Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2009

THỜI CỦA THÁNH THẦN - Tác giả: Hoàng Minh Tường - Chương 09

Vỹ trở về làng Động khi mọi biến cố đã qua đi như sau 1 cơn đại hồng thuỷ, 1 trận động đất, hoặc 1 cơn bão khủng khiếp cấp mười ba, đã hơn hai năm rồi mà làng Động vẫn xơ xác tiêu điều. Những luỹ tre bị chặt hạ, trống hoác như hàm răng sứt. Những cổng nhà rêu phong uy nghiêm ngày trước, đã bị phá bằng, thay vào đó là những bó rào tre rấp kín. Hàng trăm đống rơm rạ rải rác khắp các sân gạch, vườn hoang, xóm ngõ. Đây thực sự là 1 bát quái trận đồ, nơi lý tưởng cho bọn trẻ con chơi trốn tìm, cho các cặp mèo mả gà đồng gặp gỡ về đêm, cho người và chó cùng ỉa, chỗ nào cũng bốc lên mùi cứt đái thum thủm, khăm khẳm. Ngay trước cửa Nguyễn Kỳ Viên cũng chềnh hềnh 1 đống rạ chắn ngang. Muốn vào nhà thờ chi họ Nguyễn Kỳ, nơi mới được ngăn đôi bằng cót, mẹ con bà Phúc ở hai gian bên và gian thờ, nửa kia cho nhà lão Cỏn, 1 cố nông ngoài xóm Lẻ, phải đi quanh hàng rào ô rô, qua 1 ngõ hẹp, chui qua cái cổng tre tò vò. Khu nhà của Vỹ đã bị phân chia cho sáu gia đình, toàn loại đầu trộm đuôi cướp, thành tích bất hảo của làng Động ngày xưa. Cái hồ sen có lầu bát giác giờ thối um, thầy điệu về bắt nằm giữa sập, đánh 1 roi dâu lăn con trạch giữa đít. Đấy là chiếc roi dâu nhớ đời. Cũng là trận đòn duy nhất của thầy. Cũng trên cái sập gụ gia bảo ấy, những trưa hè, mấy cha con cùng nằm khểnh dưới chiếc quạt kéo bằng giấy bản phết nhựa sung có sợi dây thừng dòng xuống. Thầy vừa dùng ngón chân cái ngoằng dây kéo quạt, vừa mở quyền Truyện Kiều chữ Nôm in trên những tờ giấy bản mỏng tang thơm 1 mùi rất đặc trưng và quyến rũ.

"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua 1 cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…"

Ôi, những câu khai tâm đã được thầy đọc cho các con nghe bằng cái giọng lẩy Kiều độc đáo suốt đời không thể nào quên.

Có lẽ cái máu thi ca, sự mê đắm văn chương của Vỹ được bắt đầu và nuôi dưỡng từ những buổi trưa kỳ diệu ấy. Đọc hết 1 đoạn, 1 cảnh, thầy lại giảng giải cho mấy anh em, vận dụng thêm các kiến thức sách vở và đời sống, luận bàn sâu hơn, xa hơn về tam cương ngũ thường, về tứ đức tam tòng, về gia pháp và đạo làm người…

Sung sướng và ấn tượng hơn cả là những ngày lễ hội trên quê ngoại, kết hợp đến chơi nhà bác Hội Thiện. Cả nhà rồng rắn trên đê sông Điền, từ sáng đến thưởng buổi thì đến làng Nghi Sơn. Hội làng quê ngoại vào ngày mười bốn tháng hai, kéo suốt ba ngày. Những đám rước kiệu rực rỡ màu sắc, tràn ngập âm thanh, với cờ phướn, quan viên, phường bát âm, múa lân phượng, chú hề… kéo dài hàng cây số. Những hội cờ người, những đêm hát tuồng, chèo. Nhiều chiếu tổ tôm thâu đêm. Dường như Vỹ là đứa trẻ được thầy yêu chiều nhất, hơn cả thằng Vọng, thằng Quặc. Vỹ hay được thầy cho ngồi lọt vào lòng mỗi khi thầy cầm trống chầu trong buổi hát văn, hay trong hội cờ người. Đến đâu thầy cũng được mọi người yêu kính, trọng thị. Người ta mời mọc thầy đến chơi nhà và nhân thể xem mạch kê đơn cho trẻ con, người già. Những lần ấy thầy không bao giờ lấy tiền và thường mang theo thật nhiều thuốc tễ được bào chế từ mấy tuần trước để phát tặng…
Nước mắt cứ lặng lẽ chảy tràn kẽ tay. Sao Vỹ cứ không tin rằng thầy anh đã chết. Vỹ càng không tin rằng cái chết của thầy lại khác thường và đau đớn, khủng khiếp đến thế. 1 cái chết kéo theo những hệ luỵ cũng bất thường và khủng khiếp không kém: Cục bị bắt ngay sau đó, bị kết tội hãm hại cán bộ CM, có âm mưu chống phá công cuộc CCRĐ, bị kết án ba năm tù giam. Còn Hậu, nàng tiên bé nhỏ và xinh đẹp nhất vùng thì mãi mãi trở thành cô bé tật nguyền. Sau trận ốm thập tử nhất sinh vì chứng kiến cái chết thảm khốc của cha, cô bé hoàn toàn câm điếc, vĩnh viễn còi cọc suốt đời bị khuôn trong cái vỏ hình hài của 1 đứa bé dị dạng năm tuổi.

***

Những ngày bi kịch ấy, Nguyễn Kỳ Vỹ đang theo học tại trường Đại học văn hoá ở Tbilixi, thủ đô nước Cộng hoà Gruzia thuộc Liên Xô. Không hiểu sao người ta lại đưa anh tới cái thành phố miền núi buồn tẻ và hẻo lánh như 1 xó nhà quê chứ không phải là thủ đô Matscơva ngập tràn ánh sáng? Ở đó, Vỹ hệt như 1 con cóc ngồi dưới đáy giếng, suốt ngày nhìn lên và chỉ nhìn thấy 1 mảnh trời tròn như cái nong con, như 1 vành nón… Vỹ khao khát tin tức ở quê nhà. Vỹ đọc thuộc làu từng lá thư Khiêm, đọc ngốn ngấu bất cứ 1 mẩu báo, 1 cuốn sách nào từ trong nước gửi sang.

Cái hôm chia tay Khiêm ở ga Hàng Cỏ để qua nước bạn Trung Quốc, sang Liên Xô, lên tàu rồi mà suýt nữa thì Vỹ nhảy tàu, ở lại. Không muốn xa Khiêm chút nào. Ở nhà, làm việc gì đi bất cứ nơi đâu cũng được, miễn là được gần nàng.

Khiêm khóc, van vỉ anh: "Hãy nghe em. Tương lai chúng mình còn dài. Anh cứ yên tâm sang học bên đó. Dù bao lâu, hoàn cảnh nào, em cũng chờ…". Khiêm tỏ ra cứng rắn, động viên Vỹ. Mười lăm ngày dằng dặc qua đất nước Trung Hoa, rồi vùng rừng Taiga Viễn Đông Liên Xô, những cuốn nhật ký Khiêm viết cho Vỹ, trở thành Kinh Thánh, Vỹ đọc thuộc làu, giúp Vỹ thêm niềm hy vọng, niềm tin mãnh liệt ở tình yêu. Không có Khiêm, chắc chắn Vỹ sẽ không qua khỏi những ngày đằng đẵng buồn nản ở xứ người.

1 lần qua 1 người quen ở Đại sứ quán ta tại Matscơva, Khiêm gửi cho Vỹ cuốn tiểu thuyết "Cưới chạy" của Đà Giang vừa được xuất bản.

"Anh Đà Giang muốn em chuyển đến anh cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh ấy, có lời đề tặng cả hai đứa chúng mình. Tất cả nhuận bút anh ấy mua sách tặng hết bạn bè".

"Cưới chạy" đang gây xôn xao dư luận, là sách gối đầu giường của sinh viên và trí thức. Đà Giang đang nổi như cồn, chẳng khác gì hồi nhà thơ Nguyễn Kỳ Vỹ của em cho xuất bản tập thơ "Thời của Thánh Thần"…

"Cưới chạy" làm Vỹ như được thoả cơn khát. Vỹ đọc ngấu nghiến, vừa đọc vừa cảm phục và yêu mến văn tài của bạn mình. CCRĐ là như thế này ư? Cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn tàn khốc đến thế này ư? Tình yêu không có đất nảy nở. Cô gái con địa chủ phải tự tử. Chàng vệ quốc đánh mất lý tưởng, xoá nhoà ranh giới giai cấp, bị bắt giam…

Nhà văn Đà Giang phản ánh 1 hiện thực cay đắng hay cố tình bóp méo thực tế CM, công kích cuộc CCRĐ? Vỹ hoang mang, viết mấy lá thư liền cho Đà Giang, cho cả Trinh Khiêm, nhưng cũng chăng thấy hồi âm. Không lẽ đường thư đã bị kiểm duyệt?

Nửa năm sau, cũng qua con đường thư tay do 1 người quen sang công tác, Vỹ nhận được thư Đà Giang, kèm theo mấy bài phê bình cuốn tiểu thuyết "Cưới chạy" Lá thư của Đà Giang đặc kín tám trang giấy. Có đoạn nhoè mờ như nhuốm nước mắt.

"Vỹ ơi văn chương có tội tình gì? Cuốn sách của tao chỉ là 1 cái móng tay của con voi sự thật. 1 sự thật đau đớn và thảm khốc không kém gì cuộc thảm sát của Trần Thủ Độ đối với triều Lý, của Hồ Quý Ly đối với triều Trần, của Nguyễn Gia Long đối với triều Tây Sơn… Hàng vạn người yêu nước kháng chiến đã bị thảm sát. Tao trót bênh vực họ. Và tao đang bị đánh tơi bời. Đánh tứ phía, trên diễn đàn báo chí, trong các cuộc họp và hội thảo. Mà đánh tao là những ai, mày có biết không? Toàn bạn bè văn chương, hôm trước còn khen leo lẻo là tao dũng cảm, tao là lương tâm kẻ sỹ Bắc Hà… Toàn 1 lũ giả dối, thớ lợ, đi bằng đầu gối… Người ta ghép tao vào tội nói xấu chế độ, chống phá CM, liệt tao vào nhóm "Nhân văn Giai phẩm? "Cưới chạy" vừa in ra, chưa kịp phát hành, cơ quan đã buộc tao phải thôi việc. Tao không biết "chạy" đi đâu? Tồn tại như thế nào chứ đừng nói gì đến "cưới"? 1 loạt các cây bút mất lập trường như tao cũng lâm vào thảm cảnh. Thằng Du San vừa in truyện ngắn "Bại luân", liền bị điều đi nông trường Kim Bôi cải tạo lao động. Hàn Thâm Nho vì bài thơ "Bến đò ngang" phải chuyển công tác, ngồi chơi xơi nước viết kiểm điếm. Kẻ đánh bọn tao hăng hái nhất, mày có biết là ai không? Văn Quyền đấy. Thằng chó là lính xung kích số 1 trong chiến dịch thanh trừng vừa rồi, được xếp vào hàng các nhà phê bình Macxit tiêu biểu, được điều về Ban X, có quyền sinh sát với văn nghệ sĩ.

Mày quá hạnh phúc vì đã không phải chứng kiến tấn thảm kịch. Hầu hết những ai muốn làm văn chương chân chính lúc này đều có tâm trạng như Hămlet: "To be or not to be?"(1).
Tao có được đọc 1 vài bài viết của mày in ở bên đó. Nghe nói cơ quan bảo vệ pháp luật đã xếp các bài viết của mày vào sổ đen… hãy nghe lời tao Vỹ ơi: Quẳng bút đi. Hãy tìm 1 công việc gì liên quan đến khoa học kỹ thuật, đến cơ bắp, như rèn, hàn, gò, đúc… Và nên tìm cách ở lại bên ấy cho yên thân"…

Ngay sau lá thư của Đà Giang, là thư của Chiến Thắng Lợi. Cái chết của văn chương chưa kịp xanh cỏ, đã đến cái chết của người.

Lá thư của Chiến Thắng Lợi vẻn vẹn mấy dòng:

"Anh không muốn báo cho chú biết sớm. Chú nhận được tin này thì sắp đến giỗ đầu thầy rồi. Công việc sửa sai của chúng ta cũng đã thu được những thắng lợi rực rỡ rồi. Gia đình ta đã được sửa sai là địa chủ kháng chiến…

Thầy mất ngày… tháng… 1 cái chết bí hiểm mà sau đó Đội cải cách có báo cáo mật gửi Ban chỉ đạo Trung ương nhận định thầy là 1 phần tử có vấn đề và cái chết của thầy tất nhiên có bàn tay kẻ địch nhúng vào. Chúng muốn bịt đầu mối… Đợt ấy anh cũng đi chỉ đạo ở tỉnh khác, nên không về đưa tang thầy được. Thôi, âu là số thầy chỉ được đến thế. Anh lo cái chết mờ ám của thầy có khi lại ảnh hưởng đến tiền đồ sự nghiệp của anh và chú. Vì thế hãy cố gắng tu dưỡng lập trường tư tưởng giai cấp, học tập và phấn đấu để được tổ chức tin cậy…"

Vỹ đau đớn rã rời. Anh đóng chặt cửa phòng, khóc 1 ngày, sưng húp mắt. Rồi cả tuần sống trong vật vã mộng mị. 1 đêm, đầu nóng hầm hập, Vỹ bật đèn, viết ào ạt:

" Chữ Đồng Tử trầm mình lội ngược sông Hồng
Từ thuở Âu Cơ đến giờ vẫn khố
Sóng cuồn cuộn chay tận cùng xứ sở
Máu đỏ bầm chứ đâu phải phù sa?
Chàng Trương Chi cất tiếng hát tháng ba
Mắt đói vàng không nhìn ra bến bãi
Mị Nương tít lầu xanh không ngoái lại
Để tiếng hát hhân dân chìm nổi bọt bèo…

Bài thơ dài có thể gọi là khúc bi tráng ca này, Vỹ đặt tên là "Tiếng hát nhân dân", ngay hôm sau được gửi về HN, bổ sung vào tập thơ mới của anh đang xếp hàng ở Nhà xuất bản. Tên bài thơ lập tức được Nhà xuất bản Tân Đức chọn làm tên cho cả tập.

"Tiếng hát nhân dân" vừa in ra đã gây 1 cú sốc dữ dội. Trên các tờ báo lớn ở HN liên tiếp đăng bài tranh luận.

Riêng bài thơ dài "Tiếng hát nhân dân" còn được in lại trên 1 tập san có tên là "Giai phẩm bốn mùa" do 1 nhóm các văn nghệ sĩ cấp tiến sáng lập. Tập san này dành hắn mười 1 trang ca ngợi Nguyễn Kỳ Vỹ như người tiên phong của văn nghệ, phát ngôn viên của thời đại, người cách tân thi ca, ngọn gió mới trên thi đàn… với những dòng tít lớn: "Từ "Thời của Thánh Thần" đến "Tiếng hát nhân dân", "Nguyễn Kỳ Vỹ, thi sĩ đích thực của Nhân dân" v.v…

Nhưng rồi tai hoạ bỗng giáng xuống.

Trên mục "Sinh hoạt tư tưởng" của 1 tờ báo lớn bỗng xuất hiện 1 bài báo nhỏ không đầy ba trăm chữ, ký tên TV. "Tiếng hát Nhân dân hay tiếng nói thù địch với CM?", chỉ đích danh tập thơ của Nguyễn Kỳ Vỹ đang là chiếc loa công kích chế độ, mang màu sắc Nhân văn Giai phẩm, xoá nhoà cuộc đấu tranh giai cấp.

Lập tức hàng loạt bài phê bình đồng thanh hưởng ứng: "Biểu tượng hai mặt trong tập thơ "Tiếng hát nhân dân", 1 khuynh hướng văn nghệ chống Đáng, "Sự tha hoá của 1 ngòi bút", Nguyễn Kỳ Vỹ muốn gì?"…

Hàng loạt hội thảo diễn ra dồn dập. Người ta vạch ra tính hệ thống trong cuộc trượt dốc, sa ngã, thoái hoá về tư tưởng của Nguyễn Kỳ Vỹ từ những bài viết gửi về từ Liên Xô gần đây: Tiểu thuyết "Người thứ 41, 1 cái nhìn nhân bản về chiến tranh", "Khi đàn sếu bay qua, bước tiến mới của điện ảnh Xô viết", "Tự do và sáng tác".

