Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2008

Tình hình ngày 29/4/2008 CSVN rước đưốc Olympic tai Saigon

Ỷ Lan Phỏng Vấn HT Thích Quảng Độ về ngày 29/4/2008 CSVN rước đưốc Olympic tai Saigon



Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Người Việt Nam đã biểu tình chống Trung Quốc như thế nào, và tại sao?


Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-05-02


Cuộc biểu tình tại Hà Nội để phản đối ngọn đuốc Olympics đã bị đàn áp và chấm dứt rất nhanh ngay sau khi bắt đầu vào lúc 9 giờ 10 phút sáng ngày 29 tháng Tư vừa qua. Cho đến hôm nay, một số nhà dân chủ, một số sinh viên tham gia biểu tình bị bắt vẫn chưa được thả ra.


Hình do các nhà tranh đấu trong nước cung cấp.
Công an chận bắt nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhà giáo Vũ Hùng ngay trước Chợ Đồng Xuân Hà Nội hôm 29-4-2008, ngay sau khi cuộc biểu tình vừa bắt đầu.


Những người không bị bắt thì sao? Họ đã trở lại nguyên quán như thế nào? Và cuộc biểu tình đã được chuẩn bị ra sao? Biên tập viên Thiện Giao liên lạc với một người và có bài tường thuật sau đây.

Sự im lặng của báo chí

Ngọn đuốc Olympics Bắc Kinh đã được rước qua Sài Gòn, được chạy qua nhiều phố phường Sài Gòn, trước khi rời “hòn ngọc Viễn Đông,” đi chu du một số quốc gia trước khi về Bắc Kinh, thủ đô của quốc gia đăng cai Thế Vận Hội 2008.

Người Việt Nam dường như không chú ý nhiều đến sự kiện ngọn đuốc đi qua đất nước mình. Có người nói rằng, họ không có thông tin về điều ấy. Thật sự là như vậy, đến ngày 30 tháng Tư, tức là sau khi ngọn đuốc đi qua, người ta mới thấy báo chí nói về sự kiện này.

Một số thông tin trên Internet thì nhận định, rằng buổi chiều ngày 29 tháng Tư, Sài Gòn, hay chính xác hơn, trung tâm thành phố Sài Gòn, không phải là của người Việt Nam. Sự thật là, người ta chỉ thấy hầu hết người Trung Quốc, cờ Trung Quốc, tiếng nói Trung Quốc trong vài tiếng đồng hồ ngọn đuốc đi qua thành phố.

Nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên lại là Hà Nội, nơi diễn ra một cuộc biểu tình vào buổi sáng 29 tháng Tư.

Cuộc biểu tình bị dập tắt nhanh chóng, khi nhiều nhà dân chủ bị bắt chỉ khoảng 15, 20 phút ngay sau thời điểm bắt đầu.

Biểu tình phản đối ai, chuyện gì?

Một ngày sau, gần như không thể gọi được điện thoại của những người tham gia biểu tình ngày hôm trước.


Người, cờ và bản đồ Trung Quốc tràn ngập đường phố Sài Gòn trong lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh hôm 29-4-2008. AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam.

Nhà thơ Trần Đức Thạch, một trong những người dẫn đầu một nhóm biểu tình, nói rằng cuộc biểu tình là để tẩy chay hành động chính trị hoá ngọn đuốc Olympics của chính quyền Bắc Kinh. Và cuộc biểu tình cũng để phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc, và cả Việt Nam cùng bưng bít chuyện các ngư dân Việt Nam gốc Thanh Hóa bị Trung Quốc bắn hồi năm 2005.

Ông Thạch kể lại là, đối với ông, mọi chuyện có vẻ thuận lợi, và mọi người chỉ chờ tín hiệu điều động, để có thể nói lên tiếng nói chung.

Ông Trần Đức Thạch kể rằng, ngay sau khi cuộc biểu tình bắt đầu, công an đã đổ xô ra khắp mọi nơi. Ông nói chính ông nhìn thấy công an quật ngã sinh viên Nguyễn Tiến Nam và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Nhóm biểu tình chạy đến nhưng bị đẩy lui. Những ai chưa bị bắt đã tan hàng rất nhanh.

Số phận những người bị công an bắt giữ?

Một người khác, là bà Cầu, người gốc Thanh Hoá, có mặt trong cuộc biểu tình và về lại Thanh Hoá vào buổi chiều cùng ngày. Bà cho biết nhóm người Thanh Hoá, đại diện cho những ngư dân bị Trung Quốc bắn chết hoặc bị thương hồi năm 2005, không dám về nhà ngay, mà phải lẩn tránh cho đến khuya.

Bà Cầu là thân mẫu của ngư dân Trương Đình Thái, bị Trung Quốc bắn hồi năm 2005. Anh Thái bị 2 phát đạn, được điều trị và sau đó được trả về Việt Nam. Mục đích tham gia cuộc biểu tình ngày 29 tháng Tư, theo lời bà Cầu, là để nêu lên trường hợp của con bà, cũng như của những nạn nhân khác.

Theo một số thông tin phát đi trên Internet, anh Trương Đình Thái, con trai bà Cầu, bị công an Thanh Hoá lập bẫy để bắt giam với tội danh hiếp dâm. Bà Cầu nói về trường hợp của con trai mình.

Về số phận của những người bị bắt trong buổi sáng ngày 29 tháng Tư, nhà thơ Trần Đức Thạch tin rằng họ sẽ chỉ được thả ra nhanh nhất là sau ngày 1 tháng Năm vì đây là những ngày nghỉ lễ lớn tại Việt Nam.

Ông Thạch cũng nhận định, đây là một trong những cuộc biểu tình hiếm hoi tại miền Bắc từ nhiều thập niên qua.

Cho đến sáng ngày 30 tháng Tư, hầu hết các số điện thoại của những người tham gia biểu tình hôm trước đều không có người trả lời.

Có lẽ, như lời phán đoán của nhà thơ Trần Đức Thạch, là phải đợi đến sau ngày 1 tháng Năm

Không có nhận xét nào: