tên” (1980), Lê Uyên Phương phổ thơ Kim Tuấn “Khi xa Saigon”, Song Ngọc với “Lời cuối cho Saigon” (1981), Anh Bằng - Vũ Kiện với “Saigon áo xanh nón lá”, và Hoàng Thi Thơ “Trả lại Saigon cho tôi”, Trần Chí Phúc hướng về “Saigon, em ở đó” (1979) “Saigon, em ở đó” …
Năm 1978, từ Miami ở Mỹ, Phạm Duy tái xuất với tập nhạc
“Hát trên đường tạm dung”.
Từ Pháp thì sau “Vọng cố hương” Lương Ngọc Châu viết ngay từ năm 1975, Trần Quang Hải viết “Thương nhớ quê hương” và phổ ý thơ Minh Đức Hoài Trinh trong bài “Em về giữ lửa”.
Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris xuất bản 14 ca khúc trong tập “Tình ca” gồm các nhạc bản như “Ta phải vùng dậy”, “Ai về xứ Việt”, …
“Ai về xứ Việt” Phan Văn Hưng phổ thơ Minh Đức Hoài Trinh, và đàn hát …
Khúc Lan cũng viết nhiều bài hát cho phong trào đấu tranh của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp.
Từ 1980 thì Nguyệt Ánh nổi lên như một hiện tượng với nhạc bản “Em nhớ màu cờ” và những ca khúc mang tinh thần phục quốc.
Thời gian này, những người ở lại hằng ngày mong ngóng thùng quà do thân nhân từ nước ngoài chắt chiu gửi về giúp họ sống qua ngày.
Trong buổi văn nghệ tại khuôn viên một trường đại học ở Houston, Hoa Kỳ, Việt Dzũng xuất hiện trên sân khấu, trong vùng ánh sáng duy nhất của khung cảnh chung quanh. Anh ngồi trên chiếc ghế gỗ, gảy guitar và hát lên ca khúc vừa sáng tác, bài “Một chút quà cho quê hương” (1980) … Cử tọa lặng nghe, nhiều người không ngăn được giòng lệ.
Sau đó, Việt Dzũng viết “Tình ca cho Nguyễn thị Saigon”, “Lời kinh đêm”, soạn các cuốn “Lưu vong khúc” và “Kinh tỵ nạn” (1981). Tại các trại tỵ nạn, những người đang sống tạm ở đó, lúc nào cũng chờ nghe phát những ca khúc kể trên.
Đó là tâm tình của giới nghệ sĩ ly hương, còn người ở lại thì sao?
Phan Văn Hưng không quên “Bạn bè của tôi” đang rơi vào muôn cảnh khổ cực. Bên nhà khi đó, suốt ngày, loa phóng thanh đặt tại các nơi oang oang những nhạc bản “đỏ” ca ngợi lãnh tụ và Đảng nhưng người dân thuộc chế độ cũ vẫn lén nghe nhạc thời trước.
Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang là một trong những người đi tù cải tạo, bày tỏ nỗi thương nhớ trong âm thầm, qua bài “Còn yêu em mãi”.
“Còn yêu em mãi” Nguyên Khang hát …
Hà Thúc Sinh thì trong những năm tù cải tạo, ghi lại tập nhạc “Tiếng hát tủi nhục”. Và năm 1981, Phạm Duy có tập “Ngục ca” với lời thơ của Nguyễn Chí Thiện.
Trong khi đó, vợ con của người tù cải tạo, sống ra sao?
Từ một bài thơ của Duyên Anh đề cập đến tình cảnh của người vợ tù cải tạo, Vũ Trung Hiền phổ thành nhạc khúc “Saigon ra đường” mời quý vị nghe Bạch Yến trình bày …
Thường thì gia đình nhịn ăn nhịn mặc, dồn cả cho người trong lao tù. Cảnh người vợ lặn lội đi thăm nuôi tù cải tạo, thật thương tâm. Về phần người bị cầm tù thì một số người đã ghi lại tình cảnh đó qua những dòng nhạc, những câu thơ. Nguyên Huy có bài thơ “Hai hàng cây so đũa” được Trọng Minh phổ nhạc.
Thời gian đó cũng là lúc diễn ra những vụ vượt biên bằng đường bộ đầy hiểm nguy, và những cuộc vượt biển hãi hùng. Châu Đình An ghi lại hoàn cảnh ấy trong nhạc bản “Đêm chôn dầu vượt biển” (1984).
Mọi người rúng động khi nghe những chuyện kể về thuyền nhân Việt Nam. Giới nghệ sĩ chia sẻ nỗi đau thương qua những giòng nhạc “Ru em đời mất xứ” và như “Xác em nay ở phương nào” của Trần Chí Phúc.
Số người may mắn tới được bến bờ thì phải tạm sống trong các trại tỵ nạn, Hà Thúc Sinh ghi “Một ngày trên Bidong”, Diamond Bích Ngọc soạn “Tỵ nạn ca”, …
Tuy nhiên dù thế nào chăng nữa, người Việt hải ngoại vẫn giữ niềm tin là mai kia, tình trạng nước nhà sẽ sáng lạn hơn và cuộc sống đồng bào được cải thiện hơn. Niềm tin yêu này đươc thể hiện qua các ca khúc như “Mùa Xuân gửi em niềm tin” của Trần Chí Phúc, “Trái tim tôi là bến” của Phan Văn Hưng, “Mưa trên quê hương tôi” Nguyệt Ánh phổ ý thơ Đào Trường Phúc, …
Trong âm thanh ca khúc “Mưa trên quê hương tôi”, Thy Nga tạm biệt quý thính giả.
Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2008
Hoài vọng quê cha đất mẹ
|
Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-04-29
Một 30-tháng-Tư nữa… 33 năm trôi đi như nước chảy qua cầu, qua cả những ghềnh đá và nước xoáy. Cuộc sống ở hải ngoại ổn định đã khá lâu, thế hệ thứ hai lớn lên trên xứ người hầu hết đã trưởng thành, đã thành đạt.
Tuy nhiên nhiều người Việt tỵ nạn ở các nơi vẫn bùi ngùi mỗi khi đất trời sang tháng Tư. Làm sao có thể quên được sự kiện oan nghiệt, và những tháng năm đau thương tiếp theo đó?
Tuy vậy, từ lần tưởng niệm cách nay 3 năm, như để đánh dấu cái mốc thời gian 30 năm của biến cố, họ ghi nhớ ngày 30-tháng-Tư với các ý nghĩ tích cực hơn trước.
Từ biến động tháng Tư 1975, hàng triệu người Việt đã tung ra khắp các phương trời, đặt chân tới những miền đất xa lạ. Với hai bàn tay trắng, họ nhẫn nại, miệt mài làm việc để mưu sinh và gầy dựng tương lai cho con cái.
“Hành trình tìm tự do” (nhạc bản của Trầm Tử Thiêng) …
Nỗi nhớ quê hương
Và quả thật nhiệm mầu, họ đã xây dựng được cuộc sống tương đối khá, nhất là thoải mái vì sống trong không khí tự do. Lứa trẻ sinh trưởng ở hải ngoại, đa số không hiểu rõ
các sự kiện lịch sử của đất nước, không hiểu vì sao mình lại sống ở xứ này, thay vì ở quê hương Việt Nam.
“Viễn khúc Việt Nam” …
Những câu hát ấy do Dương Triệu Vũ, một khuôn mặt rất trẻ trình bày trong cuốn DVD “30 năm viễn xứ” Trung tâm băng nhạc Thúy Nga phát hành cách nay đúng 3 năm, chắc nhiều khán giả còn nhớ.
Người nào lớn lên, mà chẳng muốn hiểu rõ về nguồn gốc của mình. Sau khi được bậc phụ huynh giải thích cho biết về biến cố xui khiến gia đình lưu lạc tới nơi này, thì những uẩn khúc đó thôi thúc các em về thăm quê cha đất mẹ.
Dương Triệu Vũ cùng với gia đình định cư tại Orlando, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Thy Nga phone sang hỏi chuyện, trước tiên là về cảm tưởng khi hát bài “Viễn khúc Việt Nam”.
Dương Triệu Vũ : Thưa Chị và kính thưa quý vị khán thính giả, khi hát một cái bài có ý nghĩa với giới trẻ ở hải ngoại thì cảm xúc của Vũ chắc cũng như quý vị khi mà quý vị nghe bài hát đó thôi, tức là nó nằm ở trong cái tâm trạng của những người Việt Nam tha hương, đặc biệt là những đứa trẻ mà không có cái niềm hạnh phúc được thấy quê hương, được đứng trên quê hương. Khi Vũ hát bài đó thì Vũ thâu đi thâu lại 4, 5 lần lận mà mỗi lần có cái cảm xúc khác nhau, và cuối cùng là chọn cái version mà quý vị đã nghe trên cuốn “30 năm viễn xứ”
đó ạ.
Thy Nga : Khi Vũ rời khỏi Việt Nam thì em bao nhiêu tuổi?
Dương Triệu Vũ : Em khoảng 9 tuổi, đi cùng với gia đình theo diện HO.
Thy Nga : Em nói tiếng Việt giỏi như vậy, chắc là ở nhà, bố mẹ hay trong gia đình vẫn nói tiếng Việt với nhau?
Dương Triệu Vũ : Tại vì trong nhà, bố mẹ em không bao giờ cho em nói tiếng Anh. Vả lại, em cũng rất yêu mến tiếng Việt, và yêu mến âm nhạc Việt Nam cho nên em không bao giờ để cho mình quên đi cái nguồn gốc của mình và quên đi cái tiếng nói của mình cả.
Em đã có cơ hội về Việt Nam lúc em khoảng 18 tuổi, tức là vài tháng trước khi vào hát cho trung tâm Thúy Nga, thì bố mẹ em đã cho phép em về Việt Nam để mà thăm gia đình, thăm những cậu dì, anh em và những người mà đã 10 năm rồi, em chưa có cơ hội gặp gỡ. Khi mà máy bay vừa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tự nhiên nước mắt em cứ òa chảy ra, không ngưng được, như chứa đựng không nổi nữa ... tất cả những kỷ niệm ngày xưa ồ ập về …
Em nhớ những kỷ niệm lúc mà gia đình còn ở Việt Nam, những khó khăn mà bố mẹ em đã trải qua để mà anh chị em em có thể bước chân qua được Hoa Kỳ. Vừa mừng mà vừa tủi đó Chị. Em nghĩ đó là lý do tại sao mà em khóc.
Phạm Quỳnh Anh và “Bonjour Vietnam”
Quỳnh Anh.( myspace.com/quynhanhmusic )
Bên phương trời Âu, lứa trẻ gốc Việt cũng mang tâm tư chẳng khác gì các bạn ở Mỹ. Những ngày cận Tết năm 2006, ca khúc “Bonjour Vietnam” với giọng hát của một cô gái gốc Việt làm dao động lòng người.
Sinh ra sau cuộc chiến, và nhất là với tâm hồn trong sáng của tuổi trẻ, tình cảm mà lứa trẻ bộc lộ khiến nhiều người nao lòng. Phạm Quỳnh Anh và “Bonjour Vietnam” vụt nổi lên như một hiện tượng với người Việt hải ngoại, và cả với người ở trong nước.
“Bonjour Vietnam” …
Bài hát “Bonjour Vietnam” quý vị từng nghe, chỉ là bản ghi âm thử, do vô tình mà lọt ra ngoài, chứ chưa được công ty ký hợp đồng độc quyền với Quỳnh Anh, cho phép phát hành. Bài này đăng tải lên Internet, để rồi người Việt từ hải ngoại tới trong nước bảo nhau nghe, nên phổ biến rất nhanh
Tiếp đến, một vị ở hải ngoại lại còn thực hiện một vidéo clip những hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam để kèm theo bài hát ấy.
Tới đầu tháng Giêng dương lịch vừa rồi, nghe tin là có đĩa bài hát ấy bán tại các hiệu sách ở Pháp, hay là âm thanh bán trên I-tunes, mọi người tìm nghe, nhưng không như họ mong đợi: đó không phải là “Bonjour Vietnam” hát nguyên thủy bằng tiếng Pháp, mà là “Hello Vietnam” bằng tiếng Anh.
Giới truyền thông thì nhận được đĩa Promo do cơ sở sản xuất nhạc cho Quỳnh Anh gửi, trong đó có Vidéo clip Quỳnh Anh hát bài “Hello Vietnam” và song ca “J’espère” với Marc Lavoine. Ngoài ra, còn có clip Quỳnh Anh tâm tình với người nghe, bằng tiếng Pháp vì cô không nói rành tiếng Việt. Xin trích đoạn như sau:
“Bonjour Vietnam” là ca khúc rất quan trọng với tôi, đó là bài đầu tay và tôi đơn ca.
Bài “Bonjour Vietnam” nói về con người tôi, nhân dáng tôi, nói về quê hương nguồn gốc của tôi mà tôi chưa hề biết. Tuy vậy, tôi không muốn tới đó như du khách đến chơi hai tuần lễ. Không ai về thăm quê hương cội nguồn mà như đi nghỉ hè cả! Tôi nghĩ là tôi cần thời gian chuẩn bị tinh thần cho chuyến về thăm. Tới nay, tôi chưa có dịp thực hiện nhưng chắc là ngày ấy không xa.”
“Bonjour Vietnam” …
Kết thúc bài hát với tên gọi “Việt Nam”, Quỳnh Anh phát âm đủ dấu, nghe rất hay.
Với cùng suy nghĩ như Quỳnh Anh, một số bạn trẻ từ hải ngoại về thăm Việt Nam, đã không xét theo những gì được trình diễn mà biết nhận định, họ không để chóa mắt bởi lớp vỏ xa hoa nơi thành thị mà tới các vùng sâu vùng xa, tìm hiểu dân tình, và giúp đỡ tận tay những người nghèo khổ.
Quỳnh Anh sắp hát trong chương trình Paris by Night
Thêm một tin nữa là Quỳnh Anh sắp sang Mỹ, đến Quận Cam hát trong chương trình “Paris by Night”. Trung tâm Thúy Nga mời được Quỳnh Anh thật là hay!
Thy Nga hỏi chuyện Chị Tô Ngọc Thủy, người điều hành trung tâm, về việc này.
Tô Ngọc Thủy : Dạ thưa Cô và thưa quý vị nghe đài Á Châu Tự Do, là Trung tâm Thúy Nga xuất phát từ Pháp nên sinh hoạt văn nghệ bên Pháp, những ca sĩ Pháp, chúng tôi theo dõi rất thường xuyên, thì một điều mà chúng tôi lấy làm hãnh diện và nghĩ là Quỳnh Anh rất có tài, lại gặp được những người có tài để promote mình.
Người Producer của Quỳnh Anh là producer cho hai ca sĩ rất nổi tiếng bên Pháp là Calogéro và Marc Lavoine. Chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên, và cũng nói chuyện với Manager của Quỳnh Anh là ông Bernard Cabonez, người Bỉ, thì nói là khi nào nếu mà Quỳnh Anh có ý định sang trình diễn bên Mỹ thì xin gọi cho Paris by Night. Thì chúng tôi nhận được email của ông Carbonez là tháng 11 này, Quỳnh Anh sẽ ra Album đầu tay, được hãng dĩa Universal phát hành khắp Âu châu.
Cũng vào lúc đó thì chúng tôi thâu chương trình chủ đề “Nhạc yêu cầu” vào ngày 10 và 11 tháng 5 tới đây tại nhà hát trong Knott’s Berry Farm vùng Quận Cam, Nam California, Hoa Kỳ. Chúng tôi mời Quỳnh Anh đến tham gia chương trình. Cô sẽ bay qua đây với Manager, là ông Bernard Carbonez. Quỳnh Anh sẽ hát version tiếng Anh là “Hello Vietnam” (không hát tiếng Pháp, chắc là để dành cho khi ra cái đĩa).
Chúng ta cũng thấy rằng Quỳnh Anh hoặc Roni Trọng là trong những người trẻ Việt Nam được các hãng dĩa quốc tế như Sony, hay trong trường hợp của Quỳnh Anh là hãng Universal, ký hợp đồng và phát hành dĩa. Đó là niềm vinh dự bởi vậy mà trung tâm Thúy Nga cố gắng mời Quỳnh Anh qua, để khán giả vùng Quận Cam nói riêng, và trên thế giới nói chung được nhìn Quỳnh Anh hát.
“Hello Vietnam” …
Chắc chắn Quỳnh Anh sẽ là cái đinh trong chương trình. Hình ảnh và tiếng hát sinh viên từ Âu châu sang, bảo đảm sẽ thu hút đông đảo người Việt đến nghe
“Hello Vietnam” …
Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2008
Tình hình ngày 29/4/2008 CSVN rước đưốc Olympic tai Saigon
|
Người Việt Nam đã biểu tình chống Trung Quốc như thế nào, và tại sao?
|
Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-05-02
Cuộc biểu tình tại Hà Nội để phản đối ngọn đuốc Olympics đã bị đàn áp và chấm dứt rất nhanh ngay sau khi bắt đầu vào lúc 9 giờ 10 phút sáng ngày 29 tháng Tư vừa qua. Cho đến hôm nay, một số nhà dân chủ, một số sinh viên tham gia biểu tình bị bắt vẫn chưa được thả ra.
Hình do các nhà tranh đấu trong nước cung cấp.
Công an chận bắt nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhà giáo Vũ Hùng ngay trước Chợ Đồng Xuân Hà Nội hôm 29-4-2008, ngay sau khi cuộc biểu tình vừa bắt đầu.
Những người không bị bắt thì sao? Họ đã trở lại nguyên quán như thế nào? Và cuộc biểu tình đã được chuẩn bị ra sao? Biên tập viên Thiện Giao liên lạc với một người và có bài tường thuật sau đây.
Sự im lặng của báo chí
Ngọn đuốc Olympics Bắc Kinh đã được rước qua Sài Gòn, được chạy qua nhiều phố phường Sài Gòn, trước khi rời “hòn ngọc Viễn Đông,” đi chu du một số quốc gia trước khi về Bắc Kinh, thủ đô của quốc gia đăng cai Thế Vận Hội 2008.
Người Việt Nam dường như không chú ý nhiều đến sự kiện ngọn đuốc đi qua đất nước mình. Có người nói rằng, họ không có thông tin về điều ấy. Thật sự là như vậy, đến ngày 30 tháng Tư, tức là sau khi ngọn đuốc đi qua, người ta mới thấy báo chí nói về sự kiện này.
Một số thông tin trên Internet thì nhận định, rằng buổi chiều ngày 29 tháng Tư, Sài Gòn, hay chính xác hơn, trung tâm thành phố Sài Gòn, không phải là của người Việt Nam. Sự thật là, người ta chỉ thấy hầu hết người Trung Quốc, cờ Trung Quốc, tiếng nói Trung Quốc trong vài tiếng đồng hồ ngọn đuốc đi qua thành phố.
Nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên lại là Hà Nội, nơi diễn ra một cuộc biểu tình vào buổi sáng 29 tháng Tư.
Cuộc biểu tình bị dập tắt nhanh chóng, khi nhiều nhà dân chủ bị bắt chỉ khoảng 15, 20 phút ngay sau thời điểm bắt đầu.
Biểu tình phản đối ai, chuyện gì?
Một ngày sau, gần như không thể gọi được điện thoại của những người tham gia biểu tình ngày hôm trước.
Người, cờ và bản đồ Trung Quốc tràn ngập đường phố Sài Gòn trong lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh hôm 29-4-2008. AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam.
Nhà thơ Trần Đức Thạch, một trong những người dẫn đầu một nhóm biểu tình, nói rằng cuộc biểu tình là để tẩy chay hành động chính trị hoá ngọn đuốc Olympics của chính quyền Bắc Kinh. Và cuộc biểu tình cũng để phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc, và cả Việt Nam cùng bưng bít chuyện các ngư dân Việt Nam gốc Thanh Hóa bị Trung Quốc bắn hồi năm 2005.
Ông Thạch kể lại là, đối với ông, mọi chuyện có vẻ thuận lợi, và mọi người chỉ chờ tín hiệu điều động, để có thể nói lên tiếng nói chung.
Ông Trần Đức Thạch kể rằng, ngay sau khi cuộc biểu tình bắt đầu, công an đã đổ xô ra khắp mọi nơi. Ông nói chính ông nhìn thấy công an quật ngã sinh viên Nguyễn Tiến Nam và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Nhóm biểu tình chạy đến nhưng bị đẩy lui. Những ai chưa bị bắt đã tan hàng rất nhanh.
Số phận những người bị công an bắt giữ?
Một người khác, là bà Cầu, người gốc Thanh Hoá, có mặt trong cuộc biểu tình và về lại Thanh Hoá vào buổi chiều cùng ngày. Bà cho biết nhóm người Thanh Hoá, đại diện cho những ngư dân bị Trung Quốc bắn chết hoặc bị thương hồi năm 2005, không dám về nhà ngay, mà phải lẩn tránh cho đến khuya.
Bà Cầu là thân mẫu của ngư dân Trương Đình Thái, bị Trung Quốc bắn hồi năm 2005. Anh Thái bị 2 phát đạn, được điều trị và sau đó được trả về Việt Nam. Mục đích tham gia cuộc biểu tình ngày 29 tháng Tư, theo lời bà Cầu, là để nêu lên trường hợp của con bà, cũng như của những nạn nhân khác.
Theo một số thông tin phát đi trên Internet, anh Trương Đình Thái, con trai bà Cầu, bị công an Thanh Hoá lập bẫy để bắt giam với tội danh hiếp dâm. Bà Cầu nói về trường hợp của con trai mình.
Về số phận của những người bị bắt trong buổi sáng ngày 29 tháng Tư, nhà thơ Trần Đức Thạch tin rằng họ sẽ chỉ được thả ra nhanh nhất là sau ngày 1 tháng Năm vì đây là những ngày nghỉ lễ lớn tại Việt Nam.
Ông Thạch cũng nhận định, đây là một trong những cuộc biểu tình hiếm hoi tại miền Bắc từ nhiều thập niên qua.
Cho đến sáng ngày 30 tháng Tư, hầu hết các số điện thoại của những người tham gia biểu tình hôm trước đều không có người trả lời.
Có lẽ, như lời phán đoán của nhà thơ Trần Đức Thạch, là phải đợi đến sau ngày 1 tháng Năm
Thứ Năm, 1 tháng 5, 2008
Hồi ức tuần lễ cuối cùng ở Sài Gòn, 30/4/1975 kết thúc chiến tranh VN
|
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2008-04-30
Ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc chiến tranh VN kéo dài 21 năm đã kết thúc, hai triệu ngưới Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc thiệt mạng, bên cạnh đó là sự hy sinh của 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ, đồng minh chính yếu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng 3/75 sau khi ra lệnh rút quân khỏi Pleiku Kontum, một quyết định dẫn tới sự sụp đổ hỗn loạn ở vùng cao nguyên trung phần và các tỉnh phía bắc VNCH, chạy dài từ Huế vào tới Phan Rang,
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức
Ngày 21/4/1975 TT Nguyễn Văn Thiệu chịu áp lực từ nhiều phía và quyết định từ chức.
Ông nói: “Thưa đồng bào anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo hiến pháp phó tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức tổng thống.”
Khi nhà giáo Trần Văn Hương lên nắm giềng mối quốc gia, thì lúc đó 6 sư đoàn quân cộng sản Bắc Việt đang khép chặt vòng vây thủ đô Saigon, nơi có 3 triệu ngừơi sinh sống.
Nhận nhiệm vụ được 5 ngày, tới ngày 26/4 Ông Trần Văn Hương yêu cầu quốc hội tìm người thay thế mình, một người mà theo ông có đủ khả năng tìm giải pháp vãn hồi hoà bình hoà giải dân tộc.
Quốc hội ra nghị quyết chỉ định đại tướng Dương Văn Minh vào chức vụ tổng thống.
Chiều ngày 28/4/1975 Lễ Bàn Giao giữa hai ông Trần Văn Hương và Dương Văn Minh được tổ chức tại Dinh Độc Lập.
Lời tổng thống Hương liên tục với tường thuật của phóng viên: “ …Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng….(vỗ tay)….(tường thuật)
Sau khi nguyên tổng thống Trần Văn Hương đọc xong bài diễn văn trao nhiệm, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan đã gỡ huy hiệu tổng thống hai con rồng bay xuống…và thay thế bằng một huy hiệu tổng thống mới…với hình một hoa mai năm cánh…
Đây là phóng viên Hệ Thống Truyền Thanh VN, quí thính giả đang theo dõi trực tiếp truyền thanh lễ trao nhiệm chức tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương và cựu đại tướng Dương Văn Minh…
…Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng….
Thưa quí thính vào lúc này bên ngoài dinh Dộc Lập chúng tôi nhận thấy trời đã bắt đầu mưa nhỏ và Saigon đang trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước… ”
Những lời quí thính giả vừa nghe là của phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến thuộc Hệ Thống Truyền Thanh VN. Như một sự tình cờ, phóng viên này đang làm việc cho Đài Á Châu Tự Do. Anh chính là Nam Nguyên của Ban Việt Ngữ.
Nam Nguyên: “Vâng ngaỳ ấy tôi còn trẻ lắm 29 tuổi, bây giờ nghe lại hết sức xúc động. Không ngờ còn có người giữ được những đoạn băng đáng lẽ đã đi vào quên lãng.”
Thưa quí thính giả cho đến 30 năm sau, vẫn chưa có lời giải đáp là tại sao Nam Việt Nam lại tan rã nhanh chóng như vậy. Tuy nhiên theo nhiều nhà phân tích thời cuộc, thì kể từ lúc tổng thống Thiệu từ chức ngày 21/4 và vội vã ra đi 2 ngày sau đó, sự kiện chế độ VNCH cáo chung chỉ còn là vấn đề thủ tục.
Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng
Đại Tướng Dương Văn Minh được xem là người thích hợp nhất để nhận trách nhiệm ra lệnh đầu hàng. Mời quí vị nghe lại tuyên bố của tổng thống Dương Văn Minh được phát đi trên Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia vào lúc 10 giờ sáng ngày 30/4/1975:
“Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó."
Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp chính phủ CMLTCHMNVN để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự…tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào…”
Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập lại nhiều lần lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của thiếu tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được bổ nhiệm làm phụ tá cho tổng tham mưu trưởng sau cùng là Trung Tướng Vĩnh Lộc. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước.
Xe tăng quân đội miền Bắc tiến vào dinh độc lập
Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hoà giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó.
Xe Tăng Cộng Sản Bắc Việt tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập lúc 10g45 phút sáng ngày 30/4, đánh dấu sự cáo chung của chế độ VNCH. Một chế độ được xây dựng bởi những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Chế độ ấy trải qua hai nền cộng hoà tồn tại được 21 năm.
Cuộc chiến quốc cộng huynh đệ tương tàn làm thiệt mạng hơn hai triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc. Phía đồng minh của VNCH, 58 ngàn quân nhân Mỹ tử trận cùng hàng ngàn binh sĩ của các nước Nam Hàn, Thái Lan, Úc và Tân Tây Lan.
Thưa quí thính giả, cũng là một tình cờ lịch sử, khi cờ Mặt Trận Giải Phóng đã tung bay trên Dinh Độc Lập, thì các đại diện chính trị của bên cộng sản chưa vào Saigon để tiếp nhận chính quyền.
Do vậy Đại tá Bùi Tín, một nhà báo quân đội BV đi theo cánh quân làm phóng sự, lúc đó đã được bộ đội uỷ quyền vào dinh gặp chính quyền Dương Văn Minh. Ông Bùi Tín hiện nay tỵ nạn chính trị ở Pháp. Từ Paris ông Bùi Tín kể lại giây phút lịch sử khi ông giáp mặt ông Dương Văn Minh:
“ Tôi là người đầu tiên tiếp xúc, ông Dương Văn Minh và tất cả đứng dậy…ông Minh nói là chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng chuyển giao chính quyền… tôi có trả lời rằng là, tất cả chính quyền các ông không còn nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi…cho nên không thể bàn giao cái gì đã không còn nữa…”
Ðại sứ Marin không muốn rời Sài Gòn
Vào những thời khắc sau cùng của chế độ VNCH, chuyện gì xảy ra ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ? Câu hỏi này đã được chúng tôi đặt ra với ông Robert Funsett, người vào thời điểm đó đang là Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao Mỹ. Ông Funsett kể lại với Ban Việt Ngữ chúng tôi như sau. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Ðúng giờ này, tức là vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, giờ Washington, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ Trung Tâm Ðiều Hành ở Bộ Ngoại Giao, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin không muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị bắt ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với chúng tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo là sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội, và chúng tôi nói lời từ giã với nhau.
Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.
Quan điểm của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng nhà nước CHXHCN Việt Nam, vào thời điểm tháng Tư năm 75 là người phụ trách thành uỷ Saigon cùng với ông Mai Chí Thọ. Tháng Tư năm nay ông Võ Văn Kiệt khi trả lời báo chí nhà nước, đã nhận định về quyết định gọi là sáng suốt của ông Dương Văn Minh.
Chúng tôi xin trích dẫn báo Quốc Tế, ông Võ Văn Kiệt cho rằng đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông Minh có thể đoán được sự thất thủ của Saigon.
Theo ông Võ Văn Kiệt, giả dụ ông Minh để cho các tướng lãnh dưới quyền tử thủ thì quân Bắc Việt sẽ vẫn chiến thắng, nhưng Saigon khó mà nguyên vẹn, chưa kể biết bao sinh mạng và tài sản của ngừơi dân nữa. Nhà cựu lãnh đạo của chính phủ Hà Nội nhấn mạnh rằng, không thể quên vai trò của đại tướng Dương Văn Minh trong việc giữ cho Saigon được nguyên vẹn.
Thưa quí thính giả lần đầu tiên, một cựu lãnh đạo cộng sản nói rằng, người VN đã phải trả giá cho chiến thắng 30/4/75 bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Nhiều gia đình người dân miền Nam theo lời ông Kiệt, rơi vào hoàn cảnh có ngừơi thân vừa ở phía bên này, vừa ở phiá bên kia. 30/4 khi nhắc lại, vẫn theo ông Kiệt có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.
Ông Kiệt cho rằng đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt còn nói là ông muốn lưu ý mọi người rằng, làm được một chiến thắng kỳ vỹ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng đã từng phải trả giá. Theo ông thế giới đã đi rất xa, Việt Nam phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
© 2005 Radio Free Asia
30 - 4 - 2008 - Nhân Quyền Cho Việt Nam
|
Người Việt Texas tưởng niệm biến cố 30 tháng 4
Hiền Vy, thông tín viên RFA
2008-04-30
Biến cố 30 Tháng Tư 1975 đã khiến hàng triệu người ViệtNam yêu chuộng tự do bỏ nước ra đi. Trong số này đã có hàng trăm ngàn người tử nạn trên đường tìm tự do, và không biết đã có bao nhiêu người bỏ xác trong các trại tù khổng lồ nơi rừng sâu nước độc.
Với người Việt ly hương trên khắp thế giới, đây là Ngày Quốc Hận, và hàng năm, họ vẫn tưởng niệm để tố cáo với thế giới và với các thế hệ con cháu; những tội ác của nhà nước ViệtNam đã và đang gây cho Dân Tộc và Đất Nước Việt.
Đề cao Nhân quyền, Dân chủ
Năm 2008, Lễ kỷ niệm Ngày Quốc Hận tại Houston, bang Texas mang một sắc thái mới. Cộng đồng Việt Nam, với sự tham gia của nhiều người thuộc thế hệ thứ 2, đã cùng với các cộng đồng bạn như Tây Tạng, Trung Hoa Quốc Gia, Đại Hàn, và chính giới Hoa Kỳ nêu cao ngọn Đuốc Nhân Quyền để chống lại ngọn đuốc Thế Vận Hội, đã bị Bắc Kinh lợi dụng như một võ khí chính trị để chà đạp nhân quyền và dân chủ, hầu thực hiện mộng đế quốc của họ tại Tây Tạng, ViệtNam, Miến Điện… và các nước nhược tiểu khác tại Á Châu.
Người Việt tại Houston cũng nhân cơ hội này phản đối nhà nước Việt Nam về việc đàn áp các nhà dân chủ và ái quốc trong nước, khi họ lên tiếng chống lại việc Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của ViệtNam, cũng như khi họ tranh đấu đòi hỏi tự do dân chủ và nhân quyền cho ViệtNam
Ông Trương Như Phùng, trưởng ban tổ chức Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận đã nói về việc nhà nước Việt Nam bắt giam những nhà dân chủ:
“Người Cộng sản biến Việt Nam thành một nhà tù khổng lồ, giam giữ, thủ tiêu những nhà đấu tranh dân chủ, đòi tự do cho Việt Nam.”
Đề cập đến việc xuất cảng nhân công ra nước ngoài, ông nói:
“Trên thế giới này, chưa hề có một quốc gia nào chủ trương đầy đọa thanh niên ra nước ngoài làm lao động, chưa có một quốc gia nào xuất cảng phụ nữ ra nước ngoài làm điếm.”
Ông cũng nói về việc Trung Quốc xâm lăng lãnh hải và lãnh thổ của ViệtNam:
“Cộng sản Việt Nam dâng đất dâng biển cho Trung Quốc, biến ViệtNam thành chư hầu. Đất nước mất chủ quyền, cam tâm nhục nhã cúi đầu rước ngọn đuốc xâm lăng của Trung Cộng đến Việt Nam. Đàn áp bắt giam đánh đập những người biểu tình chống ngọn đuốc Trung Cộng”
Ông tố cáo nhà nước ViệtNam đang muốn giải tán Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất:
“Hiện nay cộng sản ViệtNam biến Phật Giáo thành công cụ của đảng và nhà nước, bằng cách đứng ra tổ chức Lễ Phật Đản tại Hà Nội, hình thành một giáo hội Phật Giáo Quốc Doanh, mục đích để trù dập, giải tán, triệt tiêu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hoà Thượng Thích Quảng Độ. Ngày Quốc hận chúng ta nhất quyết tố giác trước dư luận quốc tế và HoaKỳ hành động bạo tàn, phi nhân của tập đoàn cộng sản Hà Nội.”
Đoàn kết để tranh đấu
Luật sư Hoàng Duy Hùng, chủ tịch cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Houston thì nói, để cho việc tranh đấu được kết quả, cộng đồng người Việt cần phối hợp với các cộng đồng bạn:
“Năm 1975 là một biến cố đau thương của đất nước chúng ta. Quốc hận năm nay chúng ta phối hợp với Pháp Luân Công, với người Tây Tạng để nói lên tiếng nói nhân quyền. vì cộng sản Trung quốc không những chà đạp lên nhân quyền tại nước họ, mà họ còn xâm lăng đất nước của chúng ta trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và đặc biệt trong các năm vừa qua họ đã bắn vào ngư phủ của chúng ta.”
Và ông cũng đã nói đôi lời bằng Anh ngữ với các cộng đồng bạn:
“…We express our deeply concern of the torture in China of the violation in Tibet and also the torture in North Korea”.
Dân biểu Hubert Võ nói rằng ông sẽ sát cánh với cộng đồng trong việc tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền:
“Nhân dịp hôm nay, tôi kêu gọi các hội đoàn tiếp tục đấu tranh cho đến khi nào người Việt tại nước ViệtNam của chúng ta có được nhân quyền, tự do dân chủ và không những chúng ta tranh đấu cho nước Việt, chúng ta còn hợp tác với các nước Á Châu khác, như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, cũng như các hội đoàn tranh đấu quốc tế cho tự do nhân quyền, chúng ta sẽ tranh đấu chung với họ để chúng ta đem được một khối Á Châu, kể cả ViệtNam, đem được tự do nhân quyền. Lúc nào tôi cũng sát cánh với cộng đồng Việt Nam và đồng hương để tranh đấu cho những tự do và dân chủ đó”
Suy tư của người trẻ hải ngoại
Đặc biệt năm nay, có rất nhiều người trẻ tham dự buổi Lễ. Cô Dianna Trần nói:
“Tôi hy vọng là trong tương lai gần, Việt Nam sẽ có hòa bình, dân chủ, tự do. Chúng tôi cần phải kể lại cho con cháu của chúng tôi biết về lịch sử Việt, vì nếu không thì những thế hệ sau này sẽ không biết lý do tại sao chúng ta đã tới Mỹ”.
Cùng gia đình tham dự buổi tưởng niệm 30 tháng Tư năm nay, em Phan Quốc Nam, 13 tuổi cho biết là rất xúc động trong những buổi Lễ như thế này:
“Con được nghe là những người cộng sản đã chiếm quê hương của con, nên bây giờ người Việt phải chống lại… Cảm tưởng của con rất mạnh …”
Một người trẻ tuổi khác là anh Thành, đi dự buổi Lễ với người yêu, anh được cha mẹ đem đi vượt biên năm mới 3 tuổi, qua Nhật ở vài năm, rồi sau đó định cư tại Mỹ, nói rằng:
“Cái lễ này rất quan trọng đối với quốc gia của chúng ta. Em qua đây lúc còn nhỏ, đến đây tham dự nên cũng biết sơ lịch sử của nước mình, rồi coi cái chính trị bên nhà, nên em cũng học hỏi thêm được nhiều”
Bên cạnh sự thành công tốt đẹp trong cuộc đời, anh còn cho biết rất thoải mái với đời sống tự do ở Mỹ:
“Bên đây có tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng nên rất thoải mái. Cách đây mấy năm tôi có về Việt Nam thì thấy tự do bên đó thua xa bên đây. Tôi nghĩ, Nếu Việt Nam muốn trở thành giàu có hay văn minh như HoaKỳ, thì cần phải có tự do ngôn luận, phải được có quyền biểu tình”
Anh cũng nhấn mạnh là tự do phát biểu ý kiến là một điều rất quan trọng:
“Nếu mình không đồng ý một chính sách nào đó thì nên nói về cảm giác của mình. Ở ViệtNam bây giờ người dân không dám nói vì nếu nói thì bị đi tù …”
Cuối cùng, Hòa thượng Huyền Việt đã cầu nguyện một tương lai tươi sáng sẽ đến với Việt Nam:
“Xin được nhân danh một thành phần trong đại gia đình của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất hải ngoại tại Hoa Kỳ, xin gửi lời cầu nguyện ngày quê hương dân tộc của chúng ta được độc lập tự do không còn lâu nữa.
Mong rằng lời nguyện cầu của chúng ta, ước mong của chúng ta chóng được thành tựu viên mãn”.
HiềnVy tường trình từ Houston, Texas