Người ta mổ xẻ từng hình ảnh, từng câu chữ trong bài thơ dài "Tiếng hát nhân dân": hình ảnh Chữ Đồng Tử, Trương Chi nói gì? Đó là gì nếu không phải để phỉ báng nhân dân, công kích CM. Tại sao Chữ Đồng Tử đến giờ vẫn khố? Tại sao Trương Chi không cất tiếng hát tháng Tám, tháng Mười mà lại cất tiếng hát tháng Ba, tháng đói kém mất mùa? Tại sao tiếng hát Nhân dân, lực lượng quần chúng CM vĩ đại lại chìm nổi bọt bèo? 1 hệ thống ngôn ngữ mang biểu tượng hai mặt, xỏ lá và phản động. Bao nhiêu câu hỏi tại sao? Tại sao? Riêng bài viết: "Thực chất tác giả Tiếng hát Nhân dân là ai?" ký tên Văn Quyền, còn đi xa hơn. Không cần phân tích sự hay dở của văn chương, tác giả chỉ ngay ra sự vô ơn với CM, vạch ra bản chất giai cấp của Vỹ. Nhờ ai mà Nguyễn Kỳ Vỹ xuất bản được tập thơ đầu tay "Thời của Thánh Thần" và được lăng xê như 1 thi sĩ trẻ đầy tài năng của CM? Nhờ ai mà Vỹ được đi du học ở nước ngoài trong khi biết bao người khác vẫn đang thầm lặng hy sinh trên các mặt trận sản xuất và chiến đấu? Rằng, Vỹ vốn xuất thân từ 1 gia đình đại địa chủ cường hào, cụ nội từng làm quan lại phong kiến, ông nội là nhà nho yếm thế, trùm mũ che tai trước thời cuộc, bố từng làm lý trưởng, tham gia Quốc dân Đảng, em trai theo địch vào Nam… Rằng, bản thân Vỹ đã chính thức đính hôn với con gái nhà đại tư sản HN, bố và các anh đều làm tay sai cho Ngô Đình Diệm… Từ nhân thân ấy, đủ biết con người Nguyễn Kỳ Vỹ và văn chương của anh ta là hình và bóng, không thể nào khác Nguyễn Kỳ Vỹ trở thành điển hình của sự thoái hoá, biến chất, xa rời mục tiêu, lý tưởng trong giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là các văn nghệ sĩ có tham gia kháng chiến nhưng không chịu tu dưỡng rèn luyện, có tư tưởng tự do tư sản, muốn thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, muốn dành quyền lãnh đạo văn nghệ, đang tập trung bôi nhọ chế độ, công kích những sai lầm trong CCRĐ vừa qua…

Vỹ bị gọi về nước, kết thúc thời kỳ du học.

***

Sau gần hai năm học tập ở Liên Xô, ngày Vỹ về nước không khác gì 1 kẻ bại trận. Không kèn không trống. Chuyến bay của hãng hàng không Aeroflot chậm mười sáu giờ, đáp xuống sân bay Gia Lâm lúc mười 1 giờ đêm.

Người duy nhất mà Vỹ ngóng chờ là Khiêm.

Nhưng nàng bặt vô âm tín.

Chắc máy bay sai giờ, nàng không đợi được? Hay nàng bị ốm? Nàng bị tai nạn? Vỹ hoang mang cùng cực, mệt mỏi rã rời.

Rất may, cuối cùng, 1 người bạn văn chương của Vỹ cũng xuất hiện. Nhà văn Đà Giang, tác giả tiểu thuyết "Cưới chạy" rúm ró trong bộ quân phục cũ nhàu nát, khật khưỡng cầm chiếc điếu cày từ 1 quán rượu ngoài cổng sân bay ngơ ngác tìm kiếm ai đó. Khi nhận ra Vỹ, anh ào đến ôm bạn.
- Tao tưởng mày đã nghĩ lại, không về nước.

- Khiêm đâu? Khiêm báo cho mày biết tao về phải không? Sao mày lại đi 1 mình?
- Khiêm bảo tao ra đón. Nàng không thể ra được. Mày phải hết sức thông cảm.
Vỹ cười miệng méo xệch.
- Mày nói như trợ lý Bộ Ngoại giao đi đón khách quốc tế. Vì sao Khiêm không đi? Khiêm làm sao? Đã bỏ đi theo thằng cha nào rồi phải không?
- Đừng nghĩ bậy - Đà Giang giơ chiếc điếu cày lên - Nàng mua 1 bó hoa bắt tao mang ra từ sáng. Nhưng chiếc máy bay chết tiệt chậm đến gần 1 ngày. Tao vứt đi rồi.
- Vứt ai? Mày vứt cái gì? - Thằng này tâm thần nặng. Nghe cho rõ: Tao vứt bó hoa đi rồi.
Có ánh đèn flash chợt loé lên ở đâu đó. Hình như có ai lén chụp ảnh. Mãi tới sau này trước khi lên K27, Vỹ mới được nhìn thấy tấm hình ấy. Còn bây giờ thì cả hai đều không thể biết ai đã lén chụp cuộc gặp gỡ của họ. Vỹ chỉ biết nhờ ánh đèn nghìn oát ấy, anh đã nhìn thấy gương mặt gầy thảm hại của bạn. 1 gương mặt thiếu ăn đói ngủ, vêu vao, chỉ có hai hốc mắt là sáng quắc lên 1 cách kỳ lạ.
- Tối qua Khiêm hớt hải đến tìm tao và bảo rằng nàng không thể ra sân bay được. Nàng nhờ tao, bằng mọi giá phải đi đón mày. Nàng khóc và bảo: "Nói với anh Vỹ, em ngàn lần xin tha lỗi. Và Vỹ hãy quên em đi. Sự có mặt của em lúc này sẽ càng làm cho đời Vỹ bi kịch". Tao đã mong manh hiểu ra rồi. Có 1 thế lực nào đó đang đe doạ nàng, ngăn cản không cho nàng đến với mày.
Trong thời gian chờ để lấy đồ đạc, Đà Giang đã thông báo vắn tắt với Vỹ những thông tin mới nhất:
- Mày còn nhớ thằng Văn Quyền không? Tao nghi cái thằng Giave ấy đã đến gặp Khiêm để nói về việc mày phải về nước. Thằng Du San nói với tao hôm kia đã thấy nó cùng Khiêm vào hiệu sách Mai Lĩnh…

Suốt cả 1 tuần Vỹ như kẻ mộng du. Khiêm đã lẩn trốn anh, lẩn trốn cả Đà Giang, Du San, Hàn Thâm Nho, Trần Biện, những người bạn văn chương của Vỹ. Nhưng rồi cuối cùng, Vỹ đã được gặp nàng. Khiêm chủ động nhờ Đà Giang hẹn gặp Vỹ ở đầu đường Cổ Ngư.

Vỹ không thể nhận ra Khiêm. Nàng tiên kiều diễm của anh, giờ là 1 thiếu nữ bé nhỏ, gầy mảnh và xanh xao. Vỹ đứng sững lại giây lâu, nước mắt chực trào. Thương đến thắt lòng. Anh ào đến ôm nàng, nhưng nàng giật mình lùi lại.

- Đừng anh… Hãy quên em đi… Em đến gặp anh lần cuối.
Nàng khóc và như không đứng vững. Vỹ bối rối không biết nên làm gì. Mãi sau họ mới tìm được 1 gốc phượng già. Vỹ dìu nàng tựa vào gốc cây.
- Đừng nói gì vội. Hãy để cho anh ngắm em…
- Chúng mình chỉ nên gặp nhau 1 lát thôi… Người ta đang theo dõi… Em không muốn để anh phải liên luỵ. Nghĩ đến những ngày sắp tới của anh, em lo quá…
Vỹ cười khẩy Tự nhiên anh muốn ôm choàng lấy Khiêm rồi hai đứa cùng nhảy xuống hồ. Đã có bao cặp tình nhân HN cùng ôm nhau nhảy xuống Hồ Tây để cùng chôn vùi những cuộc tình ngang trái. Nếu không có Khiêm, hẳn Vỹ đã trở thành kẻ lưu vong ở xứ sở băng tuyết rồi.
- Hãy nói cho anh nghe đi. Vì sao em muốn lẩn trốn anh?
- Anh đã đọc cuốn "Cưới chạy" của anh Đà Giang chưa? - Khiêm không trả lời mà hỏi lại.
- Những tấn bi kịch của thời mông muội giờ muốn lặp lại?
- Thế đấy! Tương lai và địa vị của anh còn ở phía trước. Em chỉ là 1 đứa con gái nhà tư sản. Bố em có tội với CM… Tiền đồ của em và cậu Đào Phan Khánh đen tối lắm. Hiệu may Phúc Hoà nhà em đã đóng. cửa rồi. Muốn bán nhưng chính quyền họ không cho. Trường học của bác và mẹ thì Sở Giáo dục đã quản lý. Mẹ con em đành phải nhận len về đan thuê. Khu phố không cho chúng em đi sinh hoạt thanh niên. Không trường nào nhận em vào học. Xin đi rửa bát cho cửa hàng ăn mậu dịch cũng không được… Anh hãy quên em đi - Khiêm nói dồn dập, nói thổn thức như muốn tuôn hết những ẩn ức trong lòng.
- Khiêm ơi, sao lại thế? Anh có thay đổi gì đâu? Anh yêu em hơn cả lần đầu. Anh không cần em phải đi học đại học. Anh không quan tâm đến lý lịch, đến thành phần giai cấp. Những ngày qua ở xứ người, lúc nào anh cũng nhớ đến em. Đợi sau cải táng thầy anh, anh sẽ cưới em…
- Đừng nói đến chuyện ấy. Anh hãy tìm 1 người con gái khác. Thiếu gì người xứng với anh… Mợ em đã kiên quyết không cho em quan hệ với anh nữa rồi. Mợ em bảo, nhà em thành phần xấu xa thế, sớm muộn rồi anh cũng bỏ…
Vỹ thoáng nghĩ đến chuyện Du San từng gặp Khiêm vào hiệu sách với Văn Quyền. Cổ anh đắng nghét.
- Cứ nói thẳng với nhau đi. Em đã có ai rồi?
- Có rồi đấy. Hội phụ nữ thành phố vận động 1 phong trào lấy thương binh. Mợ đã đăng ký cho em 1 anh. Mợ bảo em phải hy sinh để cứu gia đình, để mở đường cho tương lai cậu Khánh. Anh thương binh này bị mất 1 cánh tay ở đồi Him Lam. Tính rất hiền. Anh ấy bảo có chú ruột làm ở tổ chức, sẽ xin cho em vào học trường sư phạm cấp 1, em Khánh sẽ vào làm ở nhà máy bia…
- Thật thế ư? - Sao em nỡ nói dối anh được. Em đến đây để xin anh tha lỗi.
- Thế thì… chẳng còn điều gì phải nói.

Lòng Vỹ nguội lạnh và trống trơn như cánh đồng vừa qua 1 trận bão. Hai người ngồi như chết dưới ánh trăng bàng bạc mờ nhoà giữa trời và nước.
Rồi Khiêm ra về từ lúc nào. Có 1 gói gì đó trong mảnh khăn dù để bên bờ cỏ, Vỹ cũng không cần biết nữa.

Vỹ ngồi lại 1 mình. Cuộc gặp sau hai năm nhớ nhung yêu đương cuồng dại, có khác nào 1 đám tang. Anh tự thấy mình hèn, mình đáng khinh vô cùng, vì không đủ dũng cảm để nhảy xuống hồ.

***

Người đầu tiên cho Vỹ biết cái tội tày đình của anh, nguyên do buộc anh phải về nước, lại là người chẳng hiểu gì về văn chương, nghệ thuật: Chị Là. Người đàn bà Tày ruột để ngoài da, giờ đã là đồng chủ nhân 1 căn biệt thự tại 1 con phố rợp bóng cây cổ thụ. Hoá ra chỉ mới gần ba năm thôi mà Chiến Thắng Lợi đã thăng tiến đến chóng mặt. Anh là nhân vật cao cấp của CCRĐ, cấp Đoàn uỷ, phụ trách cả 1 cụm liên tỉnh của châu thổ sông Hồng. Sau sửa sai, Lợi được điều về Ban X, được phân nửa căn biệt thự, tiêu chuẩn tương đương Bộ, Thứ trưởng.

Câu chuyện của hai chị em, chỉ qua vài lời thăm hỏi xã giao, đã bập ngay vào chủ đề chính.

- Chú đã biết tội của mình chưa? Anh nói, tội của chú khó gỡ lắm…
- Tội gì? Anh bảo tôi mắc tội gì?
- Chú làm thì chú khắc biết… Tôi mà là chú thì cứ tránh xa văn chương thơ phú. Cứ như tôi đây này, đang học dở lớp sáu bổ túc, anh chú xin cho về cửa hàng, 1 mình tôi cũng nuôi nổi cả nhà.
- Chị làm cửa hàng gì mà nuôi được cả nhà?
- Tôi biết ngay mà, chú cứ khinh thường tôi. Tôi làm ở Tôn Đản, cửa hàng chuyên bán hàng tiêu chuẩn cho cán bộ bìa A, B thuộc diện Trung ương quản lý. Tôi chỉ là nhân viên bán thịt lợn, đậu phụ, mà mỗi ngày cũng dôi ra được vài lạng thịt, dăm bìa đậu phụ, vài ngày được 1 cỗ lòng… Chẳng cần tham ô gian lận gì đâu. Công việc nó thế. Lộc đến thì mình hưởng. Không ăn hết thì bán đi, mua, hoặc đổi thứ khác để bồi dưỡng cho anh và các cháu chú… Buồn cười lắm nhé. Có ông cán bộ tập kết mê tôi chú ạ. Chức gì cũng to lắm, bìa B hẳn hoi, tháng nào cũng tặng tôi 1 ô phiếu năm lạng thịt. Ông ấy bảo ở độc thân, 1 mình mỗi tháng hai cân thịt, ăn không hết. Sức vóc như ông ấy, làm gì mà chẳng hết, chú nhỉ. Ông ấy mê tôi nên tìm cớ để tỏ tình, tôi biết tỏng. Từ chối không được, tôi bán giúp rồi mua 1 cái gì đó giá tương đương, trả lại người ta. Thế mà ông ấy tưởng tôi yêu, làm hẳn 1 bài thơ tặng tôi chú ạ. Tôi thuộc lòng. Để tôi lấy chú xem nhé.

Chị Là tìm trong cuốn sổ bán thịt, lấy cho Vỹ 1 tờ pơluya mỏng, chữ mực tím rất nắn nót:

"Mỗi lần anh đến cửa hàng
Thịt cá không màng, chỉ ngắm nhìn em.
Đánh đường nhờ phiếu với tem
Để tình anh gửi tới em mỗi ngày…

- Có khi hay hơn thơ của chú đấy - Chị Là đi lấy phích nước, rồi quay lại nói với Vỹ - Này, nhưng đừng cho anh chú biết đấy nhé. Anh ghen thì khủng khiếp lắm. Sẵn sàng đẩy tôi đi khỏi cửa hàng…
- Thơ thế này thì ai chẳng ghen…
- Nói vui thế thôi. Bì sao được với thơ chú viết tặng cô Khiêm? Hôm nào nhận được thơ chú, Khiêm cũng mang khoe với tôi. Chú không tưởng tượng được Khiêm hạnh phúc đến thế nào đâu. Tôi ghen với cô ấy nhiều đêm đến không ngủ. Phải yêu nhau say đắm đến thế nào người ta mới làm được thơ hay như thế, mới sung sướng đón nhận thơ đến rồ dại như thế…
- Nhưng Khiêm đã khước từ tình yêu của tôi rồi… - Giọng Vỹ bỗng buồn rũ.
- Làm gì có chuyện ấy? Tôi không tin. Không bao giờ tin cô Khiêm thay lòng đổi dạ.
- Tôi nói dối chị làm gì?
- Hay là… - Chị Là vò hai bàn tay mũm mĩm, ra chiều nghĩ ngợi - Nếu thế thì phải có 1 tác động cực mạnh. Chỉ có tiền, hoặc tình. Hay là vừa có tay nào chen vào?
Vỹ bỗng thấy buốt nhói trong tim khi gương mặt kiều diễm của Khiêm như hiển hiện trước mặt. Nàng đã có người khác. Nàng đã quyết dứt tình. Tất cả những bài thơ Vỹ viết, những quà tặng Vỹ gửi, đều bị chối bỏ. Tình yêu của Vỹ đã bị nàng gói ghém trong mảnh khăn dù chiến lợi phẩm ở mặt trận Điện Biên Phủ anh tặng, vứt lại bên hồ? Cảm giác tự sỉ ấy, giờ lại thấy ram ráp ở mặt khi Vỹ chạm vào ánh mắt đầy thương hại của chị Là.
- Anh cũng bảo nếu chú lấy cô Khiêm thì sự nghiệp sẽ tan tành. Bây giờ chú lại dính vào chuyện thơ phú…
- Thơ phú thì sao? - Tự nhiên Vỹ muốn nổi cáu.
- Nghe cấp trên nói với anh thì thơ chú là loại chống phá chế độ, đả kích CM, nối giáo cho giặc. Suốt ngày thấy anh nói trong điện thoại về 1 bọn nhân văn giai gái gì đó. Anh bảo chú không phải trong nhóm đó, nhưng người ta cứ khẳng định chú điều khiển từ nước ngoài. Anh em trong nhà, tôi không muốn giấu chú. Để tôi lấy chú xem.

Chị Là vào trong buồng, mở tủ mang ra 1 chiếc cặp ba dây dày cộp có êtikét dòng chữ "Hồ sơ NVGP", góc trên phía bên phải là hai chữ "tuyệt mật".

Hết giờ làm việc cơ quan, đêm nào anh chú cũng hí húi với cặp tài liệu này đến quên cả vợ con. Những bài chú gửi về in trên các báo, cả những bài chú viết in trên báo chí Liên Xô, anh chú đều cắt ra để hết vào trong này.

Theo tay chị Là giở, Vỹ đọc thấy tít hàng loạt bài báo và bài thơ anh viết mấy năm gần đây: Người thứ bốn mốt, Khi đàn sếu bay qua; Quan hệ giữa chính trị và văn nghệ; Tự do và sáng tác; Người nghệ sĩ cần 1 chân trời sáng tạo; Tiếng hát nhân dân… Tất cả các bài đều được gạch chân, khoanh dấu hỏi, đánh dấu bằng bút đỏ chi chít.

Vỹ bỗng rùng mình như có 1 làn khí lạnh sượt qua gáy. Chiếc cặp ba dây có khác nào cánh cổng vào 1 nhà tù.

- Tôi phải đến gặp anh ngay bây giờ - Vỹ đột ngột đứng dậy, vớ lấy chiếc xe đạp lao ra cổng khiến Là không kịp giữ lại.
Vỹ lao như 1 cua rơ siêu hạng trên đường phố đông nghịt người ngày chủ nhật. Mười phút sau anh đã có mặt trước cổng cơ quan Chiến Thắng Lợi.
Ban X nằm ở 1 khu phố yên tĩnh, không có biển đề, nhưng có trạm gác và đội bảo vệ. Anh chiến sĩ trực ban trẻ măng, nhưng có gương mặt lạnh lùng với đôi mắt gườm gườm rất khó gần.
- Đồng chí có việc gì? Ngày chủ nhật cơ quan không làm việc.
- Dạ, tôi là em ruột đồng chí Chiến Thắng Lợi. Gia đình nói anh Lợi tôi hôm nay làm việc tại cơ quan - Vỹ đưa giấy tờ cho người cảnh vệ - Tôi mới công tác ở nước ngoài về, có việc cần gặp anh tôi. Mong đồng chí giúp.
- Đồng chí họ Nguyễn, sao lại là em ruột của thủ trưởng Lợi? - Chiến sĩ cảnh vệ chĩa 1 tia nhìn săm soi đầy cảnh giác vào Vỹ

Vỹ rất muốn đấm vào cái bộ mặt non choẹt nhưng đã sớm cụ non và khinh người như mẻ kia, như anh đã từng đấm 1 thằng ôn con Ivan tại Tbilisi khi nó dám hỗn xược bảo anh là mọi đầu đen. Nhưng rồi anh chép miệng. Giời đất này, đâu cũng thế cả. Và đành kiên nhẫn trình bày, nài nỉ 1 hồi lâu.

Người cảnh vệ quay máy điện thoại nội bộ. Lúc sau bảo Vỹ:- Đồng chí làm phiền thủ trưởng tôi quá. Thủ trưởng trốn nhà đến đây làm việc ngày chủ nhật. May mà hôm nay thủ trưởng dễ tính… Để lại giấy tờ ở đây rồi vào căn phòng khách ngôi nhà ba tầng kia. Thủ trưởng Lợi không có thời gian nhiều đâu.

Vỹ đã toan bỏ đi. Nhưng đắn đo mãi, anh đành nặng nề bước qua khoảng sân rộng.

Giây phút anh em gặp nhau sau mấy năm xa cách nào ngờ trở thành 1 nhát cứa mà suốt những năm sau cũng không thể chữa lành.

- Sao chú lại tự tiện đến đây tìm tôi? Chú có biết rằng đây là nơi nào không? Chú phải giữ cho tôi chứ? Mỗi bước đi của chú từ khi về nước đều có tai mắt cả đấy. Chú đang huỷ hoại cả sự nghiệp của chú, giờ lại muốn gieo hoạ cho tôi nữa…

Bộ mặt đẫy ra của Lợi đỏ tím lịm, hai bên thái dương giần giật Anh nhìn đứa em trai như 1 kẻ tội đồ. Cái nhìn chứa chất cả sự tức giận, cả nỗi hoảng sợ mơ hồ, tựa như người đang tiếp xúc với 1 tên tù trốn trại đang bị lệnh truy nã.

Ban đầu thì Vỹ rã rời, kinh ngạc. Làm sao mà ông anh trai quý mến lại nổi xung thiên lên thế? Có chuyện gì nguy hiểm đâu mà mất cả tình ruột thịt như thế. Nhưng rồi đột ngột máu dồn cả lên đầu lên mắt, Vỹ nhỏm khỏi ghế, nhìn Lợi như tóe lửa.

- Em sẽ đi khỏi đây ngay để anh khỏi liên lụy. Nhưng hãy trả lời em, em mắc tội gì mà anh lập hồ sơ theo dõi?
Lợi quay ra đóng sầm tấm cửa kính để âm thanh khỏi lọt ra ngoài. Giọng anh rít lên:
- Tội gì ư? Đến bây giờ mà chú vẫn lú lẫn không chịu hiểu ư? Tội lập bè phái chống phá CM. Bôi xấu, xuyên tạc chế độ. Gieo rắc tư tưởng Trôtskít, xét lại. Bọn Nhân văn Giai phẩm đang suy tôn chú là tiểu tướng, người lĩnh xướng cho tự do sáng tác. Đài SG đang ra rả tâng bốc Nguyễn Kỳ Vỹ là người anh hùng, là thi sĩ chống cộng. Nhục nhã chưa?
- Đấy là anh quy kết. Em nghĩ mình chẳng có tội gì…
- Chẳng có tội gì à? Tội ăn cháo đái bát. Tội lừa thầy phản bạn. Ai đã đưa 1 cậu học trò vừa hết Thành chung, mới vừa thôi mặc quần thủng đít, thành 1 thi sĩ trẻ của kháng chiến? Ai đã cặm cụi cắt dán từng bài thơ thành tập thơ "Thời của Thánh Thần", ai đã lên xin ý kiến cấp trên, xin được lăng xê tập thơ như 1 hiện tượng của thơ ca CM? Ai đã gợi ý cho mười hai nhạc sĩ nhất tề phổ nhạc những bài thơ của 1 cây bút vừa mới xuất hiện, để được hàng triệu công nông binh đón đợi? Chưa hết. Chính đồng chí Tư Vuông đã gợi ý tổ chức đưa chú sang Liên Xô học. Bát cơm phiếu mẫu nhớ ơn ngàn vàng. Đến loài cẩu trệ nó còn biết ơn chủ. Vậy mà đùng 1 cái quay ngoắt 1 trăm tám mươi độ, viết bài thơ "Tiếng hát nhân dân" để chửi chế độ… Đồ mất dạy. Đồ khốn nạn…
- Anh quá nóng giận - Vỹ cười giễu - Suy diễn và chụp mũ tư tưởng là bản chất tư sản và tiểu nông, Lênin đã từng viết thế trong "Bút ký triết học". Người lãnh đạo văn nghệ phải có tầm nhìn vượt trên mọi thiên kiến chính trị. Cuộc CM này không chỉ của riêng ai. Không ai được phép độc quyền tình yêu Tổ Quốc. Những bài em viết, và cả tập thơ em mới in, chỉ chứng minh 1 tình yêu Đất Việt. Chỉ tại các anh cao ngạo quá đấy thôi. Người CM không tỉnh táo và khiêm tốn rất dễ trở thành những kẻ độc tài. Các anh tự cho mình cái quyền cầm cân nảy mực, quyền cưỡi trên đầu người khác. Các anh nhầm lẫn và đang muốn đồng nhất giữa chính trị và văn nghệ.
- Câm ngay - Chiếc cốc trên bàn nảy lên suýt rơi xuống đất sau cú đập trời giáng của Lợi - Tao có thể gọi cảnh vệ bắt mày ngay bây giờ. Hãy xoá ngay cái mớ lý thuyết sặc mùi tư sản, cái tư tưởng phản CM ấy trong đầu mày! - Lợi nghiến hàm răng, cố ghìm. Đôi mắt anh đỏ đọc, ngấn ướt như có máu rỉ - Mày có biết anh mày đau đớn suốt mấy tháng nay khi có thằng em đâm đầu xuống bùn như mày không? Mày có biết tác giả TV của bài báo "Tiếng hát nhân dân hay tiếng nói thù địch với CM?" là ai không? Anh Tư Vuông đấy. Đích thân nhà thơ Ngô Sỹ Liên viết bài không phải chuyện đùa. Anh Tư gọi tao lên, lệnh phải viết 1 bài trên mục "Sinh hoạt tư tưởng" để anh ký tên. Vì tình anh em, tao đã cố tình viết nhẹ đi rất nhiều. Tao viết "Tiếng hát nhân dân, 1 khúc hát sai nhịp", nhưng anh Tư không đồng ý, bắt sửa thành "tiếng nói thù địch với CM". Rồi anh tự viết lại. Khi Anh Tư đã đích thân ra roi thì mày biết rồi đấy. Hàng loạt bài viết hưởng ứng. Có những tên tuổi mà chính tao cũng không ngờ. Họ không ganh ghét gì mày đâu, nhưng họ sợ và muốn lấy lòng Anh Tư, muốn được cấp trên tin dùng và cất nhắc. Riêng Anh Tư thì tao hiểu. Anh đang rất kỳ vọng ở mày. Bởi chính anh đã trót nâng mày lên mây xanh với bài thơ "Sống", với tập thơ đầu tay "Thời của Thánh Thần" của mày. Khi bị phản bội thì người ta đau đớn đến mức nào. Anh Tư nói với tao: "Hoặc thằng em trai cậu phải cải tà quy chính, đáo công chuộc tội, hoặc phải loại bỏ khỏi hàng ngũ. Gương ức Trai Nguyễn Trãi tày liếp đó. Mày làm sao sánh với cái móng tay của Ức Trai? Tao chỉ lo rằng thằng anh mày vì mày mà bị liên luỵ đấy Vỹ ơi!

Giọng Lợi méo đi, ngạt đi, trong nỗi tức giận tột cùng.

- Tôi đề nghị 1 cuộc tranh luận dân chủ - Vỹ bỗng thay đổi cách xưng hô - Hãy học tập tấm gương của Hồ Chủ tịch, dám tự phê bình trước toàn Đảng, toàn dân, dám khóc về những sai lầm trong CCRĐ. Hãy tranh luận công khai trên báo chí. Chúng ta đang rất cần 1 môi trường tự do dân chủ. Hãy tổ chức những diễn đàn để toàn dân cùng biết và tham gia. Hãy mổ xẻ và công khai những âm mưu loại bỏ những người kháng chiến không cùng phe cánh, làm tan hoang cả 1 nông thôn với những giá trị văn hoá truyền thống ngàn đời mà cuộc CCRĐ chính là sự phản dân tộc tiêu biểu nhất, dã man nhất. Về quê, tôi mới hiểu sức tàn phá khủng khiếp của cuộc cải cách mà các anh đã tiến hành. Con nhổ vào mặt cha. Vợ phản bội lại chồng. Anh em thù ghét lẫn nhau… 1 cảnh nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn. Cái chết đau đớn của thầy là do ai? Vì sao cái Hậu nhà mình vĩnh viễn câm điếc và còi cọc như 1 cụ già? Vì sao các anh đang tâm xử bắn ông Hội Thiện, 1 đảng viên cộng sán, 1 Phó Bí thư huyện uỷ? Cuộc CM này nếu không có những địa chủ như thầy, như ông Hội Thiện, như bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên thì làm sao có thể thành công? Cuộc lên đường của toàn dân tộc trong chín năm kháng chiến thần thánh đang là cơ hội chấn hưng nước Việt đã bị chặn đứng vì những mưu toan quyền lực. Anh vừa nói đến Ức Trai, nhưng anh làm sao hiểu được con người vĩ đại ấy. Vụ án Lệ Chi viên là vết đen lớn nhất của lịch sử. Là khúc đại bi thương của nước Việt. Hết cuộc săn thì chim ưng và chó nhà đều bị làm thịt. Cuộc giành giật công lao và quyền lực đã giết chết biết bao người con ưu tú đã từng chung 1 chiến hào. Tôi xấu hổ, tôi đau đớn vì anh đã góp bàn tay vào cái chết của thầy. Bát cơm phiếu mẫu đấy. Các anh mới là kẻ đái bát. Các anh là những tên đao phủ…

- Cút ngay! Xéo ngay! Mày là giặc thật rồi… - Lợi gầm lên, vớ lấy chiếc bút phi về phía Vỹ. Âm thanh đạt tới 1 trăm đềxiben, làm những cửa kính rung bần bật.

Chú thích:
(1) Tồn tại hay không tồn tại?

Không có nhận xét nào: